Bản đồ Bình Dương – Những thông tin cần biết liên quan đến bản đồ Bình Dương

Bình Dương là tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ. Tỉnh lỵ của Bình Dương hiện nay là thành phố Thủ Dầu Một, cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh 30 km. Dự kiến đến năm 2020, Bình Dương là đô thị loại I, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm 6 quận nội thành, 4 huyện ngoại thành với 112 xã, phường, thị trấn (60 phường, 39 xã, 13 thị trấn).

Bình Dương là vùng đất chiến trường năm xưa với những địa danh đã đi vào lịch sử như Phú Lợi, Bàu Bàng, Bến Súc, Lai Khê, Nhà Đỏ và đặc biệt là chiến khu Đ với trung tâm là huyện Tân Uyên, vùng Tam giác sắt trong đó có ba làng An. Ngoài ra còn có khu du lịch Đại Nam là khu du lịch lớn nhất Đông Nam Á,…Và để hiểu thêm về vùng đất nơi đây xin mời các bạn đến với bài viết giới thiệu về bản đồ Bình Dương, cùng theo dõi nhé!

Vị tri địa lý Bình Dương

ban do binh duong
Bản đồ Vị tri địa lý Bình Dương

​TTĐT – Bình Dương nằm trong khu vực miền Đông Nam bộ, diện tích tự nhiên 2.694,64 km2, chiếm khoảng 0,83% diện tích cả nước, có tọa độ địa lý từ 10o 52′ 00” đến 11o 30′ 00” vĩ độ Bắc và từ 106o 20′ 00″ đến 10657′ 00″ kinh độ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước, phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai, phía Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh và phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh

Địa hình Bình Dương

ban do binh duong 1
Địa hình Bình Dương

Tỉnh Bình Dương nằm ở vị trí rìa tiếp xúc giữa đới nâng bóc mòn Đà Lạt và đới sụt lún tích tụ đồng bằng sông Cửu Long với hai hệ đứt gãy chính phân cắt, vì vậy địa hình mang tính phân bậc theo hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam (Địa chí Bình Dương, Tập 1, NXB Chính trị Quốc gia, 2010)

Nhìn chung, địa hình tỉnh Bình Dương đặc trưng cho vùng trung du tiếp giáp giữa vùng núi cao Nam Trường Sơn và đồng bằng thấp Nam bộ. Bề mặt địa hình có độ cao trung bình từ 60m đến 40m so với mực nước biển ở phía Bắc và hạ thấp xuống 30m đến 10m so với mực nước biển ở phía Nam. Dựa vào độ cao và đặc điểm hình thái, có thể chia diện tích tỉnh Bình Dương ra 4 kiểu địa hình chính: Vùng đồi núi thấp ở huyện Phú Giáo, huyện Bắc Tân Uyên và thị xã Tân Uyên chiếm khoảng 40% diện tích toàn tỉnh, vùng địa hình bằng phẳng có ở tất cả huyện, thị xã, thành phố chiếm khoảng 55% diện tích toàn tỉnh, vùng địa hình thung lũng bãi bồi chiếm khoảng 5% diện tích toàn tỉnh và vùng địa hình núi sót ở phía Nam thị xã Dĩ An và huyện Dầu Tiếng chiếm diện tích không đáng kể.

Tự nhiên đã tạo cho vùng đất này có nhiều dạng địa mạo khác nhau: có vùng bị bào mòn, có vùng tích tụ (do có sự lắng đọng của các vật liệu xâm thực theo dòng chảy), có vùng vừa bị bào mòn, vừa tích tụ và lắng đọng. Hiện nay, trên toàn diện tích đang tiếp tục xảy ra các hoạt động chủ yếu là rửa trôi, bào mòn. Do diện tích rừng bị thu hẹp, thảm thực vật bị tàn phá nặng nề, nên các tác động xâm thực ven sông suối, các rãnh xói trên bề mặt địa hình đang có xu hướng gia tăng, đặc biệt trên các vùng có hoạt động kinh tế của con người.

Khí Hậu Bình Dương

ban do binh duong 3
Khí Hậu Bình Dương

Khí hậu ở Bình Dương cũng như chế độ khí hậu của khu vực miền Đông Nam bộ: nắng nóng và mưa nhiều, độ ẩm khá cao. Đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa ổn định, trong năm phân chia thành hai mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 kéo dài đến cuối tháng 10 dương lịch.

Vào những tháng đầu mùa mưa, thường xuất hiện những cơn mưa rào lớn, rồi sau đó dứt hẳn. Những tháng 7,8,9, thường là những tháng mưa dầm. Có những trận mưa dầm kéo dài 1-2 ngày đêm liên tục. Đặc biệt ở Bình Dương hầu như không có bão, mà chỉ bị ảnh hương những cơn bão gần.

Nhiệt độ trung bình hàng năm ở Bình Dương từ 26oC-27oC. Nhiệt độ cao nhất có lúc lên tới 39,3oC và thấp nhất từ 16oC-17oC (ban đêm) và 18oC vào sáng sớm. Vào mùa nắng, độ ẩm trung bình hàng năm từ 76%-80%, cao nhất là 86% (vào tháng 9) và thấp nhất là 66% (vào tháng 2). Lượng nước mưa trung bình hàng năm từ 1.800-2.000mm.

Thủy văn Bình Dương

Chế độ thủy văn của các con sông chảy qua tỉnh và trong tỉnh Bình Dương thay đổi theo mùa: mùa mưa nước lớn từ tháng 5 đến tháng 11 (dương lịch) và mùa khô (mùa kiệt) từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau, tương ứng với 2 mùa mưa, nắng. Bình Dương có 3 con sông lớn, nhiều rạch ở các địa bàn ven sông và nhiều suối nhỏ khác.

Sông Đồng Nai là con sông lớn nhất ở miền Đông Nam bộ, bắt nguồn từ cao nguyên Lâm Viên (Lâm Đồng) dài 635 km, chảy qua địa phận Bình Dương ở huyện Bắc Tân Uyên và thị xã Tân Uyên. Sông Đồng Nai có giá trị lớn về cung cấp nước tưới cho nền nông nghiệp, giao thông vận tải đường thủy và cung cấp thủy sản cho nhân dân.

Sông Sài Gòn dài 256 km, bắt nguồn từ vùng đồi cao huyện Lộc Ninh (tỉnh Bình Phước). Sông Sài Gòn có nhiều chi lưu, phụ lưu, rạch, ngòi và suối. Sông Sài Gòn chảy qua Bình Dương, từ huyện Dầu Tiếng đến thị xã Thuận An, dài 143 km, độ dốc nhỏ nên thuận lợi về giao thông vận tải, sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Ở thượng lưu, sông hẹp (khoảng 20m) uốn khúc quanh co, từ Dầu Tiếng được mở rộng dần đến thành phố Thủ Dầu Một và thị xã Thuận An rộng khoảng 200m.

Sông Thị Tính là phụ lưu của sông Sài Gòn bắt nguồn từ Bình Long (tỉnh Bình Phước) chảy qua thị xã Bến Cát, rồi lại đổ vào sông Sài Gòn. Cùng với sông Sài Gòn, sông Thị Tính mang phù sa bồi đắp cho những cánh đồng ở thị xã Bến Cát, thành phố Thủ Dầu Một tạo nên những vườn cây ăn trái đặc trưng.

Sông Bé dài trên 360 km, bắt nguồn từ suối Đắk R’Lấp thuộc tỉnh Đắk Nông có độ cao 1000m so với mực nước biển. Ở phần hạ lưu, đoạn chảy vào tỉnh Bình Dương dài khoảng 80 km. Sông Bé không thuận tiện cho việc giao thông đường thủy do có bờ dốc đứng, lòng sông nhiều đoạn có đá ngầm, lại có nhiều thác ghềnh, tàu thuyền không thể đi lại.

Dân số Bình Dương

Tính đến năm 2011, toàn tỉnh có 1.691.400 người, mật độ dân số 628 người/km². Trong đó dân số nam đạt 813.600 dân số nữ đạt 877.800 người[9]. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 14,2 ‰. Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 1.084.200 người[11], dân số sống tại nông thôn đạt 607.200 người. Trên địa bàn Bình Dương có khoảng 15 dân tộc, nhưng đông nhất là người Kinh và sau đó là người Hoa, người Khơ Me…

Hành chính Bình Dương

ban do binh duong 2
Bản đồ Hành chính Bình Dương

Thành phố Thủ Dầu Một: Diện tích 118,67 km2, dân số 230.642 người, mật độ dân số 1.983 người/km2, 14 phường.

Thị xã Thuận An: Diện tích 83,69 km2, dân số 438.922 người, mật độ dân số 5.245 người/km2, 9 phường, 1 xã.

Thị xã Dĩ An: Diện tích 59,95 km2, dân số 355.370 người, mật độ dân số 5.928 người/km2, 7 phường.

Thị xã Tân Uyên: Diện tích 192,49 km2, dân số 190.564 người, mật độ dân số 990 người/km2, 6 phường, 6 xã.

Thị xã Bến Cát: Diện tích 234,44 km2, dân số 203.420 người, mật độ dân số 868 người/km2, 5 phường, 3 xã.

Huyện Dầu Tiếng: Diện tích 721,39 km2, dân số 115.780 người, mật độ dân số 160 người/km2, 1 thị trấn, 11 xã.

Huyện Phú Giáo: Diện tích 543,78 km2, dân số 90.315 người, mật độ dân số 166 người/km2, 1 thị trấn, 10 xã.

Huyện Bắc Tân Uyên: Diện tích 400,88 km2, dân số 58.439 người, mật độ dân số 146 người/km2, 1 thị trấn, 10 xã.

Huyện Bàu Bàng: Diện tích 339,16 km2, dân số 82.024 người, mật độ dân số 242 người/km2, 1 thị trấn, 7 xã

Kinh tế Bình Dương

ban do binh duong 5
Bản đồ Kinh tế Bình Dương

Bình Dương là một trong những địa phương năng động trong kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài. Với chủ trương tạo ra một môi trường đầu tư tốt nhất hiện nay tại Việt Nam, tính đến tháng 10/2006, tỉnh đã có 1.285 dự án FDI với tổng số vốn 6 tỷ 507 triệu USD. Năm 2007, tỉnh Bình Dương đặt mục tiêu thu hút trên 900 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài (FDI), tăng hơn 2,5 lần so với năm 2006. Theo bảng xếp hạng Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2006, tỉnh Bình Dương đứng đầu cả nước với 76,23 điểm, trong khi thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế lớn nhất của cả nước, lần lượt xếp thứ thứ 40 với 50,34 điểm và xếp thứ 7 với 63,39 điểm.

Bình Dương có khoảng 28 khu công nghiệp đang hoạt động, trong đó nhiều khu công nghiệp đã cho thuê gần hết diện tích như Sóng Thần I, Sóng Thần II, Đồng An, Nam Tân Uyên, Tân Đông Hiệp A, Việt Hương, VSIP – Việt Nam Singapore, Mỹ Phước 1, 2, 3, 4 và 5. Các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã thu hút 938 dự án đầu tư, trong đó có 613 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn 3,483 triệu USD và 225 dự án đầu tư trong nước có số vốn 2.656 tỷ đồng. Nhằm tăng sự thu hút đầu tư, địa phương này đang tập trung hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đẩy nhanh tiến độ thi công các khu công nghiệp mới để phát triển công nghiệp ra các huyện phía bắc của tỉnh.

Tháng 10 năm 2012, Bình Dương tiếp tục thực hiện các giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tháo gỡ khó khăn của doanh nghiệp đảm bảo an sinh xã hội. Các doanh nghiệp xuất khẩu đã ký đơn hàng và khai thác thị trường mới đối với các mặt hàng và nhóm ngành hàng xuất khẩu chủ lực như sản phẩm gỗ, hàng dệt may, hàng giày dép, mủ cao su,…). So với tháng trước, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 1 tỷ 178 triệu đô la Mỹ, tăng 5% và tăng 11,9% so với cùng kỳ; kim ngạch nhập khẩu ước đạt 987 triệu đô la Mỹ, tăng 5,9% và tăng 7,2% so với cùng kỳ.

Lũy kế 10 tháng năm 2012, đầu tư trong nước có 1.375 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh mới và 418 doanh nghiệp tăng vốn 11.010 tỷ đồng, đầu tư nước ngoài 2 tỷ 589 triệu đô la Mỹ, gồm 96 dự án mới với tổng vốn đầu tư 1 tỷ 568 triệu đô la Mỹ và 107 dự án tăng vốn với tổng số vốn tăng 1 tỷ 021 triệu đô la Mỹ[18]. Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 108.941 tỷ đồng, tăng 12,9% so với cùng kỳ, so với tháng trước, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước thực hiện đạt 5.702 tỷ đồng, tăng 1,2%, chỉ số giá tiêu dùng tăng 0,51%, thu ngân sách 19.500 tỷ đồng, đạt 72,2% dự toán hội đồng nhân dân tỉnh giao, trong đó thu nội địa đạt 13.500 tỷ đồng, thu từ lĩnh vực xuất nhập khẩu 6.000 tỷ đồng. Tổng vốn huy động tín dụng ước đạt 71,206 tỷ đồng, tăng 1,19% so với tháng trước, tăng 24,1% so với đầu năm, dư nợ cho vay đạt 52.390 tỷ đồng, tăng 2,6% so với đầu năm, tỷ lệ nợ xấu khoảng 1.368 tỷ đồng, chiếm 2,51%.

Tài nguyên thiên nhiên Bình Dương

ban do binh duong 4
Bản đồ Tài nguyên thiên nhiên Bình Dương

Tài nguyên rừng

Do đặc điểm khí hậu nhiệt đới ẩm và đất đai màu mỡ, nên rừng ở Bình Dương xưa rất đa dạng và phong phú về chủng loài. Có những khu rừng liền khoảnh, bạt ngàn. Rừng trong tỉnh có nhiều loại gỗ quý như: căm xe, sao, trắc, gõ đỏ, cẩm lai, giáng hương … Rừng Bình Dương còn cung cấp nhiều loại dược liệu làm thuốc chữa bệnh, cây thực phẩm và nhiều loài động vật, trong đó có những loài động vật quý hiếm. Đó cũng chính là lý do làm cho rừng Bình Dương bị khai thác cạn kiệt.

Trong 30 năm chiến tranh giải phóng, đặc biệt là trong 21 năm kháng chiến chống Mỹ, bom đạn, chất độc hóa học của quân đội Mỹ đã tàn phá trên 50% diện tích các khu rừng nguyên sinh ở Bình Dương.

Trong 10 năm sau ngày giải phóng, do khai thác không có kế hoạch, đốt rừng làm rẫy, lấy củi, than, cháy rừng…, khiến tỷ lệ rừng che phủ từ 48% giảm còn 28%. Hiện nay, diện tích rừng của Bình Dương đã giảm sút nghiêm trọng. Năm 1997, sau khi tách tỉnh, theo quy hoạch tổng thể, Bình Dương chỉ còn 18.082 ha đất rừng chiếm 6,71% tổng diện tích tự nhiên, trong đó đất có rừng là 5.678 ha.

Tài nguyên khoáng sản

So với nhiều tỉnh trong cả nước, khoáng sản tỉnh Bình Dương hạn chế về chủng loại và loại hình nguồn gốc tạo thành. Phổ biến nhất là các loại khoáng sản có nguồn gốc ngoại sinh, trong đó tiềm năng lớn nhất là cao lanh và nhóm vật liệu xây dựng (cát, cuội, sỏi, đá xây dựng, laterite rải đường, sét gạch ngói) tập trung ở huyện Bắc Tân Uyên, thị xã Tân Uyên, thị xã Thuận An và thành phố Thủ Dầu Một.

Các nhà chuyên môn đã phát hiện ở vùng Đất Cuốc (huyện Bắc Tân Uyên) có mỏ cao lanh lớn phân bố trên phạm vi hơn 1km2, với trữ lượng lớn. Đất cao lanh ở đây được đánh giá là loại tốt, có thể sử dụng trong ngành gốm và làm chất phụ gia trong sản xuất một số sản phẩm công nghiệp…

Trên đây là những thông tin liên quan đến bản đồ Bình Dương do 350.org.vn đã tỏng hợp và chia sẻ đến các bạn. Hy vọng qua bài viết dưới đây bạn sẽ có thêm nhiều thông tin cần thiết liên quan đến bản đồ Bình Dương nhé!

Related Posts

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *