Bản đồ Châu Phi – Những đặc điểm địa lý nổi bật của châu lục này

Châu Phi được xem như là cái nôi của loài người, vì vậy đây là châu lục có nền văn hóa đa dạng và phong phú, là xứ sở của những những viên kim cương quý giá nhất thế giới, là bức tranh tổng thể của những công trình kiến trúc tuyệt mỹ. Ngoài ra, Châu Phi được biết đến với nhiều kỳ quan nổi tiếng như: Sông Nile, Núi lửa Kilimanjaro, thung lũng lơn do vết nứt trái đất, cánh đồng Serengeti và Sa mạc Sahara… Là một nơi hấp dẫn dành cho các nhà thám hiểm muốn nghiên cứu, khám phá châu lục này. Bạn yêu Châu Phi, vậy bạn nên mua ngay một tấm bản đồ Châu Phi. Hãy cùng chúng tôi trải nghiệm những điều thú vị về lục địa đen thông qua những tấm bản đồ Châu Phi nhé.

Vị trí địa lý của Châu Phi

Vị trí địa lý Châu Phi

Châu Phi là phần lớn nhất trong số 3 phần nổi trên mặt nước ở phía nam của bề mặt Trái Đất. Nó bao gồm khu vực bao quanh một diện tích khoảng 30.221.532 km² (11.668.599 mi²) tính cả các đảo. Đại bộ phận diện tích nằm giữa chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam nên có khí hậu nóng quanh năm.

Bị ngăn cách khỏi châu Âu bởi Địa Trung Hải, nó nối liền với châu Á về phía tận cùng đông bắc bằng eo đất Suez (bị cắt ngang bởi kênh đào Suez) có bề rộng 130 km (80 dặm). Về mặt địa lý thì bán đảo Sinai của Ai Cập nằm về phía đông kênh đào Suez (thông thường cũng được coi như là thuộc châu Phi). Từ điểm xa nhất về phía bắc là Ras ben Sakka ở Tunisia, nằm về phía tây mũi Blanc, ở vĩ độ 37°21′ bắc, tới điểm xa nhất về phía nam là mũi Agulhas ở Nam Phi, 34°51′15″ nam, có khoảng cách khoảng 8.000 km (5.000 dặm); từ Cabo Verde, 17°33′22″ tây, tức điểm xa nhất về phía tây tới Ras Hafun ở Somalia, 51°27′52″ đông, có khoảng cách xấp xỉ 7.400 km (4.600 dặm). Độ dài của bờ biển là 26.000 km (16.100 dặm). Sự thiếu vắng các chỗ lõm sâu dọc theo bờ biển được so sánh thể hiện theo thực tế bằng tầm cỡ châu Âu, nơi có diện tích chỉ 9.700.000 km² (3.760.000 dặm vuông) nhưng lại có đường bờ biển tới 32.000 km (19.800 dặm).

Các đường cấu trúc chính của châu lục này được thể hiện theo cả hai hướng tây-đông (ít nhất là ở phần bán cầu bắc) của những phần nằm về phía bắc nhiều hơn và hướng bắc-nam ở các bán đảo miền nam. châu Phi vì thế có thể coi là tổ hợp của hai phần vuông góc với nhau, phần phía bắc chạy theo hướng từ đông sang tây, phần phía nam chạy theo hướng bắc-nam.

Địa hình của Châu Phi

Bản đồ địa hình Châu Phi

Có thể coi toàn bộ lục địa là một khối cao nguyên khổng lồ, cao trung bình 750m; trên đó chủ yếu là các sơn nguyên xen các bồn địa thấp. Phần đông của lục địa được nâng lên mạnh, nền đá bị nứt vỡ và đổ sụp, tạo thành nhiều thung lũng sâu, nhiều hồ hẹp và dài. châu Phi có rất ít núi cao và đồng bằng thấp.

Khí hậu của Châu Phi

Lược đồ khí hậu Châu Phi

Châu Phi có khí hậu nóng, nhiệt độ trung bình nằm trên 20 °C, thời tiết ổn định. Lượng mưa tương đối ít và giảm dần về phía hai chí tuyến, hình thành những hoang mạc lớn, lan sát ra biển. Sa mạc Sahara là hoang mạc cát lớn nhất thế giới.

Các môi trường tự nhiên của châu Phi nằm đối xứng qua xích đạo:

– Môi trường xích đạo ẩm với thảm thực vật rừng rậm xanh quanh năm, gồm bồn địa Congo và miền duyên hải phía bắc vịnh Guinea.
– Hai môi trường nhiệt đới:càng xa Xích đạo lượng mưa càng giảm, rừng rậm nhường chỗ cho rừng thưa & xavan cây bụi. Nhờ nguồn thức ăn phong phú, xavan là nơi tập trung nhiều động vật ăn cỏ (ngựa vằn, sơn dương, hươu cao cổ…) & động vật ăn thịt (sư tử, báo gấm…)
– Hai môi trường hoang mạc, gồm sa mạc Sahara ở phía bắc & hoang mạc Kalahari, hoang mạc Namib ở phía nam. Khí hậu khắc nghiệt, mưa rất hiếm, biên độ nhiệt giữa ngày và đêm lớn. Thực vật, động vật nghèo nàn.
-Hai môi trường địa trung hải ở phần cực Bắc và phần cực Nam châu Phi. Mùa đông mát mẻ và có mưa, mùa hạ nóng & khô. Thảm thực vật là rừng cây bụi lá cứng.

Dân số của Châu Phi

Dân cư châu Phi có thể nhóm một cách thuận tiện theo khu vực mà họ sinh sống ở phía bắc hay phía nam của sa mạc Sahara; các nhóm này được gọi là người Bắc Phi và người Phi hạ Sahara một cách tương ứng. Người Ả Rập-Berber nói tiếng Ả Rập chi phối khu vực Bắc Phi, trong khi khu vực châu Phi hạ Sahara được chi phối bởi một lượng lớn dân cư tạp nham, nói chung được nhóm cùng nhau như là ‘người da đen’ do nước da sẫm màu của họ. Ở đây có một sự đa dạng về các loại hình dáng cơ thể trong số những người Phi hạ Sahara—dao động từ người Masai và Tutsi, được biết đến nhờ vóc người cao lớn của họ, tới người Pygmy, là những người có tầm vóc nhỏ nhất thế giới.

Ngoài các nhóm người gốc sông Nil ở miền nam Sudan, một số nhóm người gốc sông Nil có ở Ethiopia, và các tộc người Phi thiểu số Bantu ở Somalia, người Phi từ các phần đông bắc của châu lục này nói chung có hình dáng bên ngoài khác với những người này ở các khu vực khác. Những người nói tiếng Bantu là đa số ở miền nam, trung tâm và đông châu Phi; nhưng cũng có vài nhóm người gốc sông Nil ở Đông Phi, và chỉ còn rất ít người Khoisan (‘San’ hay ‘Busmmen’) và Pygmy bản địa ở miền nam và trung châu Phi.

Người Phi nói tiếng Bantu cũng chiếm ưu thế ở Gabon và Guinea Xích đạo, cũng như có sinh sống ở miền nam của hai nước Cameroon và Somalia. Tại sa mạc Kalahari ở miền nam châu Phi, những người được gọi là Bushmen (“San”, có quan hệ gần với người “Hottentot”, nhưng khác biệt rõ) đã sống ở đó lâu đời. Người San về mặt bề ngoài là khác biệt với những người châu Phi khác và là dân bản địa ở miền nam châu Phi. “Pygmy” là người bản địa của miền trung châu Phi.

Người Phi ở Bắc Phi, chủ yếu là Ả Rập-Berber, là những người Ả Rập đã đến đây từ thế kỷ VII và đồng hóa với người Berber bản địa. Người Phoenicia (Semit), và người Hy Lạp và người La Mã cổ đại từ châu Âu cũng đã định cư ở Bắc Phi. Người Berber là thiểu số đáng kể ở Maroc và Algérie cũng như có mặt ở Tunisia và Libya. Người Tuareg và các dân tộc khác (thường là dân du mục) là những người sinh sống chủ yếu của phần bên trong Sahara ở Bắc Phi. Người Nubia da đen cũng đã từng phát triển nền văn minh của mình ở Bắc Phi thời cổ đại.

Bảng số liệu về tình hình dân số của một số quốc gia ở Châu Phi 2014

Một số nhóm người Ethiopia và Eritrea (tương tự như Amhara và Tigray, gọi chung là người “Habesha”) có tổ tiên là người Semit (Sabaea). Người Somali là những người có nguồn gốc từ các cao nguyên ở Ethiopia, nhưng phần lớn các bộ tộc Somali cũng có tổ tiên là người gốc Ả Rập. Sudan và Mauritanie được phân chia giữa phần lớn người gốc Ả Rập ở phía bắc và người Phi da đen ở phía nam (mặc dù nhiều người gốc “Ả Rập” ở Sudan có tổ tiên rõ ràng là người châu Phi, và họ khác rất nhiều so với người gốc Ả Rập ở Iraq hay Algérie). Một số khu vực ở Đông Phi, cụ thể là ở đảo Zanzibar và đảo Lamu của Kenya, có những người dân và thương nhân gốc Ả Rập và Hồi giáo châu Á sinh sống từ thời Trung Cổ.

Bắt đầu từ thế kỷ XVI, người châu Âu như Bồ Đào Nha và Hà Lan bắt đầu thiết lập các điểm thương mại và pháo đài dọc theo bờ biển tây và nam châu Phi. Cuối cùng thì một lượng lớn người Hà Lan, cùng với người Pháp Huguenot và người Đức đã định cư lại tại khu vực gọi là Cộng hòa Nam Phi ngày nay. Hậu duệ của họ, người Phi da trắng (Afrikaan), là nhóm dân da trắng lớn nhất ở Nam Phi ngày nay. Trong thế kỷ XIX, giai đoạn thứ hai của quá trình thuộc địa hóa đã đem một lượng lớn người Pháp và người Anh tới định cư ở châu Phi. Người Pháp sống chủ yếu ở Algérie, còn một lượng nhỏ khác sống ở các khu vực khác thuộc Bắc và Tây Phi. Người Anh định cư ở Nam Phi cũng như ở Rhodesia thuộc địa và ở các vùng cao nguyên của Kenya ngày nay. Một lượng nhỏ binh lính, thương nhân và viên chức gốc Âu cũng sinh sống ở các trung tâm hành chính như Nairobi và Dakar. Sự tan rã của các thuộc địa trong thập niên 1960 thường tạo ra sự di cư hàng loạt các hậu duệ gốc Âu ra khỏi châu Phi—đặc biệt là ở Algérie, Kenya và Rhodesia (nay là Zimbabwe). Tuy nhiên, ở Nam Phi thì người da trắng thiểu số (10% dân số) vẫn ở lại rất nhiều tại nước này kể cả sau khi sự cai trị của người da trắng chấm dứt năm 1994. Nam Phi cũng có cộng đồng người hỗn hợp về chủng tộc (người da màu).

Sự thực dân hóa của người châu Âu cũng đem tới đây nhiều nhóm người châu Á, cụ thể là những người từ tiểu lục địa Ấn Độ tới các thuộc địa của Anh. Các cộng đồng lớn người Ấn Độ có ở Nam Phi và các nhóm nhỏ hơn có ở Kenya và Tanzania cũng như ở một vài nước thuộc nam và đông châu Phi. Một cộng đồng khá lớn người Ấn Độ ở Uganda đã bị nhà độc tài Idi Amin trục xuất năm 1972, mặc dù nhiều người kể từ đó đã quay trở lại.

Kinh tế của Châu Phi

Cộng đồng Kinh tế châu Phi (tiếng Anh: African Economic Community, hay viết tắt là AEC) là một tổ chức hợp tác kinh tế giữa các nước thành viên của Liên minh châu Phi. AEC được thành lập theo Hiệp ước Abuja ký năm 1991 và có hiệu lực từ năm 1994.

Mục tiêu của AEC là tiến tới thành lập các khu vực thương mại tự do, các liên minh thuế quan, một thị trường chung, một ngân hàng trung ương chung, một đơn vị tiền tệ chung và do đó là thành lập một liên minh kinh tế và tiền tệ. Hiệp ước Abuja đã đề ra một lộ trình như sau để thực hiện AEC:

Giai đoạn 1: đến năm 1999 sẽ thành lập các khối khu vực ở những vùng châu Phi còn chưa có khối kinh tế nào.
Giai đoạn 2: đến năm 2007, củng cố hội nhập giữa các khối và tiến hành hài hòa các khối.
Giai đoạn 3: đến năm 2017, thành lập một khu vực thương mại tự do và liên minh thuế quan trong từng khối.
Giai đoạn 4: đến năm 2019, thành lập một liên minh thuế quan trên toàn lục địa.
Giai đoạn 5: đến năm 2023 thành lập Thị trường Chung châu Phi trên toàn lục địa.
Giai đoạn 6: đến năm 2028, thành lập một liên minh kinh tế tiền tệ (và do đó sẽ có một liên minh tiền tệ và nghị viện chung) trên toàn lục địa.
Mọi thời kỳ chuyển tiếp đều phải kết thúc chậm nhất là vào năm 2034.
Cộng đồng Kinh tế châu Phi lấy một số hiệp định kinh tế khu vực làm trụ cột, gồm:

Liên minh Ả Rập Maghreb (UMA trên bản đồ)
Cộng đồng Sahel-Sahara (CEN_SAO)
Cộng đồng Kinh tế Tây Phi (ECOWAS)
Thị trường chung Đông và Nam Phi (EACCAS)
Cộng đồng Đông Phi (EAC)
Cộng đồng Phát triển Nam Phi (SADC)

Kinh tế Châu Phi

Kinh tế châu Phi còn lạc hậu.

– Về nông nghiệp, các cây công nghiệp nhiệt đới được trồng trong các đồn điền, theo hướng chuyên môn hóa, nhằm mục đích xuất khẩu. Các cây lương thực chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu trồng trọt, hình thức canh tác nương rẫy còn khá phổ biến, kĩ thuật lạc hậu, thiếu phân bón, chủ yếu là dựa vào sức người.

– Về công nghiệp, các nước châu Phi có nền công nghiệp chậm phát triển. Các nghành công nghiệp chính như khai khoáng, thực phẩm, lắp ráp cơ khí…

Hành chính của Châu Phi

Châu Phi thuộc địa

hủ nghĩa thực dân đã tạo ra những hậu quả gây mất ổn định trên tất cả những điều mà các bộ tộc châu Phi ngày nay còn cảm nhận được trong hệ thống chính trị của châu Phi. Trước khi có ảnh hưởng của người châu Âu thì các ranh giới quốc gia đã không phải là những điều đáng quan tâm nhất, trong đó người Phi châu nói chung theo các thực tiễn trong các vùng khác của thế giới, chẳng hạn như ở bán đảo Ả Rập, mà ở đó lãnh thổ của các nhóm dân cư là trùng khít với khu vực có ảnh hưởng về quân sự và thương mại của họ. Sự cố tình của người châu Âu trong việc vạch ra các ranh giới xung quanh các lãnh thổ để chia tách họ ra khỏi các quyền lực khác tại thuộc địa thông thường có ảnh hưởng tới việc chia cắt các nhóm dân cư hay chính trị liền kề hoặc cưỡng ép các kẻ thù truyền thống phải sống cạnh nhau mà không có khu vực đệm giữa họ. Ví dụ, sông Congo, mặc dù nó dường như là ranh giới địa lý tự nhiên, đã có các nhóm sắc tộc sống trên hai bờ sông chia sẻ cùng một ngôn ngữ và văn hóa hay các điều gì đó tương tự. Sự phân chia đất đai giữa Bỉ và Pháp dọc theo con sông này đã cô lập các nhóm sắc tộc này khỏi nhau. Những người sống ở khu vực Sahara hay Hạ Sahara là những người buôn bán xuyên châu lục này trong nhiều thế kỷ, thông thường hay vượt qua các “biên giới” mà thông thường chỉ tồn tại trên các bản đồ của người châu Âu.

Trong các quốc gia có dân cư là người châu Âu chính gốc như Rhodesia (Zambia và Zimbabwe ngày nay) và Cộng hòa Nam Phi, các hệ thống công dân hạng hai thông thường được lập ra để đảm bảo cho quyền lực chính trị của người gốc Âu vượt qua hạn chế về số lượng của họ (nếu tính theo phổ thông đầu phiếu). Tuy nhiên, các đường vạch ra thông thường không thể hiện chính xác các ranh giới về chủng tộc. Tại Liberia, những công dân là hậu duệ của nô lệ Mỹ đã thống trị các hệ thống chính trị trên 100 năm, làm cho các cựu nô lệ và người bản địa trong khu vực cân bằng tương đối về quyền lập pháp mặc dù thực tế là những cựu nô lệ này chỉ chiếm khoảng 10% dân số nói chung. Ý tưởng kỳ quặc cho hệ thống này là của Thượng viện Hoa Kỳ, nó làm cân bằng quyền lực của các khu vực dân tự do và nô lệ một cách buồn cười cho dù dân số của dân tự do bản địa là nhiều hơn.

Những người châu Âu thông thường thay đổi cán cân quyền lực, tạo ra các sự phân chia dân tộc mà trước đó đã không tồn tại, và tạo ra sự phân chia văn hóa gây hại cho những người dân sống trong khu vực họ kiểm soát được. Ví dụ, trong khu vực ngày nay là Rwanda và Burundi, hai sắc tộc Hutu và Tutsi đã bị trộn lẫn trong một nền văn hóa trong thời gian những kẻ thực dân người Bỉ kiểm soát khu vực này trong thế kỷ XIX. Không còn sự phân chia sắc tộc do sự hòa trộn, hôn nhân lai tạp và sự hòa trộn của các tục lệ văn hóa trong hàng thế kỷ đã xóa bỏ các dấu hiệu đáng kể để phân biệt về văn hóa, người Bỉ thực hiện chính sách phân loại theo sắc tộc trong thời gian kiểm soát khu vực này, do sự phân loại và các triết lý dựa theo sắc tộc đã là những điều không đổi trong văn hóa châu Âu trong thời gian đó. Thuật ngữ Hutu nguyên thủy nói tới các bộ tộc nói tiếng Bantu sinh sống bằng nông nghiệp đã di cư từ phía tây tới Rwandan và Burundi ngày nay, và thuật ngữ Tutsi là nói tới các bộ tộc sinh sống bằng chăn nuôi bò từ miền đông bắc tới khu vực này muộn hơn. Các thuật ngữ đối với người bản xứ cuối cùng đã được dùng để chỉ đẳng cấp kinh tế của một người. Các cá nhân sở hữu từ 10 con bò hoặc nhiều hơn được coi là người Tutsi, và những người sở hữu ít hơn thì bị coi là người Hutu, không phụ thuộc vào lịch sử tổ tiên. Điều này không phải là ranh giới chính xác nhưng nó là quy luật chung cho cách gọi, vì thế một người có thể chuyển từ người Hutu sang thành người Tutsi hay ngược lại.

Người Bỉ đã đưa vào hệ thống phân biệt chủng tộc. Những cá nhân nào có nhiều đặc trưng giống người châu Âu khi nhìn – da sáng màu, cao lớn, mũi hẹp v.v. – được giao cho quyền lực trong số những người dân thuộc địa. Người Bỉ xác định các đặc trưng này là lý tưởng hơn cả ở người Hamit, người Hamit theo đó là gần giống với người châu Âu và thuộc về nhóm người có quan hệ gần với người Tutsi theo trực hệ. Họ đã thực hiện chính sách làm thẻ căn cước dựa trên triết lý này. Những người gần giống với mô hình lý tưởng này được coi là người Tutsi còn những người còn lại là người Hutu

Châu Phi hậu thuộc địa

Kể từ khi độc lập, các nước châu Phi đã thường xuyên bị cản trở bởi sự bất ổn định, nạn tham nhũng, bạo lực và chủ nghĩa độc tài. Phần lớn các nước châu Phi là các nước cộng hòa hoạt động theo một số kiểu của chế độ tổng thống. Có một ít quốc gia ở châu Phi có chính thể dân chủ, nhưng bị nối tiếp bởi những vụ đảo chính tàn bạo hay các chế độ độc tài quân sự.

Có không ít thủ lĩnh chính trị của châu Phi hậu thuộc địa là những người ít học và dốt nát trong việc điều hành công việc nhà nước; nguyên nhân chính gây bất ổn chủ yếu là do kết quả của sự cách ly của các nhóm sắc tộc và sự tham nhũng của các thủ lĩnh này.

Ngoài ra, nhiều thủ lĩnh chính trị còn sử dụng vị trí quyền lực để kích động các mâu thuẫn sắc tộc, làm cho nó trầm trọng hơn, hay thậm chí là tạo ra những luật lệ thuộc địa. Tại nhiều nước, lực lượng quân sự đã từng là các nhóm duy nhất có thể đảm báo duy trì ổn định và trật tự ở phần lớn các nước châu Phi trong thập niên 1970 và đầu những năm thập niên 1980.

Trong giai đoạn từ đầu thập niên 1960 tới cuối thập niên 1980 ở châu Phi đã có trên 70 vụ đảo chính và 13 vụ ám sát tổng thống.

Các mâu thuẫn chiến tranh lạnh giữa Hoa Kỳ và Liên Xô cũng đóng vai trò trong sự bất ổn này. Khi các quốc gia giành được độc lập, thông thường nó sẽ nghiêng về một trong hai siêu cường. Nhiều nước ở Bắc Phi nhận sự trợ giúp quân sự của Liên Xô, trong khi nhiều nước ở Trung và Nam Phi đã được Hoa Kỳ và/hoặc Pháp hỗ trợ. Trong thập niên 1970 đã có sự leo thang do các quốc gia mới giành độc lập như Angola và Mozambique nghiêng về phía Liên Xô còn vùng Tây và Nam Phi tìm kiếm sự ngăn cản ảnh hưởng của Xô viết.

Các tranh cãi về biên giới và lãnh thổ là phổ biến với các biên giới do người châu Âu áp đặt đối với nhiều quốc gia bị tranh giành thông qua các vụ xung đột vũ trang.

Các chính sách nhà nước sai lầm và sự mục nát của hệ thống chính trị đã tạo ra hậu quả là nhiều nạn đói lan tràn và một phần đáng kể châu Phi vẫn còn các hệ thống phân phối không có khả năng cung cấp đủ lương thực hay nước uống cho dân cư để sống sót. Sự lan tràn của bệnh tật cũng rất phổ biến, đặc biệt là sự lan tràn của HIV và bệnh AIDS, nó đã trở thành một đại dịch nguy hiểm đối với châu lục này.

Mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng đã có một số dấu hiệu cho thấy châu lục này còn có hy vọng ở tương lai. Các nhà nước dân chủ dường như bắt đầu mở rộng, mặc dù vẫn chưa phải là chủ yếu (National Geographic cho rằng có tới 13 quốc gia châu Phi có thể coi là dân chủ thực sự). Ngoài ra, nhiều quốc gia đã có ít nhất là các nền tảng được công nhận trên danh nghĩa của quyền con người cho mọi công dân, mặc dù trên thực tế những quyền này không phải lúc nào cũng được thừa nhận, và đã tạo ra hệ thống tư pháp độc lập tương đối hợp lý.

Có các dấu hiệu rõ ràng của sự gia tăng quan hệ giữa các tổ chức hay quốc gia châu Phi. Trong nội chiến ở Cộng hòa Dân chủ Congo (tên cũ Zaire), không phải là các nước giàu, ngoài châu Phi can thiệp vào mà là khoảng một nửa tá các quốc gia châu Phi láng giềng đã tham gia (xem thêm Chiến tranh Congo lần 2). Số người bị chết ước tính lên tới 3,5 triệu kể từ khi xung đột mới nổ ra năm 1998. Nó thể hiện những gì tương tự như những điều đã diễn ra trong giai đoạn đầu của Chiến tranh thế giới thứ hai ở châu Âu, mà sau đó người dân ở các nước láng giềng quyết định tham dự vào theo những cách thức mà cuộc chiến giữa họ trở nên không giống như cuộc chiến giữa Pháp và Đức (nếu có ngày nay).

Các liên minh chính trị như Liên minh châu Phi cũng là một niềm hi vọng cho hợp tác và hòa bình lớn hơn giữa nhiều nước của châu lục này.

Sự lạm dụng trong quyền con người vẫn còn diễn ra ở nhiều nơi của châu Phi, thông thường là dưới sự giám sát của nhà nước. Phần lớn các vi phạm như thế diễn ra vì các lý do chính trị, như là ‘hiệu ứng phụ’ của nội chiến. Các nước bị liệt kê là có nhiều vi phạm lớn bao gồm (nhưng không bị giới hạn chỉ có vậy): Cộng hòa Dân chủ Congo, Sierra Leone, Liberia, Sudan, Côte d’Ivoire. Các vi phạm được báo cáo gồm có tục ăn thịt người, các hình phạt gây tổn thương cho cơ thể và nạn hãm hiếp.

Châu Phi hiện đại

Phần lớn các nước phương Tây sử dụng các giới hạn trong việc trợ giúp các quốc gia châu Phi. Các hạn chế này chủ yếu được sử dụng để kiểm soát chính phủ các quốc gia Phi châu này; kết quả là các quốc gia này phải đi tìm các nguồn trợ giúp tài chính truyền thống. Trung Quốc ngày càng tăng sự trợ giúp tài chính cho châu Phi để đảm bảo an toàn cho các hợp đồng khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Các sự trợ giúp này thường không có hiệu lực chính trị.

Tài nguyên thiên nhiên của Châu Phi

Là khu vực giàu tài nguyên, song châu Phi vẫn đang rơi vào tình trạng đói nghèo và kém phát triển. Để người dân thực sự hưởng lợi từ sự giàu có tài nguyên, các quốc gia Châu Phi đang có những động thái nhằm thoát khỏi tình trạng được coi như “lời nguyền tài nguyên” này.

Lược đồ khoáng sản ở Châu Phi

Rơi vào lời nguyền tài nguyên

Câu nói tài nguyên là một “lời nguyền” không hề cường điệu đối với nước Cộng hòa Trung Phi vốn đang sa lầy trong cuộc chiến khởi nguồn từ tranh chấp kim cương. Các xung đột tại Cộng hòa Dân chủ Congo, Sudan và Nam Sudan cũng liên quan đến các tranh chấp giành quyền kiểm soát nguồn tài nguyên.

Không bị cuốn vào chiến tranh, các quốc gia châu Phi giàu tài nguyên khác như Zambia, Mozambique, Mauritania và Guinea vẫn rơi vào nghịch lý đói nghèo. Theo tờFinancial Times, Guinea có “những mỏ khoáng sản đáng ao ước nhất hành tinh”, bao gồm trữ lượng bauxite lớn nhất thế giới lên đến 40 tỷ tấn,hơn 20 tỷ tấn quặng sắt, kim cương, vàng và uranium.

Tuy nhiên, số liệu củaNgân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) cho hay 55% trên tổng số 11 triệu dân Guinea sống dựa vào thu nhập chưa đến1,25 USD/ngày và xếp thứ 178/187 quốc gia về Chỉ số Phát triển Con người (HDI). Đây là một ví dụ điển hìnhvề nghịch lý giữa giàu có về tài nguyên khoáng sản và nghèo nàn về kinh tế, xã hội.

Theo Ủy ban Kinh tế Châu Phi của Liên Hợp Quốc (ECA), châu Phi sở hữu 54% trữ lượng bạch kim, 78% trữ lượng kim cương, 40% trữ lượng crom, 28% trữ lượng manganvà nhiều tài nguyên khoáng sản khác của thế giới.

Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) cũng nhận định, 19/46 quốc gia châu Phi cận Sahara có nhiều mỏ hydrocarbon, dầu, khí, than và khoáng sản quan trọng và 13 quốc gia vẫn đang tiếp tục thăm dò các mỏ khoáng sản mới.

Tuy nhiên, châu Phi là châu lục nghèo nhất thế giới theo xếp hạng của Ngân hàng Thế giới.

Nỗ lực biến lời nguyền thành vận may

Năm 2009, các nhà lãnh đạo Liên minh châu Phi (AU) đã thông qua “Tầm nhìn Khai khoáng châu Phi” (AMV). Đây là khung pháp lý giúp đàm phán các hợp đồng khai thác có lợi hơn, chú trọng hơn đến môi trường, gia tăng giá trị của tài nguyên khoáng sản, có tính đến việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực địa phương. Điều này đảm bảo thu được nhiều lợi ích hơn từ nguồn tài nguyên thiên nhiên, đồng thời thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội.

Theo đó, nguồn lợi sẽ được tập trung đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng, vào ngành năng lượng, cung cấp nước, viễn thông và phát triển các ngành công nghiệp chế biến tài nguyên tại địa phương, hướng đến nền kinh tế tri thức và các ngành dịch vụ năng động. AMV cũng dự định củng cố nền móng các tổ chức liên quan để ngăn chặn các dòng tài chính bất hợp pháp.

Kế hoạch hành động của AMV đã được thông qua trong năm 2011. Cuối tháng 12/2013, Trung tâm Phát triển Khoáng sản châu Phi (AMDC) cũng được thành lập nhằm hỗ trợ thực hiện các kế hoạch AMV.

Trong một nỗ lực riêng, chính phủ Zambia từ năm 2011đãtăng mức thuế doanh nghiệp đối với với các công ty khai khoáng từ 20% lên 30% giúp Zambia thu về nguồn thu thuế năm 2011 tăng gấp đôi so với năm 2010, đạt mức 1,36 tỷ USD, dù một phần trong đó là nhờ giá thành tăng do nhu cầu đồng lớn từ Trung Quốc.

Trong khi đó, cải cách ở Mali lại diễn ra có phần chậm và kém quyết đoán hơn​​. Chính phủ nước này đã ban hành Luật khai thác khoáng sản sau cuộc bầu cử năm 2012,chủ yếu nhằm giải quyết các vấn đề về môi trường.

Luật khai thác khoáng sản năm 2011 của Guinea chặt chẽ hơn luật của Mali khi buộc các công ty khai khoáng phải ký bộ Quy tắc ứng xử chống tham nhũng vàcam kết đào tạolao động địa phương. Bộ luật cũng quy định Chính phủ sở hữu 35% các dự án khai thác.

Trên đây là những thông tin liên quan đến bản đồ Châu Phi do 350.org.vn tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Bản đồ Châu Phi sẽ là cuốn cẩm nang tuyệt vời cho những ai yêu thích vùng đất này và nuôi dưỡng ý định du lịch Châu Phi vào một ngày không xa. Bản đồ Châu Phi còn là công cụ đắc lực giúp các tiết học địa lý thêm sôi nổi, giúp các nhà thám hiểm tìm ra những bí mật về châu lục này chưa được khám phá.

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *