Bản đồ Đài Loan – Những thông tin cần biết về bản đồ Đài Loan

Được coi là con rồng của châu Á, Đài Loan được nhiều quốc gia biết đến bởi những địa điểm thăm quan nổi tiếng, ẩm thực đặc sắc và văn hóa độc đáo. Đài Loan sẽ là một trong số những điểm đến thân thiện nhất thế giới và đặc biệt lý tưởng cho người nước ngoài sinh sống. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm những thông tin chung qua bản đồ Đài Loan để hiểu thêm về đất nước, con người nơi đây nào!

Vị trí địa lý Đài Loan

dai loan 2
Vị trí địa lý Đài Loan

Đài Loan là tên gọi của một hòn đảo và một quần đảo tại Đông Á, bao gồm đảo Đài Loan và một số đảo nhỏ hơn xung quanh như quần đảo Bành Hồ, Lan tự, Lục đảo, và Tiểu Lưu Cầu. Hòn đảo chính nằm cách bờ biển đông nam Trung Quốc đại lục qua eo biển Đài Loan khoảng 180 kilômét (112 dặm). Đài Loan có diện tích 35.883 km2 (13.855 sq mi) và có Chí tuyến Bắc đi ngang qua. Quần đảo tạo thành phần lớn lãnh thổ của Trung Hoa Dân Quốc (cũng thường gọi là “Đài Loan”), sau khi chính quyền này để mất Trung Quốc đại lục trong Nội chiến Trung Quốc.

Đài Loan có biển Hoa Đông nằm ở phía bắc, biển Philippine nằm ở phía đông, eo biển Luzon nằm thẳng hướng nam và Biển Đông nằm ở phía tây nam. Hòn đảo có sự tương phản, hai phần ba phía đông chủ yếu là vùng núi non hiểm trở thuộc năm dãy núi chạy từ phía bắc đến mũi phía nam của đảo, trong khi phía Tây là các đồng bằng từ bằng phẳng đến lượn sóng thoai thoải – nơi sinh sống của hầu hết dân cư Đài Loan. Đỉnh núi cao nhất Đài Loan là Ngọc Sơn với cao độ 3.952 mét (12.966 ft), và có năm đỉnh núi khác cao trên 3500 mét. Điều này đã khiến cho Đài Loan trở thành đảo cao thứ tư thế giới.

Địa hình của Đài Loan

dai loan 3
Địa hình của Đài Loan

sóng thoai thoải ở phía tây, nơi có đến 90% cư dân sinh sống, và hầu hết các dãy núi gồ ghề có rừng bao phủ nằm ở hai phần ba phía đông của đảo.

Phần phía đông của đảo bị năm dãy núi thống trị, các dãy núi này chạy từ bắc-đông bắc đến nam-tây nam, gần như song song với bờ biển phía đông của đảo. Nếu được coi là một nhóm, chúng trải dài 330 kilômét (210 mi) từ bắc đến nam và có chiều đông-tây trung bình là khoảng 80 kilômét (50 mi). Chúng bao gồm trên 200 đỉnh núi có độ cao trên 3.000 m (9.843 ft).

Dãy núi Trung ương (中央山脈) trải dài từ Tô Áo ở đông bắc đến mũi Nga Loan ở cực nam của đảo, tạo thành một dãy gồm các ngọn núi cao và là lưu vực chính của các sông và suối trên đảo. Dãy núi chủ yếu bao gồm đá cứng tạo thành sự kháng lại phong hóa và xói mòn, mặc dù mưa lớn đã tạo ra các vách núi lởm chởm sâu thẳm ở các bên với những hẻm núi và thung lũng hạ độ cao đột ngột. Vườn quốc gia Taroko nằm ở vùng núi phía đông hòn đảo, là một ví dụ tốt nhất đối với địa hình đồi núi, các hẻm núi và xói mòn gây ra bởi một con sông chảy nhanh. Sự khác nhau tương đối về độ cao của địa hình thường có phạm vi rộng, và các dãy núi với rừng che phủ cùng sự gồ ghề tột cùng của nó hầu như là không thể đi qua được. Phần phía đông của dãy núi Trung ương là sườn núi dốc nhất tại Đài Loan, với các dốc đứng đứt đoạn cao từ 120 đến 1.200 m (3.937 ft).
Dãy núi Tuyết Sơn (雪山山脈) nằm ở tây bắc của dãy núi Trung ương, bắt đầu ở Tam Điêu Giác tại đông bắc và có độ cao tăng lên khi kéo dài về phía tây nam. Tuyết Sơn, đỉnh núi chính, có chiều cao 3.886 m (12.749 ft).
Dãy núi Ngọc Sơn (玉山山脈) chạy dọc theo sườn tây nam của dãy núi Trung ương. Dãy núi này có đỉnh núi cao nhất trên đảo, Ngọc Sơn với cao độ 3.952 m (12.966 ft).
Dãy núi A Lý Sơn (阿里山山脈) nằm ở phía tây dãy núi Ngọc Sơn, độ cao chủ yếu là từ 1.000 đến 2.000 m (6.562 ft). Đỉnh núi chính, Đại Tháp Sơn (大塔山), cao 2.663 m (8.737 ft).
Dãy núi Hải Ngạn (海岸山脈) trải dài từ cửa sông Hoa Liên ở phía bắc đến huyện Đài Đông ở phía nam, và chủ yếu bao gồm sa thạch và đá phiến sét. Mặc dù Tân Cảng Sơn (新港山), đỉnh cao nhất, đạo đến cao độ 1.682 m (5.518 ft), song dãy núi hầu hết là các ngọn đồi lớn. Những dòng suối nhỏ đã phát triển ở hai bên sườn, song chỉ một con sông lớn cắt qua dãy núi. Vùng đất cằn nằm ở chân núi phía tây của dãy núi Hải Ngạn, nơi mực nước ngầm là thấp nhất và đá hình thành có sự kháng cự thấp nhất với thời tiết. Việc các rạn san hô được nâng cao lên dọc theo bờ biển phía đông và thường xuyên xảy ra động đất trong thung lũng đứt đoạn đã cho thấy rằng khối đứt gãy này vẫn đang nâng lên.

Khí hậu Đài Loan

Khí hậu tại Đài Loan được chia thành 4 mùa rõ rệt, vì thế nhiệt độ ở Đài Loan cũng sẽ thay đổi theo. Đài Loan thuộc vùng có khí hậu nhiệt đới Đại dương. Phía bắc ảnh hưởng bởi gió mùa đông bắc nên thường có mưa từ tháng 1 đến tháng 3. Trước khi bắt đầu chuyến du lịch thì chúng ta cần tìm hiểu rõ về thời tiết, khí hậu ra sao để lên kế hoạch tham quan vui chơi phù hợp.

Đài Loan hấp dẫn du khách bởi cảnh quan thiên nhiên, nền văn hoá đặc sắc, nét văn hoá phong phú. Cảnh quan mỗi mùa sẽ có những đặc điểm khác nhau. Vì thế chúng ta tìm hiểu xem mùa nào, thời điểm nào sẽ thích hợp với chúng ta.

Khí hậu tại Đài Loan vào mùa xuân

dai loan 4
Khí hậu tại Đài Loan vào mùa xuân

Mùa xuân tại Đài Loan bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 5. Khí hậu tại Đài Loan mùa xuân khá mát mẻ nhiệt độ ở đài loan tầm 17 độ C đến 25 độ C. Đây cũng chính là mùa lễ hội tại Đài Loan, không kí Tết ngập tràn mọi nơi. Đài Loan cũng sử dụng âm lịch và ăn Tết cổ truyền như chúng ta. Vì thế du lịch Đài Loan mùa Tết cũng là một sự lựa chọn thú vị. Các khu vườn hoa được mở cửa chào đón du khách. Đặc biệt là hoa anh đào đang mùa nở rộ, một bầu trời đầy sắc hồng thật lãng mạn. Những cơn gió bất chợt làm những cánh đào rơi rơi, không khí se se lạnh. Đây có thể là hình ảnh làm chúng ta nhớ mãi.

Các lễ hội mùa xuân thường xuyên được diễn ra như lễ hội đèn trời, lễ hội thả đèn hoa, chiêm ngưỡng nghệ nhân làm lồng đèn… Đây được xem là mùa đẹp nhất trong năm. Nhiệt độ ở Đài Loan vừa ôn hoà, dễ chịu, các cánh đồng hoa nở rộ, lễ hội được diễn ra thường xuyên.

Khí hậu tại Đài Loan mùa này thỉnh thoảng xuất hiện những cơn mưa bất chợt. Chúng ta nên mang theo ô để che mưa nhé.

Nhiệt độ ở Đài Loan vào mùa hè

dai loan 5
Nhiệt độ ở Đài Loan vào mùa hè

Mùa hè nhiệt độ ở Đài Loan cũng vừa phải không quá nóng. Tháng 6, tháng 7 và tháng 8 sẽ bước vào mùa hè. Không khí từ biển thổi vào xua đi cái nóng mùa hè tại Đài Loan. Nhiệt độ trung bình chỉ từ 27 độ C đến 34 độ C. Nếu mùa xuân làm muôn loài hoa nở rộ thì mùa hè là mùa của những cánh đồng xanh um vào màu trồng trọt.

Khí hậu tại Đài Loan mùa hè chúng ta có thể đi tham quan và tắm biển Đài Loan. Đến các trung tâm thương mại mua sắm và ăn uống. Cùng dắt nhau đến các cánh đồng chè hoặc tham quan những cảnh sắc thiên nhiên xinh đẹp tại đây như núi A lý sơn, thập phần cổ trấn, tứ phần cổ trấn.

Khí hậu tại Đài Loan vào mùa thu

dai loan 6

Mùa thu cảnh sắc tại đây rất lãng mạn, cây đang mùa lá vàng và rụng lá. Tháng 9 đến tháng 11 khí hậu tại Đài Loan bước vào mùa thu, thời tiết dễ chịu và có nắng nhẹ. Đài Loan vào mùa thu khoác lên mình chiếc áo vàng óng ánh, thiên nhiên đẹp không thua kém mùa xuân hay mùa hè đâu nhé.

Đến hồ Nhật Nguyệt vào buổi chiều tà cùng ngắm cảnh trời, cảnh hồ nhâm nhi ly cà phê. Cuộc sống đâu dễ tìm được những ngày bình yên, không bon chen với đời như thế. Nhiệt độ ở đài loan rất dễ chịu. Mùa thu các hồ, sông, suối có đầy nước nên rất thích hợp để chúng ta tham quan, ngắm cảnh ở đấy.

Nhiệt độ ở Đài Loan vào mùa Đông

dai loan 7
Nhiệt độ ở Đài Loan vào mùa Đông

Vào tháng 12 đến tháng 2 nhiệt độ ở đài loan sẽ giảm mạnh, trung bình lf từ 10 độ C đến 15 độ C. Ở khu vực Đài Nam sẽ ấm áp hơn sơ với Đài Bắc. Không khí lạnh từ Đại Lục thổi vào gặp hơi ấm của vùng biển Đài Loan sẽ ngưng tụ và xuất hiện mưa. Mưa xuống làm nhiệt độ giảm đi và vòng tuần hoàn đó diễn ra thường xuyên. Du lịch Đài Loan vào mùa đông cũng có rất nhiều điểm thú vị, tuy nhiên nếu bạn không chịu nổi cái lạnh, khí hậu tại Đài Loan thì nên cân nhắc.

Trải nghiệm trượt tuyết sẽ không thể thiếu hay tiết mục đắp người tuyết. Những việc mà chúng ta không thể trải nghiệm ở Việt Nam. Hoặc giữa cái lạnh rét này chúng ta cùng ngâm mình trong suối nước nóng thư giãn vừa là trải nghiệm thú vị.

Mỗi mùa sẽ có một nét đặc trưng, nét đẹp riêng. Có thể nói Đài Loan đẹp quanh năm. Nhưng chúng ta nên tìm hiểu xem những địa điểm tham quan mà mình thích hoạt động như thế nào. Khi các bạn muốn tham quan Đài Loan theo tour thì hãy liên hệ với chúng tôi để cùng đồng hành với các bạn. Rất hân hạnh được phục vụ các bạn.

Thủy văn Đài Loan

ban do 20
Thủy văn Đài Loan

Đài Loan có 151 sông suối, các sông có chiều dài vượt quá 100 km là Trạc Thủy, Cao Bình, Đạm Thủy, Tăng Văn, Đại Giáp, Ô, Tú Cô Loan. Trạc Thủy là sông dài nhất với 186,6 km, sông có lưu vực rộng nhất là Cao Bình. Chịu ảnh hưởng của hướng núi, dòng chảy thường theo hướng tây hay đông. Do dãy núi Trung ương nằm lệch đông, các sông trọng yếu nằm tại nửa phía tây. Mặc dù Đài Loan có lượng mưa dồi dào, song chịu ảnh hưởng của mùa mưa nên cạn vào mùa đông; chỉ có các sông Đạm Thủy, Đại Hán, Cơ Long tại khu vực Đài Bắc có lượng nước ổn định quanh năm. Đại đa số hồ nằm tại bên tây, song hồ tự nhiên chỉ là thiểu số, trong đó lớn nhất là đầm Nhật Nguyệt rộng 8 km².

Tổng chiều dài đường bờ biển Trung Hoa Dân Quốc hiện là hơn 1.813 km, địa hình ven biển Đài Loan khác biệt theo khu vực, phân thành bờ núi tạo thành mũi đất và vịnh biển tại miền bắc, bờ cát thẳng đơn điệu tại miền tây, bờ biển rạn san hô miền nam, bờ biển đứt đoạn tại miền đông do núi và biển liền kề. Đài Loan có hệ động thực vật hoang dã phong phú, ước tính 11% động vật và 27% thực vật là loài đặc hữu, như cá hồi Đài Loan; có hơn 3.000 loài thực vật có hoa, hơn 640 loài dương xỉ, hơn 3.000 loài cá, hơn 500 loài chim. Chính phủ lập 8 khu bảo hộ sinh thái tự nhiên với diện tích chiếm gần 20% lãnh thổ

Dân số Đài Loan

Dân số hiện tại của Đài Loan là 23.779.325 người vào ngày 18/11/2019 theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc.

Dân số Đài Loan hiện chiếm 0,31% dân số thế giới.

Đài Loan đang đứng thứ 56 trên thế giới trong bảng xếp hạng dân số các nước và vùng lãnh thổ.

Mật độ dân số của Đài Loan là 672 người/km2.

Với tổng diện tích đất là 35.410 km2. 78,16% dân số sống ở thành thị (18.518.291 người vào năm 2018).

Độ tuổi trung bình ở Đài Loan là 40 tuổi.

Dân số Đài Loan (năm 2019 và lịch sử)

Trong năm 2019, dân số của Đài Loan dự kiến sẽ tăng 64.158 người và đạt 23.785.860 người vào đầu năm 2020. Gia tăng dân số tự nhiên được dự báo là dương, vì số lượng sinh sẽ nhiều hơn số người chết đến 33.436 người. Nếu tình trạng di cư vẫn ở mức độ như năm trước, dân số sẽ tăng 30.722 người. Điều đó có nghĩa là số người chuyển đến Đài Loan để định cư sẽ chiếm ưu thế so với số người rời khỏi đất nước này để định cư ở một nước khác.

Theo ước tính của chúng tôi, tỷ lệ thay đổi dân số hàng ngày của Đài Loan vào năm 2019 sẽ như sau:

581 trẻ em được sinh ra trung bình mỗi ngày

489 người chết trung bình mỗi ngày

84 người di cư trung bình mỗi ngày

Dân số Đài Loan sẽ tăng trung bình 176 người mỗi ngày trong năm 2019.

Nhân khẩu Đài Loan 2018

Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2018, dân số Đài Loan ước tính là 23.726.432 người, tăng 67.633 người so với dân số 23.660.550 người năm trước. Năm 2018, tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên là dương vì số người sinh nhiều hơn số người chết đến 36.428 người. Do tình trạng di cư dân số tăng 31.205 người. Tỷ lệ giới tính trong tổng dân số là 1,001 (1.001 nam trên 1.000 nữ) cao hơn tỷ lệ giới tính toàn cầu. Tỷ lệ giới tính toàn cầu trên thế giới năm 2018 khoảng 1.017 nam trên 1.000 nữ.

Dưới đây là những số liệu chính về dân số ở Đài Loan trong năm 2018:

211.814 trẻ được sinh ra 175.386 người chết

Gia tăng dân số tự nhiên: 36.428 người

Di cư: 31.205 người

11.869.145 nam giới tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2018

11.857.287 nữ giới tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2018

Biểu đồ dân số Đài Loan 1950 – 2017

dai loan
Biểu đồ dân số Đài Loan 1950 – 2017

Biểu đồ dân số Đài Loan 1950 – 2017

dai loan 1
Biểu đồ dân số Đài Loan 1950 – 2017

Kinh tế Đài Loan

Sau khi dời sang Đài Loan vào năm năm 1949, Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc đề xuất nhiều kế hoạch kinh tế, trong thập niên 1960 phát triển thành nền kinh tế tư bản chủ nghĩa định hướng xuất khẩu. Ngày nay, chính phủ dần giảm thiểu can dự vào đầu tư và ngoại thương, một số ngân hàng quốc hữu và doanh nghiệp quốc doanh liên tục được tư hữu hóa. Năm 2014, tổng sản phẩm quốc nội đạt 523,567 tỷ USD, GDP/người đạt 22.317 USD. Chấp hành chính sách, xuất khẩu thương phẩm, đầu tư sản xuất trở thành động lực chủ yếu của cải cách sản xuất, sản phẩm cơ giới công nghiệp là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất]. Xuất siêu khổng lồ khiến dự trữ ngoại hối của Đài Loan chỉ đứng sau nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Nhật Bản và Nga (2014), dự trữ ngoại hối cuối tháng 7 năm 2015 là 421,96 tỷ USD. Đài Loan cùng với Hồng Kông, Hàn Quốc và Singapore được xếp vào nhóm Bốn con rồng châu Á. Năm 2014, GDP bình quân đầu người theo sức mua tương đương của Đài Loan là 45.853,742 USD, xếp thứ 19 thế giới.

ban do 21
Nền kinh tế hóa rồng của Đài Loan

Năm 2015, Báo cáo cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế thế giới xếp Đài Loan ở vị trí thứ 14. Căn cứ theo thống kê của Bộ Tài chính Trung Hoa Dân Quốc, năm 2014 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 588,07 tỷ USD, tổng kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu lần lượt là 313,84 tỷ USD và 274,23 tỷ USD. Sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ 32,1% GDP vào năm 1952, và giảm xuống còn 1,7% vào năm 2013. Không giống các quốc gia như Hàn Quốc hay Nhật Bản, kinh tế Đài Loan chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, thay vì các tập đoàn quy mô lớn. Đài Loan nhập khẩu nhiều nhất từ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Ả Rập Xê Út và Hàn Quốc, các quốc gia Đài Loan xuất khẩu nhiều nhất là nước Cộng hòa Nhận dân Trung Hoa, Hồng Kông, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Singapore, các đối tác mậu dịch chủ yếu khác là Malaysia, Đức, Úc, Indonesia, Philippines, Việt Nam, Thái Lan.

Năm 2008, Đài Loan đầu tư sang nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa hơn 150 tỷ USD, ước tính có 50.000 thương gia, và một triệu doanh nhân Đài Loan cùng thành viên gia đình định cư tại Trung Quốc đại lục. Nhằm giảm giá thành sản xuất, rất nhiều ngành công nghiệp chế tạo và công nghiệp thâm dụng lao động chuyển dời từ Đài Loan sang Trung Quốc đại lục và Đông Nam Á, gây ra tình trạng phi công nghiệp hóa. Tình trạng này khiến tỷ lệ thất nghiệp đạt mức cao nhất kể từ khủng hoảng dầu mỏ, từ năm 2000 đến năm 2008 tỷ lệ thất nghiệp bình quân vượt quá 4%

Hành chính Đài Loan

ban do 23
Hành chính Đài Loan

Sau khi chính phủ Trung Hoa Dân Quốc dời sang Đài Loan vào năm 1949, họ chỉ có thể thống trị các đảo thuộc tỉnh Đài Loan (bao gồm đảo Đài Loan, quần đảo Bành Hồ) và tỉnh Phúc Kiến (bao gồm Kim Môn, Mã Tổ). Ngoài ra, chính phủ Trung Hoa Dân Quốc còn khống chế quần đảo Đông Sa, và đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa trên biển Đông, giao các đảo này cho thành phố Cao Hùng phụ trách quản lý. Trung Hoa Dân Quốc tham gia tranh chấp chủ quyền quần đảo Trường Sa (gọi là Nam Sa) và quần đảo Senkaku (gọi là Điếu Ngư đài). Từ năm 1949 trở đi, chính phủ Trung Hoa Dân Quốc từng nhiều lần cải cách phân chia hành chính nhằm tổng hợp phát triển khu vực. Trong đó, chức năng của chính phủ cấp tỉnh của tỉnh Phúc Kiến và tỉnh Đài Loan lần lượt được tinh giản vào năm 1956 và 1998, chỉ duy trì công tác mang tính tượng trưng.

Ngoài ra, vào năm 1967 và năm 1979, thành phố Đài Bắc và thành phố Cao Hùng lần lượt được tách khỏi tỉnh Đài Loan để chuyển sang trực thuộc trung ương. Năm 2010, chính phủ lại chuyển các thành phố Tân Bắc, Đài Trung, Đài Nam sang trực thuộc trung ương. Năm thành phố này cũng là năm thành thị trọng yếu nhất của Trung Hoa Dân Quốc hiện nay, trong đó Tân Bắc nguyên là huyện Đài Bắc, Đài Trung cùng Đài Nam và Cao Hùng hợp nhất với các huyện cùng tên. Hiện nay, tỉnh Đài Loan được phân thành 12 huyện và 3 thành phố, tỉnh Phúc Kiến được phân thành 2 huyện, bên dưới là 157 khu thuộc các thành thị, và 211 hương trấn thuộc các huyện. Năm 2014, huyện Đào Viên được chuyển thành thành phố Đào Viên trực thuộc trung ương.

Tài nguyên thiên nhiên Đài Loan

ban do 22
Tài nguyên thiên nhiên Đài Loan

Đảo ngọc Đài Loan tuy không lớn nhưng lại tiềm ẩn bên trong nguồn tài nguyên thiên nhiên và diện mạo nhân văn rất dồi dào và phong phú. Trong một khoảng thời gian rất dài, đảo quốc này đã được gọi là Formosa – hòn đảo xinh đẹp. Đó chính là cách gọi của tuyển thủ Bồ Đào Nha khi họ lần đầu tiên cập bến đến hòn đảo này. Du lịch Đài Loan bạn sẽ thấy được vẻ đẹp tự nhiên với những bờ biển trong xanh, thơ mộng thật rất xứng đáng với cái tên gọi đó.

Do được các lớp của Trái Đất vận động không ngừng, tạo thành địa hình của Đài Loan có một nguồn tài nguyên thiên nhiên độc đáo với những cảnh quan phong phú của đồi núi cao, những gò đồi và những bình nguyên, bờ biển…Cùng với đó là đường chí tuyến Bắc đi qua miền Trung của Đài Loan khiến Đài Loan có hệ sinh thái tự nhiên đa dạng của nhiệt đới, ôn đới và nhiệt đới á, trong đó có các loại nguyên sinh quý hiếm chiếm một tỷ lệ rất cao nhờ đó mà Đài Loan đã trở thành một địa danh bảo tồn sinh thái trên thế giới.

Nằm dọc theo bờ biển phía đông nam của lục địa Châu Á ở rìa phía tây của Thi Bình Dương, nằm giữa Nhật Bản và Philippines và ngay tại trung tâm Đông Nam Á, Đài Loan đã tạo thành một đường quang trọng trong truyền thông của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Đảo có diện tích khoảng 36.000 km2, hai phần ba của đảo được che phủ bởi núi rừng còn lại là nhiều đồi núi, vùng đồng bằng ven biển và các lưu vực, dãy núi trung tâm trải dài theo toàn bộ từ Bắc vào nam, do đó đã tạo thành một đường tự nhiên cho các con sông ở hai bên phía Tây và phía Đông của hòn đảo.

Formosa – hòn đảo xinh đẹp , khí hậu của Đài Loan có 4 mùa rõ rêt. Mùa xuân từ tháng 3 đến tháng 4 còn mùa hè thì từ thàng 5 đến tháng 9 màu này không khí nống và ẩm ướt và mùa thu là bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 11, cuối cùng là mùa đông từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau.

Mặc dù là một hải đảo nhưng Đài Loan lại có 2/3 diện tích là đồi núi cao và rừng cây rậm rạp, có lẽ cũng chính điều này đã tạo nên một cảnh sắc thiên nhiên đặc sắc cho vùng đất này.

Nếu bạn nào yêu thích leo núi thì một tour du lịch Đài Loan sẽ rất lý thú đối với các bạn. Đài Loan có rất nhiều rừng và có 258 đỉnh núi với độ cao hơn 3000m, chính vị địa lý đã làm cho Đài Loan khách biệt với các nước khác trên thế giới. Chính vì núi có ở bất cứ đâu nên leo núi chính là một hoạt động giải trí phổ biến tại nơi đây. Bạn có thể chọn đi bộ trên núi ở vùng ngoại ô của thành phố hay chấp nhận những thách thức trong việc leo lên những ngọn núi cao.

Để bảo vệ nền sinh thái và bảo tồn những cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp nên Đài Loan đã cho xay dựng 7 công viên quốc gia với 13 khu bảo tồn phong cảnh quốc gia, nơi đây tập hợp mọi tinh hoa của phong cảnh thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên du lịch của Đài Loan. Vườn quốc gia Taroko là một khe núi hẹp được tại ra bởi một con sông cắt qua dãy núi. Vườn quốc gia Yushan có moojtj cột mốc quan trọng nhất của Đài Loan và đây cũng là đỉnh cao nhất trong Đông Bắc Á. Vườn quốc gia Yangmingshan có các miệng núi lửa và hồ, vườn quốc gia Xueba thì lại có các sườn dốc rất nguy hiểm. Vườn quốc gia Kending có khu vực nhiệt đới duy nhất của Đài Loan và vườn quốc gia Kinmen với các ngọn đồi đá granite.

Đài loan có một hệ sinh thái biển vô cùng phong phú, ở Thái Bình Dương về phía đông của Đài Loan bạn có thể thấy các nhóm cá heo spinner, cá heo bottlenose và cá heo Risso nhảy lên khỏi mặt nước. biển Kending ở phía Nam của đảo đài Loan xanh biếc với các rạn san hô tuyệt đẹp.

Vì có khí hậu nóng và ẩm ướt cùng với nhiều địa hình khác bao gồm các bãi cat vàng, các lưu vực, các vùng đồng bằng, các cao nguyên và núi. Cuối cùng hòn đảo chính là nơi ở của động thực vật trong đó có nhiều loại đặc hữu và do đó có thẻ được coi là một công viên sinh thái khổng lồ. Chính bởi sự hình thành bùn và rừng ngập mặn dọc theo bờ biển mà một số lượng lớn các loài chim di cư từ khắp nơi trên thế giới kéo đến Đài Loan, các dụng cụ ven biển làm một nơi tạm trú và nghỉ ngơi cho cuộc hành trình tiếp theo. Vào mùa xuân và mùa hè thì các loài chin thường hay rời đi và sẽ quay lại vào mùa đông.

Trên đây là những thông tin liên quan đến bản đồ Đài Loan do 350.org.vn  tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Hy vọng bài viết trên đây sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin cần thiết liên quan đến đất nước xinh đẹp này.

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *