Bản đồ Đông Nam Á – Những thông tin cần biết về Đông Nam Á

Đông Nam Á thuộc khu vực châu Á, với tổng là mười một quốc gia, tổng diện tích là 4,523 triệu km2, tổng dân số là 568,3 triệu người với mật độ là 126 người/km2. Để hiểu rõ hơn chúng ta hãy xem bản đồ Đông Nam Á thể hiện cụ thể về vị trí địa lý và tự nhiên trên bản đồ Đông Nam Á, về con người, xã hội và kinh tế qua bản đồ hành chính Đông Nam Á, chứa đầy đủ thông tin, độ chính xác cao, màu sắc bắt mắt. Hãy cùng chúng tôi hiểu rõ hơn về Đông Nam Á thông qua bài viết dưới đây nhé.

Vị trí địa lý của Đông Nam Á

Đông Nam Á thuộc châu Á, phía Nam tiếp giáp với Trung Quốc, phía Đông tiếp giáp với Ấn Độ, phía Bắc tiếp giáp với Úc
Đông Nam Á là mắt xích móc nối giữa lục địa Á – Âu với châu Đại Dương, liền kề với Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương
Đông Nam Á gồm mười một quốc gia được phân làm hai nhóm chính là lục địa và hải đảo, cụ thể các quốc gia lục địa gồm Viet Nam, Lao, Campuchia, Thai Lan và Myanmar; các quốc gia hải đảo gồm Singapore, Malaysia, Indonesia, Phillipine, Brunei và Đông Timor. Điều đặc biệt chỉ riêng có Lào là không giáp biển, Singapore và Phillipine giáp với các quốc gia khác là hải giới.

Vị trí địa lý

Địa hình của Đông Nam Á

Đông Nam Á là nơi giao thoa của nhiều mảng địa chất có núi lửa và động đất hoạt động mạnh
Địa hình Đông Nam Á là các dãy núi chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam hoặc Bắc – Nam.
Đông Nam Á có nhiều đảo và quần đảo, đồi núi, ít đồng bằng, mất cái nọ được cái kia, tuy ít đồng bằng nhưng đất ở đây được thiên nhiên ưu ái là đất màu mỡ, phù sa, đất feralit, đặc biệt là nguồn khoáng sản phong phú gồm than, thiếc, đồng, dầu mỏ,… Đây là nguồn tài nguyên đất cũng như khoáng sản trọng điểm giúp Đông Nam Á phát triển với nền kinh tế được như ngày nay.

Lược đồ địa hình ĐNA

Khí Hậu của Đông Nam Á

Khí hậu Đông Nam Á trên bản đồ tự nhiên được thể hiện rõ nét qua những kí hiệu và màu sắc khác nhau, cụ thể ở đây là kiểu khí hậu gió mùa, nóng, ẩm, mưa nhiều, nhờ khí hậu như vậy nên hệ thực vật cũng đa dạng và phong phú

Nhiệt độ cao, độ ẩm lớn giúp hệ thực vật quanh năng tươi tốt, đồng nghĩa với việc Đông Nam Á phát triển về nền nông nghiệp.

Riêng chỉ có một số nơi trên bán đảo Trung Ấn là khí hậu thời tiết khác biệt đôi chút so với khí hậu tổng thể của Đông Nam Á, ở đây có rừng rụng lá theo mùa, rừng thưa và xa van cây bụi

Khí Hậu của Đông Nam Á

Nhìn trên bản đồ Đông Nam Á về tự nhiên, chúng ta còn xem được hướng gió và từng loại gió ở đây:

Mùa hạ: Gió thổi xuất phát từ bán cầu Nam bay theo hướng Đông Nam, đi qua xích đạo và đổi hướng thành gió Tây Nam nóng, ẩm dẫn đến mưa nhiều.
Mùa đông: Gió thổi xuất phát từ khu vực áp cao Xi – bia đi về khu vực áp thấp xích đạo mang khí hậu khô và lạnh, nhờ có gió mà khí hậu không bị khô hạn nhưng lại bị ảnh hưởng của bão nhiệt đới tạo thành áp thấp trên biển.

Thủy Văn của Đông Nam Á

Do vị trí địa lý nằm án ngữ trên con đường hàng hải nối liền giữa Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương, Đông Nam Á từ lâu vẫn được coi là cầu nối giữa Trung Quốc, Nhật Bản với Ấn Độ, Tây Á và Địa Trung Hải. Thậm chí đến gần đây, một số nhà nghiên cứu vẫn gọi khu vực này là “ống thông gió” hay “ngã tư đường”.

Việc đi lại bằng thuyền ở đây đã có từ thời rất xa xưa. Có thể nói cư dân nơi đây đã biết đóng thuyền bè mảng và thuyền đi biển rất sớm. Dựa trên các tài liệu cổ học, W. Solheime đã nhận định rằng kỹ thuật đi biển xuất hiện sớm nhất ở vùng duyên hải quần đảo Sulu, giữa Mindanao, Borneo và đảo Celebes khoảng 8000 – 9000 năm trước. Kĩ thuật hàng hải cổ đạt đến đỉnh cao vào khoảng thế kỷ V TCN khi những hình thuyền cỡ dáng to lớn, kiểu cong mũi, cong lái được khắc trên nhiều trống đồng Đông Sơn. Các thư tịch cổ Trung Quốc từ thế kỷ III cũng xác nhận rằng các sư tăng Trung Hoa sang Ấn Độ đều đi trên những thuyền gọi là “Côn Luân bản”, dài đến 50m, trọng tải đến 600 tấn, có thể chở hàng trăm người, có buồm lớn, buồm con… của các nước thương nghiệp Đông Nam Á. Những con thuyền này đều có cột, giương buồm đã vượt khơi nối liền Đông Nam Á với Trung Quốc và Ấn Độ, chở người và hàng hóa, từ đầu Công nguyên cho đến thế kỷ XV-XVI. Trong cuộc hành trình này, một số thuyền bị đắm. P.Y. Manguin đưa ra một danh mục 10 thuyền bị đắm đã được khảo cổ học dưới nước phát hiện và nghiên cứu trong đó có 2 thuyền ở Pahang (Malaysia) và Agusan (Philippines) có niên đại từ thế kỷ III-V; 3 thuyền thuộc thế kỷ V-VI và những thuyền khác thuộc thế kỷ VII-XIV. Trên tường khu đền Borobudur còn có phù điêu hình con thuyền buồm lớn nhiều mái chèo, gần giống với những hạm thuyền của La Mã cổ đại

Đại dương và biển ở Đông Nam Á

Việc buôn bán bằng đường biển với Đông Nam Á đã khá nhộn nhịp từ thế kỷ II. Đến thế kỷ VII, thuyền buôn Ả Rập đã thường xuyên đến vùng này để mua hương liệu, gia vị. Không phải ngẫu nhiên mà ở đây đã có mặt những nhà địa lý hay du lịch, nhà truyền giáo hay ngoại giao của cả phương Đông và phương Tây. Trong suốt chiều dài của cuộc hàng trình nổi lên những nhà thám hiểm như Claudius Ptolemaeus, Khang Thái, Nghĩa Tình, Pháp Hiển, Trịnh Hòa, Marco Polo, Chu Đạt Quang… Họ đã đến đây xem xét, ghi chép và để lại những tài liệu quý giá cho đời sau. Cũng không phải ngẫu nhiên mà nhiều nhà nghiên cứu coi Đông Nam Á là một bộ phận của hệ thống mậu dịch thế giới, nối liền hai thế giới Đông – Tây, có từ thời truyền bá đạo Phật, đạo Hindu cho đến tận ngày nay.

Đông Nam Á là khu vực văn hóa lâu đời, có nguồn gốc và bản sắc riêng của mỗi dân tộc, bên cạnh những nét chung do mối quan hệ từ lâu đời trên nhiều lĩnh vực. Dù có chịu nhiều ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc, văn hóa Ấn Độ, nền văn hóa Đông Nam Á vẫn mang tính riêng biệt độc đáo.

Dân số của Đông Nam Á

Dân số hiện tại của các nước Đông Nam Á là 664.689.948 người vào ngày 07/11/2019 theo số liệu từ Liên Hợp Quốc.

Tổng dân số các nước Đông Nam Á hiện chiếm 8,59% dân số thế giới. Đông Nam Á hiện đang đứng thứ 3 ở khu vực Châu Á về dân số. Mật độ dân số của Đông Nam Á là 153 người/km2.

Với tổng diện tích là 4.340.239 km2. 48,70% dân số sống ở khu vực thành thị (324 người vào năm 2017). Độ tuổi trung bình ở khu vực Đông Nam Á là 29 tuổi.

Biểu đồ dân số Đông Nam Á 1950 – 2017
Biểu đồ tỷ lệ gia tăng dân số Đông Nam Á 1951 – 2017

Kinh tế của Đông Nam Á

Đông Nam Á là con đường hàng hải móc nối giữa lục địa Á – Âu với châu Đại Dương, liền kề với Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương chính vì vậy Đông Nam Á được gọi là khu vực ống thông gió.

Chính vì vậy nền kinh tế biển của Đông Nam Á phát triển khá mạnh được thể hiện rõ nét trên bản đồ.

Theo như trên bản đổ thì Đông Nam Á cũng là khu vực phát triển theo hướng hiện đại hoá thiết bị, chuyển giao công nghệ và sản xuất các mặt hàng xuất khẩu giúp tăng tỉ trọng công nghiệp, dịch vụ trong GDP.

Một số ngành công nghiệp phát triển hiện nay như sản xuất và lắp ráp ô tô, thiết bị điện tử, khai thác khoáng sản, dệt may và chế biến thực phẩm,…

Nền nông nghiệp chủ yếu là trồng lúa nước, trồng cây công nghiệp, chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ hải sản.

Kinh tế của Đông Nam Á phát triển và cơ cấu theo hướng tăng tỉ trọng GDP về ngành công nghiệp, giảm tỉ trọng GDP về ngành nông nghiệp.

Tăng trưởng ở một số nước Đông Nam Á

Hành chính của Đông Nam Á

Cơ quan lập pháp tại các quốc gia Đông Nam Á được tổ chức theo 2 hệ thống: Hệ thống lưỡng viện gồm các quốc gia: Thái Lan, Campuchia, Myanmar, Malaysia, Indonesia và Philippines. Hệ thống đơn viện gồm các quốc gia: Việt Nam, Lào, Singapore, Brunei và Đông Timor. Quốc hội Indonesia được xem là nghị viện có số đại biểu đông nhất Đông Nam Á, với 692 thành viên (132 ở thượng viện và 560 ở hạ viện). Quốc hội Brunei có số thành viên ít nhất, chỉ có 36 nghị sĩ.

Tài nguyên thiên nhiên của Đông Nam Á

Tác động của khai thác khoáng sản

Hoạt động khai thác khoáng sản đã phát triển mạnh từ thập kỷ trước ở nhiều quốc gia giàu tài nguyên của Châu Á như Campuchia, Indonesia, Phillipines và Ấn Độ, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng của thế giới về than đá, đồng và các loại khoáng sản khác. Mặc dù khai thác khoáng sản là nguồn thu quan trọng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của nhiều quốc gia, nhưng ngành này cũng gắn liền với những tác động môi trường và xã hội nghiêm trọng, đặc biệt là hiện tượng suy thoái tài nguyên rừng và nguồn nước. Hầu hết các mỏ quặng đều nằm dưới những cánh rừng và thủy vực có chức năng tạo sinh kế cho người dân.

Các phương pháp khai mỏ hiện nay như nổ mìn hoặc khoan đều rất thô sơ, và không hề có nỗ lực nào nhằm khôi phục lại những khu vực đã khai thác do chi phí hoàn nguyên thường cao hơn nhiều so với giá trị khoáng sản. Tác động môi trường tiêu cực từ khai mỏ thường xảy ra ngay trong chính bản thân quá trình khai thác và các hoạt động liên quan như dọn mặt bằng mỏ, vận chuyển và chế biến quặng. Suy thoái rừng và ô nhiễm nước do khai thác khoáng sản không chỉ tác động đến hệ sinh thái mà còn tác động đến sinh kế của người dân sống phụ thuộc vào nguồn tài nguyên này.

Điều đáng tiếc là các công ty khai khoáng ở các nước đang phát triển khu vực Châu Á đều rất ít quan tâm đến tác động môi trường. Trong khi đó, bản thân chính phủ các quốc gia này lại thiếu năng lực hành chính – kỹ thuật cũng như ý chí chính trị để quản lý và kiểm soát hiệu quả lĩnh vực này. Vấn đề này lại càng trở nên trầm trọng hơn bởi một thực tế là thoả thuận khai thác khoáng sản giữa chính phủ và các doanh nghiệp còn thiếu minh bạch, và nỗ lực nhằm kiểm soát nghiêm minh các hoạt động khai khoáng còn bị làm ngơ do sức hấp dẫn lợi nhuận mang lại. Những khu vực bị tàn phá do khai thác thường bị bỏ quên, và tổn hại môi trường hầu như không thể ngăn chặn được.

Phá rừng

Khai thác khoáng sản là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng phá rừng và suy thoái rừng, vì những khoáng sản có giá trị thương mại thường được tìm thấy dưới lòng đất, bên dưới những cánh rừng. Hoạt động khai mỏ theo kiểu hầm lò với quy mô lớn có thể dẫn đến suy thoái rừng nghiêm trọng do phải đốn sạch rừng để lấy mặt bằng khai thác. Cơ sở hạ tầng được xây dựng cho khai thác tạm thời như đường xá, hầm mỏ, đập cũng tác động đến môi trường. Một số lượng lớn gỗ còn được sử dụng để làm trụ chống hầm mỏ, hay trong trường hợp khai thác dưới sâu, gỗ được sử dụng như nguyên liệu để phục vụ hoạt động khai thác.

Suy thoái rừng do khai thác khoáng sản còn có những tác động khác như làm suy giảm năng suất môi trường tự nhiên, tạo ra nhiều rủi ro như lũ lụt, lở đất, các dạng thời tiết bất thường và các thảm họa thiên nhiên khác cho cộng đồng địa phương

Tiêu dùng nước và gây ô nhiễm nguồn nước

Khoáng sản thường được phát hiện ở những khu vực gần thượng nguồn hoặc kênh dẫn nước của các dòng sông. Do đó, hoạt động khai khoáng có thể đe dọa đáng kể đến sông và nguồn nước theo một số cách khác nhau.

Ô nhiễm kim loại nặng xuất hiện khi một số kim loại (như asen, coban, đồng, chì và bạc) từ các quặng được khai thác hoặc từ các hầm mỏ thoát ra và hòa tan trong nước. Quá trình ô nhiễm xuất hiện khi các chất hóa học, như xyanua được sử dụng để tách các khoáng chất cần thiết ra khỏi quặng, bị rò rỉ hoặc ngấm từ các khu mỏ ra các nguồn nước gần đó. Nhiều khi, để tiết kiệm chi phí, các công ty khai thác khoáng sản có thể còn chủ tâm đổ thải vào các thủy vực.

Hiện tượng ô nhiễm và lắng đọng trầm tích ở các sông và biển do khai thác khoáng sản cũng có thể đe dọa đến đa dạng sinh học trong các thủy vực, đe dọa đến sức khỏe của người dân gần đó, và xa hơn nữa là làm ảnh hưởng đến các cộng đồng sống phụ thuộc vào nguồn nước. Các chất thải có thể làm bẩn các nguồn nước dự trữ khác như các túi nước ngầm. Xói lở từ các mái dốc không có rừng bao phủ làm các con sông đầy ắp bùn phù sa và làm tăng khả năng lũ lụt. Khai thác khoáng sản gần các lưu vực sông, đặc biệt là mỏ than hầm lò càng làm tăng thêm những nguy cơ tai nạn do bị ngập lụt.

Độc chất xyanua và thủy ngân được sử dụng trong quá trình tuyển vàng đã gây ra ô nhiễm nước mặt và nguồn nước ngầm ở các quốc gia như Campuchia, Myanmar và Philippin. Việc sử dụng hóa chất không đúng tiêu chuẩn gây ra những thiệt hại lớn cho môi trường và có thể dẫn tới những tác động nguy hại cho sức khỏe cộng đồng và các hệ sinh thái.

Nhu cầu tiêu thụ nước quá lớn của hoạt động khai thác khoáng sản cũng gây ảnh hưởng đến nguồn cung nước. Ở Ấn Độ, từ 2005 – 2006, ước tính 77 triệu tấn nước đã được sử dụng để khai thác quặng sắt; lượng nước cung cấp đủ cho nhu cầu sinh hoạt của hơn 3 triệu người. Tại mỏ khai thác than non Neyveli ở Tamil Nadu, 40 triệu lít nước được bơm và thải ra hàng ngày. Phần lớn tại các khu vực khai khoáng ở Ấn Độ, người dân đều nhận thấy sự khan hiếm nước nghiêm trọng do khai thác khoáng sản. Cộng đồng địa phương ở Philippens lo sợ rằng ô nhiễm và hiện tượng lắng đọng trầm tích ở các con sông do khai thác khoáng sản có thể làm suy giảm nguồn nước, giảm năng suất lúa gạo và thủy sản.

Tác động của việc đốn gỗ

Khai thác gỗ trái phép, phát triển đồn điền cây công nghiệp (như cọ dầu, cao su), và khai thác khoáng sản đã và đang dẫn tới vấn nạn mất rừng ở nhiều quốc gia Châu Á. Trong những năm gần đây, nhận thức của các nhà hoạch định chính sách, nông dân và cộng đồng nói chung về tác động do suy thoái rừng đối với nguồn nước, đặc biệt là hiện tượng lũ lụt, đã được nâng cao hơn.

Rừng và nước

Rừng góp phần giữ ổn định nguồn cấp nước, giảm thiểu nguy cơ hạn hán cũng như lũ lụt. Rừng còn giúp cân bằng dòng chảy cố định cho các hệ sinh thái và các trung tâm đô thị. Theo các chuyên gia về tài nguyên thiên nhiên ở Thái Lan và Philippines, hiện đang diễn ra tình trạng thiếu nước trong mùa khô và lũ lụt trong suốt mùa mưa ở ngay trong chính các vùng rừng. Họ cho rằng có hiện tượng này một phần do suy thoái rừng và tác động của biến đổi khí hậu.

Suy thoái rừng có thể làm gia tăng nguy cơ lũ lụt. Phá rừng làm tăng lũ lụt vào mùa mưa do tầng thổ nhưỡng không có lớp thực bì che phủ, không thể giữ được nước được như khi còn rừng. Hàng năm, hàng ngàn người ở Bangladesh phải di chuyển khỏi nơi cư trú vì xói lở ven sông do rừng ở thượng nguồn bị chặt hạ để lấy gỗ. Do mật độ dân số cao, những người dân này không có nhiều sự lựa chọn, vì vậy họ thường bị đẩy ra sống ở các khu vực không an toàn vùng ven biển.

Khai thác gỗ thường tác động đến tài nguyên nước. Hoạt động chế biến gỗ, cũng tương tự như quá trình chế biến khoáng sản, đều có nhu cầu nước cao và có khả năng làm ô nhiễm sông suối.

Vai trò của tài nguyên nước

Nước là tài nguyên bị tác động nhiều nhất từ khai thác tài nguyên rừng và khoáng sản. Như đã trình bày ở trên, khai thác khoáng sản làm ô nhiễm nguồn nước, khai thác gỗ làm suy giảm khả năng cung cấp nước do mất rừng – yếu tố đảm bảo cân bằng nước cho toàn lưu vực. Đây là mối quan tâm đặc biệt bởi nước đang ngày càng trở thành một món hàng khan hiếm trên thế giới, do sức ép từ dân số, các công trình thủy lợi, hay tính bất thường của khí hậu do ảnh hưởng của hiện tượng nóng lên toàn cầu.

Xây dựng các đập thủy điện cũng thường phá hủy đáng kể diện tích rừng. Các dự án thủy điện lớn ở khu vực Đông Nam Á đã được dự báo là sẽ phá hủy khá nhiều rừng ở khu vực hồ chứa nước và ở vùng lân cận để xây dựng đường. Những dự án này còn tạo “cơ hội” cho hoạt động phá rừng ở nhiều nơi phục vụ cho việc tái định cư của những cộng đồng bị di dời.

Trên đây là những thông tin về Đông Nam Á do 350.org.vn tổng hợp và chia sẻ đến các bạn, Hy vọng  qua bài viết trên sẽ đem lại những kiến thức cho các bạn hiểu rõ hơn về vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, dân cư cũng như kinh tế của Đông Nam Á thuộc vùng châu á. Các bạn cũng có thể tìm hiểu thêm những kiến thức về văn hóa, dân tộc cũng như nền văn minh Đông Nam Á để có những kiến thức khi muốn đi du lịch những nước trong khu vực này.

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *