Bản đồ Hải Phòng – Những thông tin cần biết liên quan đến bản đồ Hải Phòng

Hải Phòng là thành phố cảng quan trọng, trung tâm công nghiệp, cảng biển lớn nhất phía Bắc Việt Nam, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa, y tế, giáo dục, khoa học, thương mại và công nghệ của Vùng duyên hải Bắc Bộ. Đây là thành phố lớn thứ 3 Việt Nam, lớn thứ 2 miền Bắc sau Hà Nội và là một trong 5 thành phố trực thuộc trung ương tại Việt Nam, là đô thị loại I, trung tâm cấp vùng và cấp quốc gia cùng với Đà Nẵng và Cần Thơ. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những thông tin về bản đồ Hải Phòng, cùng theo dõi nhé!

Vị trí địa lý Hải Phòng

Bản đồ Vị trí địa lý Hải Phòng

Hải Phòng là một thành phố ven biển thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng, có vị trí địa lý:

Phía bắc giáp tỉnh Quảng Ninh
Phía tây giáp tỉnh Hải Dương
Phía nam giáp tỉnh Thái Bình
Phía đông giáp Vịnh Bắc Bộ thuộc Biển Đông.
Thành phố Hải Phòng cách huyện đảo Bạch Long Vĩ (thuộc thành phố) khoảng 70km, cách Hà Nội 120km về phía đông đông bắc.

Các điểm cực:

Cực Bắc của thành phố thuộc xã Lại Xuân, huyện Thủy Nguyên
Cực tây thuộc xã Hiệp Hòa, huyện Vĩnh Bảo
Cực nam thuộc xã Vĩnh Phong, huyện Vĩnh Bảo
Cực Đông thuộc đảo Bạch Long Vĩ ở huyện đảo Bạch Long Vĩ.

Địa hình Hải Phòng

Địa hình phía bắc của Hải Phòng là vùng trung du, có đồi xen kẽ với đồng bằng và ngả thấp dần về phía nam ra biển. Khu đồi núi này có liên hệ với hệ núi Quảng Ninh, di tích của nền móng uốn nếp cổ bên dưới, nơi trước đây đã xảy ra quá trình sụt võng với cường độ nhỏ, gồm các loại cát kết, đá phiến sét và đá vôi có tuổi khác nhau được phân bố thành từng dải liên tục theo hướng Tây Bắc – Đông Nam từ đất liền ra biển gồm hai dãy chính. Dãy chạy từ An Lão đến Đồ Sơn đứt quãng, kéo dài khoảng 30 km có hướng Tây Bắc – Đông Nam gồm các núi: Voi, Phù Liễn, Xuân Sơn, Xuân Áng, núi Đối, Đồ Sơn, Hòn Dáu. Dãy Kỳ Sơn – Tràng Kênh và An Sơn – Núi Đèo, gồm hai nhánh: nhánh An Sơn – Núi Đèo cấu tạo chính là đá cát kết có hướng tây bắc đông nam gồm các núi Phù Lưu, Thanh Lãng và Núi Đèo; và nhánh Kỳ Sơn – Trang Kênh có hướng tây tây bắc – đông đông nam gồm nhiều núi đá vôi.

Khí hậu Hải Phòng

Bản đồ Khí hậu Hải Phòng

Thời tiết Hải phòng mang tính chất cận nhiệt đới ẩm ấm đặc trưng của thời tiết miền Bắc Việt Nam: mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều, mùa đông khô và lạnh, có 4 mùa xuân, hạ, thu, đông tương đối rõ rệt. Nhiệt độ trung bình vào mùa hè vào tháng 7 là 28,3 °C, tháng lạnh nhất là tháng 1: 16,3 °C. Số giờ nắng trong năm cao nhất là các tháng mùa hè và thấp nhất vào tháng 2, độ ẩm trung bình trên 80%, lượng mưa 1600–1800 mm/năm. Tuy nhiên thành phố cũng phải hứng chịu những đợt nắng nóng và đợt lạnh bất thường, năm 2011 nhiệt độ trung bình tháng 1 của thành phố xuống tới 12,1 °C, gần đây nhất ngày 24/1/2016 thành phố trải qua ngày có nhiệt độ lạnh trung bình thấp kỷ lục,nhiệt độ thấp nhất xuống tới 4,2 °C. Trung bình cả năm 23,4 °C.

Dữ liệu khí hậu của Hải Phòng (Phù Liễn)
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
Cao kỉ lục °C (°F) 30.4 34.4 35.4 37.4 41.5 38.5 38.5 39.4 37.4 36.6 33.1 30.0 41,5
Trung bình cao °C (°F) 19.8 19.7 22.0 26.2 30.5 31.8 32.1 31.5 30.7 28.7 25.5 22.2 26,7
Trung bình ngày, °C (°F) 16.3 16.7 19.2 22.9 26.5 28.0 28.4 27.8 26.8 24.5 21.3 18.1 23,1
Trung bình thấp, °C (°F) 14.2 14.9 17.5 20.9 24.0 25.4 25.9 25.2 24.2 21.8 18.6 15.5 20,7
Thấp kỉ lục, °C (°F) 5.9 4.5 6.1 10.4 15.5 18.4 20.3 20.4 15.6 12.7 9.0 4.9 4,5
Lượng mưa, mm (inch) 26
(1.02)
29
(1.14)
49
(1.93)
93
(3.66)
202
(7.95)
247
(9.72)
226
(8.9)
359
(14.13)
253
(9.96)
155
(6.1)
39
(1.54)
20
(0.79)
1.697
(66,81)
% độ ẩm 83.1 87.7 90.8 90.5 86.9 86.1 85.8 87.8 85.3 81.4 77.9 78.3 85,1
Số ngày mưa TB 8.3 13.4 17.1 13.9 12.3 14.6 13.5 17.4 13.8 10.6 6.3 5.2 146,4
Số giờ nắng trung bình hàng tháng 87 46 43 88 190 183 207 179 187 190 156 139 1.693

So với Hà Nội, thời tiết Hải Phòng có một chút khác biệt, thành phố mát hơn khoảng gần 1 độ vào mùa hè và lạnh hơn một chút về mùa đông, trong 30 năm gần đây do ảnh hưởng biến đổi khí hậu nhiệt độ thành phố đang có xu hướng tăng lên.

Thủy văn Hải Phòng

Bản đồ Thủy văn Hải Phòng

Sông ngòi ở Hải Phòng khá nhiều, mật độ trung bình từ 0,6 – 0,8 km/1 km². Độ dốc khá nhỏ, chảy chủ yếu theo hướng Tây Bắc Đông Nam. Đây là nơi tất cả hạ lưu của sông Thái Bình đổ ra biển, tạo ra một vùng hạ lưu màu mỡ, dồi dào nước ngọt phục vụ đời sống con người nơi đây. Các con sông chính ở Hải Phòng gồm

– Sông Đá Bạc – hoặc sông Bạch Đằng dài hơn 32 km, là nhánh của sông Kinh Môn đổ ra biển ở cửa Nam Triệu, là ranh giới giữa Hải Phòng với Quảng Ninh.
– Sông Cấm dài trên 30 km là nhánh của sông Kinh Môn, chảy qua các quận,huyện An Dương, Thủy Nguyên, Hồng Bàng, Ngô Quyền, Hải An và đổ ra biển ở cửa Cấm.
– Sông Lạch Tray dài 45 km, là nhánh của sông Kinh Thầy, từ Kênh Đồng ra biển bằng cửa Lạch Tray qua địa phận Kiến An, An Dương và cả nội thành.
– Sông Văn Úc dài 35 km chảy từ quý Cao, đổ ra biển qua cửa sông Văn Úc làm thành ranh giới giữa hai huyện An Lão và Tiên Lãng.

Sông Thái Bình có một phần là ranh giới giữa Hải Phòng với Thái Bình.
Ngoài ra còn có nhiều con sông khác khá nhỏ nằm ở khu vực nội thành quận Hồng Bàng.
Sông Rế chảy qua huyện An Dương, là nơi cung cấp nước sinh hoạt cho 80% các hộ dân của thành phố.

Bờ biển Hải Phòng dài trên 125 km, thấp và khá bằng phẳng, nước biển Đồ Sơn hơi đục nhưng sau khi cải tạo nước biển đã có phần sạch hơn, cát mịn vàng, phong cảnh đẹp. Ngoài ra, Hải Phòng còn có đảo Cát Bà là khu dự trữ sinh quyển thế giới có những bãi tắm đẹp, cát trắng, nước trong xanh cùng các vịnh Lan Hạ…. đẹp và kì thú. Cát Bà cũng là đảo lớn nhất thuộc khu vực Vịnh Hạ Long.

Dân số Hải Phòng

Hiện các huyện, quận đang bước vào kiểm tra để nghiệm thu phiếu điều tra cho xã, phường. Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở thành phố đã chỉ đạo kịp thời các đơn vị cơ sở cùng thực hiện các biện pháp kiểm tra, rà soát về phiếu điều tra và địa bàn.

Theo báo cáo của Cục Thống kê, hiện tổng số hộ thực tế thường trú đã được điều tra là 522.136 hộ; tổng số nhân khẩu (cả thường trú và đặc thù) là 1.802.126 người, đạt 98,3% so với số nhân khẩu lập bảng kê (trong đó số nhân khẩu thực tế thường trú là 1.792.262 người; đạt 98,4%; số nhân khẩu đặc thù là 9.864 người, đạt 98,4% so với lập bảng kê).

Đến cuối ngày 20-4-2009, đã có 11 huyện, quận đã kết thúc công tác điều tra thực địa, chuyển hẳn sang công tác kiểm tra, nghiệm thu cho các xã, phường. Các huyện Cát Hải, An Lão, Tiên Lãng, An Dương, Kiến Thụy, Bạch Long Vĩ, quận Dương Kinh, Kiến An… là những đơn vị có tiến độ làm nhanh nhất. Còn lại một số huyện, quận đã cơ bản điều tra xong, nhưng vẫn chỉ đạo vừa kiểm tra, nghiệm thu, vừa tiếp tục rà soát, phúc tra để phát hiện thêm số hộ, số người sót đưa vào điều tra, như: Thủy Nguyên, Hồng Bàng, Ngô Quyền, Lê Chân…

BCĐ phấn đấu nghiệm thu và bàn giao tài liệu tổng điều tra của cấp xã, phường xong trước ngày 30-4 và bắt đầu nghiệm thu tài liệu của các huyện, quận bắt đầu từ 25-4, kết thúc cuộc tổng điều tra vào đầu tháng 5-2009.

Kinh tế Hải Phòng

Bản đồ Kinh tế Hải Phòng

Hải Phòng là một “trung tâm kinh tế quan trọng” của miền bắc nói riêng và của cả Việt Nam nói chung. Dưới thời Pháp thuộc, Hải Phòng là thành phố cấp 1, ngang hàng với Sài Gòn và Hà Nội. Những năm cuối thế kỷ XIX, người Pháp đã có những đề xuất xây dựng Hải Phòng thành “thủ đô kinh tế” của Đông Dương.

Ngày nay, Hải Phòng là một trong những trung tâm kinh tế quan trọng nhất của Việt Nam, từ năm 2005 đến nay luôn đứng trong top 5 các tỉnh thành phố đóng góp ngân sách nhiều nhất cả nước, cụ thể là luôn đứng ở vị trí thứ 3 sau Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Năm 2015, tổng thu ngân sách của thành phố đạt 56.288 tỷ đồng. Năm 2016 thu ngân sách 62.640 tỷ đồng. Thu ngân sách năm 2018 đạt 70.730,5 tỷ đồng. Trong bảng xếp hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2017, thành phố Hải Phòng xếp ở vị trí thứ 9/63 tỉnh thành.

Thu nội địa của Hải Phòng trong nhiệm kỳ Bí thư Lê Văn Thành giai đoạn 2014 – 2017 tăng trường một cách ấn tượng, cụ thể là tăng 2.4 lần chỉ sau 3 năm (2014 – 2017), và đạt trước kế hoạch 3 năm (Hải Phòng chủ trương thu nội địa 20 nghìn tỷ vào năm 2020 nhưng năm 2017 đã đạt 22 nghìn tỷ). Năm 2018, thu nội địa của Thành phố Hải Phòng đạt 24.768 tỷ Đồng.

Trong quá trình hội nhập sâu và rộng của đất nước, với các hiệp định tự do thương mai lịch sử đã được ký kết như Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP, thành lập Cộng đồng chung ASEAN là cơ hội phát triển rất lớn cho thành phố Cảng Hải Phòng. Hiện nay thành phố Hải Phòng đã và đang là một địa điểm đầu tư hấp dẫn của giới đầu tư nước ngoài tại VN, hàng loạt các dự án FDI lớn tập trung vào các ngành công nghệ cao, ít ô nhiễm như LG Electronics 1,5 tỷ USD; Bridgestone 1,2 tỷ USD, LG Display 1,5 tỷ USD cùng rất nhiều các tên tuổi lớn khác như Regina Miracle, Fuji Xerox, Kyocera, Nipro Pharma,GE… cho thấy sức hút lớn của thành phố.

Hành chính Hải Phòng

Bản đồ Hành chính Hải Phòng

Hải Phòng là một trong ba thành phố trực thuộc trung ương đầu tiên của Việt Nam ngay sau năm 1975 cùng với thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Chủ tịch Hội đồng Nhân dân thành phố Hải Phòng hiện nay là ông Lê Văn Thành.

Trụ sở Ủy ban nhân dân đặt tại số 18 phố Hoàng Diệu, phường Minh Khai, quận Hồng Bàng (cổng chính) và phường Máy Tơ, quận Ngô Quyền.

Thành phố Hải Phòng có 15 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc, bao gồm 7 quận nội thành, 6 huyện ngoại thành và 2 huyện đảo với 223 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 70 phường, 10 thị trấn và 143 xã. 45,5% cư dân sống ở đô thị và 54,5% cư dân sống ở nông thôn:

Danh sách các đơn vị hành chính trực thuộc thành phố Hải Phòng
Tên Dân số (người)2019 Hành chính
Quận (7)
Đồ Sơn 49.029 7 phường
Dương Kinh 60.319 6 phường
Hải An 132.943 8 phường
Hồng Bàng 96.111 11 phường
Kiến An 118.047 10 phường
Lê Chân 219.762 15 phường
Ngô Quyền 165.309 13 phường
Tên Dân số (người)2019 Hành chính
Huyện (8)
An Dương 195.717 1 thị trấn, 15 xã
An Lão 146.712 2 thị trấn, 15 xã
Bạch Long Vĩ 624
Cát Hải 32.090 2 thị trấn, 10 xã
Kiến Thụy 140.417 1 thị trấn, 17 xã
Thủy Nguyên 333.810 2 thị trấn, 35 xã
Tiên Lãng 154.789 1 thị trấn, 22 xã
Vĩnh Bảo 182.835 1 thị trấn, 29 xã

Tài nguyên thiên nhiên Hải Phòng

Bản đồ Tài nguyên thiên nhiên Hải Phòng

Tài nguyên đất đai: Hải Phòng có diện tích đất là 1507,57 km²,trong đó diện tích đất liền là 1208,49 km². Tổng diện tích đất sử dụng là 152,2 nghìn ha trong đó đất ở chiếm 8,61%; đất dùng cho nông nghiệp chiếm 33,64%; đất lâm nghiệp chiếm 14,45%; còn lại là đất chuyên dụng.
Nằm ở ven biển nên chủ yếu là đất phèn, đất mặn, phù sa, đất đồi feralit màu nâu vàng.

Tài nguyên rừng: Hải Phòng có khu rừng nguyên sinh trên đảo Cát Bà, là nơi dự trữ sinh quyển Thế giới. Điều đặc biệt là khu rừng này nằm trên đá vôi, một trạng thái rừng rất độc đáo.

Tài nguyên nước: Là nơi tất cả các nhánh của sông Thái Bình đổ ra biển nên Hải phòng có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc, mang lại nguồn lợi rất lớn về nước. Ngoài ra, tại Tiên Lãng còn có mạch suối khoáng ngầm duy nhất ở đồng bằng sông Hồng, tạo ra Khu du lịch suối khoáng nóng Tiên Lãng được nhiều người biết đến.

Tài nguyên biển: bờ biển Hải Phòng trải dài trên 125 km, mang lại nguồn lợi rất lớn về cảng, góp phần phát triển thành cảng cửa ngõ quốc tế của cả miền Bắc và cả nước. Ngành du lịch ở đây cũng rất phong phú với những bãi tắm sạch đẹp như Cát Bà, Đồ Sơn cùng với phong cảnh hữu tình tạo nguồn lợi lớn cho du lịch, Cát Bà còn có các rặng san hô, hệ thống hang động, biển có nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế.

Tài nguyên khoáng sản: Hải Phòng có tài nguyên đá vôi nhiều, và có mỏ đá vôi ở Thuỷ Nguyên.

Trên đây là những thông tin về bản đồ Hải Phòng do 350.org.vn đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ có thêm những thông tin mới về bản đồ Hải Phòng nhé!

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *