Long An là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long. Nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía nam và là cửa ngõ nối liền Đông Nam Bộ với khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, nhất là có chung đường ranh giới với Thành phố Hồ Chí Minh, bằng hệ thống giao thông đường bộ như tuyến quốc lộ 1A, quốc lộ 50,…Tỉnh được xem là thị trường tiêu thụ hàng hóa nông sản lớn nhất của Đồng bằng Sông Cửu Long. Và để hiểu thêm về vùng đất nơi đây xin mời các bạn đến với bài viết giới thiệu về bản đồ Long An, cùng theo dõi nhé!
Vị tri địa lý Long An
– Tỉnh Long An có vị trí địa lý khá đặc biệt là tuy nằm ở vùng ĐBSCL song lại thuộc Vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam (VPTKTTĐPN), được xác định là vùng kinh tế động lực có vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam. Long An có đường ranh giới quốc gia với Campuchia dài: 132,977 km, với hai cửa khẩu Bình Hiệp (Mộc Hóa) và Tho Mo (Đức Huệ). Long An là cửa ngõ nối liền Đông Nam Bộ với ĐBSCL, nhất là có chung đường ranh giới với TP. Hồ Chí Minh, bằng hệ thống giao thông đường bộ như : quốc lộ 1A, quốc lộ 50, . . . các đường tỉnh lộ : ĐT.823, ĐT.824, ĐT.825 v.v . . . Đường thủy liên vùng và quốc gia đã có và đang được nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới, tạo động lực và cơ hội mới cho phát triển. Ngoài ra, Long An còn được hưởng nguồn nước của hai hệ thống sông Mê Kông và Đồng Nai.
– Là tỉnh nằm cận kề với TP.HCM có mối liên hệ kinh tế ngày càng chặt chẽ với Vùng Phát Triển Kinh Tế Trọng Điểm Phía Nam (VPTKTTĐPN), nhất là Thành phố Hồ Chí Minh một vùng quan trọng phía Nam đã cung cấp 50% sản lượng công nghiệp cả nước và là đối tác đầu tư, chuyển giao công nghệ, là thị trường tiêu thụ hàng hóa nông sản lớn nhất của Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL).
– Diện tích tự nhiên của toàn tỉnh là 449.194,49 ha, dân số 1.542.606 (theo số liệu dân số tính đến tháng 5 năm 2013). Tọa độ địa lý : 105030′ 30” đến 106047′ 02” kinh độ Đông và 10023′ 40” đến 11002′ 00” vĩ độ Bắc.
– Tỉnh Long An có 15 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm các huyện: Đức Huệ, Đức Hòa, Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc, Thủ Thừa, Tân Trụ, Châu Thành, Thạnh Hóa, Tân Thạnh, Mộc Hóa, Vĩnh Hưng, Tân Hưng, thị xã Kiến Tường và thành phố Tân An; có 192 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 166 xã, 12 phường và 14 thị trấn.
Địa hình Long An
Tỉnh Long An thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, có tọa độ địa lý từ 105030′ 30 đến 106047′ 02 kinh độ Đông và 10023’40 đến 11002′ 00 vĩ độ Bắc. phía Đông giáp với Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Tây Ninh, phía Bắc giáp với tỉnh Svay Rieng, Vương Quốc Campuchia, phía Tây giáp với tỉnh Đồng Tháp và phía Nam giáp với tỉnh Tiền Giang. Sở hữu vị trí địa lý khá đặc biệt bên cạnh đó còn thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Long An được xác định là vùng kinh tế động lực có vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam.
Trước năm 1975, tỉnh Long An (không bao gồm các huyện thị thuộc vùng Đồng Tháp Mười ngày nay) thuộc vùng Đông Nam Bộ. Hiện nay, dù được xếp vào vùng Đồng bằng sông Cửu Long nhưng Long An là phần đất chuyển tiếp giữa Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, nên địa hình có xu hướng thấp dần từ đông bắc xuống tây nam. phía bắc và đông bắc tỉnh có một số gò đồi thấp; giữa tỉnh là vùng đồng bằng và phía tây nam tỉnh là vùng trũng Đồng Tháp Mười, trong đó có khu rừng tràm ngập phèn rộng 46.300 ha.
Tỉnh có 6 nhóm đất chính, nhưng phần lớn là dạng phù sa bồi lắng lẫn nhiều tạp chất hữu cơ, cấu tạo bở rời, tính chất cơ lý kém, nhiều vùng bị chua phèn và tích tụ độc tố.
Địa hình Long An bị chia cắt nhiều bởi hệ thống sông và kênh rạch chằng chịt với tổng chiều dài lên tới 8.912 km, sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây hợp thành sông Vàm Cỏ, kênh Dương Văn Dương,… trong đó lớn nhất là sông Vàm Cỏ Đông.
Khí Hậu Long An
Long An nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, ẩm. Do tiếp giáp giữa 2 vùng Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ cho nên vừa mang các đặc tính đặc trưng cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long lại vừa mang những đặc tính riêng biệt của vùng miền Đông.
Nhiệt độ trung bình hàng tháng 27,2-27,7 °C. Thường vào tháng 4 có nhiệt độ trung bình cao nhất 28,9 °C, tháng 1 có nhiệt độ trung bình thấp nhất là 25,2 °C.
Lượng mưa hàng năm biến động từ 966–1325 mm. Mùa mưa chiếm trên 70-82% tổng lượng mưa cả năm. Mưa phân bổ không đều, giảm dần từ khu vực giáp ranh Thành phố Hồ Chí Minh xuống phía tây và Tây Nam. Các huyện phía Đông Nam gần biển có lượng mưa ít nhất. Cường độ mưa lớn làm xói mòn ở vùng gò cao, đồng thời mưa kết hợp với cường triều, với lũ gây ra ngập úng, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của dân cư.
Độ ẩm tương đối trung bình hàng năm là 80-82%. Thời gian chiếu sáng bình quân ngày từ 6,8 – 7,5 giờ/ngày và bình quân năm từ 2.500-2.800 giờ. Tổng tích ôn năm 9.700-10.100 °C. Biên độ nhiệt giữa các tháng trong năm dao động từ 2-4 °C.
Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 có gió Đông Bắc, tần suất 60-70%. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 có gió Tây Nam với tần suất 70%.
Tỉnh Long An nằm trong vùng đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo có nền nhiệt ẩm phong phú, ánh nắng dồi dào, thời gian bức xạ dài, nhiệt độ và tổng tích ôn cao, biên độ nhiệt ngày đêm giữa các tháng trong năm thấp, ôn hòa.
Những khác biệt nổi bật về thời tiết khí hậu như trên có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống xã hội và sản xuất nông nghiệp.
Thủy văn Long An
Long An chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều không đều từ biển Đông qua cửa sông Soài Rạp. Thời gian 1 ngày triều là 24 giờ 50 phút, một chu kì triều là 13-14 ngày. Vùng chịu ảnh hưởng của triều nhiều nhất là các huyện phía Nam Quốc lộ 1A, đây là nơi ảnh hưởng mặn từ 4 đến 6 tháng trong năm. Triều biển Đông tại cửa sông Soài Rạp có biên độ lớn từ 3,5 đến 3,9 m, đã xâm nhập vào sâu trong nội địa với cường độ triều mạnh nhất là mùa khô. Biên độ triều cực đại trong tháng từ 217 đến 235 cm tại Tân An và từ 60 đến 85 cm tại Mộc Hoá. Do biên độ triều lớn, đỉnh triều mùa gió chướng đe doạ xâm nhập mặn vào vùng phía nam. Trong mùa mưa có thể lợi dụng triều tưới tiêu tự chảy vùng ven 2 sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây làm giảm chi phí sản xuất.
Bị ngập mặn chủ yếu là từ biển Đông qua cửa sông Soài Rạp do chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều. Trước đây, sông Vàm Cỏ Tây mặn thường xâm nhập trên Tuyên Nhơn (huyện Thạnh Hoá) khoảng 5 km. Mặn xâm nhập bắt đầu từ tháng 1 đến tháng 6 với mức 2 đến 4 gam/lít. Đất phèn tập trung với 2084,49 km2, chiếm 69,8% diện tích toàn vùng Đồng Tháp Mười và bằng 46,41% diện tích tự nhiên của tỉnh. Lũ thường bắt đầu vào trung tuần tháng 8 và kéo dài đến tháng 11, mưa tập trung với lưu lượng và cường độ lớn nhất trong năm gây khó khăn cho sản xuất và đời sống. Lũ đến tỉnh Long An chậm và mức ngập không sâ
Dân số Long An
Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, dân số toàn tỉnh Long An đạt 1.688.547 người, mật độ dân số đạt 323 người/km² Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 271.580 người, chiếm 16,1% dân số toàn tỉnh dân số sống tại nông thôn đạt 1.416.967 người, chiếm 83,9% dân số. Dân số nam đạt 842.074 người, trong khi đó nữ đạt 846.473 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 1.62%
Theo thống kê của tổng cục thống kê Việt Nam, tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2009, toàn tỉnh Long An có 28 dân tộc cùng 23 người nước ngoài sinh sống. Trong đó dân tộc kinh có 1.431.644 người, Người Hoa có 2.690 người, 1.195 người Khơ Me cùng nhiều dân tộc khác, ít nhất là các dân tộc Cờ Lao, Chu Ru và Raglay chỉ có một người…
Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2009, Toàn tỉnh Long An có 11 Tôn giáo khác nhau chiếm 206.999 người. Trong đó, nhiều nhất là Phật giáo với 125.118 người, tiếp theo đó là đạo Cao Đài với 98.000 người[24], thứ 3 là Công giáo 31.160 người cùng các tôn giáo it người khác như Đạo Tin Lành có 3.480 người, Phật giáo Hòa Hảo có 2.2221 người, Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam có 242 người, Hồi Giáo có 230 người, Bửu Sơn Kỳ Hương có 43 người Minh Sư Đạo và Minh Lý Đạo mỗi đạo có 38 người, ít nhất là Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa với chỉ 11 người.
Hành chính Long An
Tỉnh Long An có 15 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 13 huyện với 192 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 14 thị trấn, 12 phường và 166 xã[15]:
Tên | Thành phố Tân An |
Thị xã Kiến Tường |
Huyện Bến Lức |
Huyện Cần Đước |
Huyện Cần Giuộc |
Huyện Châu Thành |
Huyện Đức Hoà |
Huyện Đức Huệ |
Huyện Mộc Hoá |
Huyện Tân Hưng |
Huyện Tân Thạnh |
Huyện Tân Trụ |
Huyện Thạnh Hoá |
Huyện Thủ Thừa |
Huyện Vĩnh Hưng |
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Diện tích (km²) | 81,73 | 204,36 | 287,86 | 220,49 | 215,1 | 155,24 | 425,11 | 428,92 | 299,95 | 497 | 422,85 | 106,36 | 467,86 | 299,1 | 378,12 |
Dân số2019 (người) | 145.120 | 43.390* | 181.660 | 187.359 | 209.836* | 109.812 | 315.711 | 64.335* | 28.165 | 52.524* | 78.504* | 62.796* | 55.579* | 98.333 | 50.074 |
Mật độ (người/km²) | 1.776 | 212 | 629 | 850 | 976 | 707 | 741 | 150 | 94 | 106 | 186 | 590 | 119 | 329 | 132 |
Phân chia hành chính | 9 phường, 5 xã | 3 phường, 5 xã | 1 thị trấn, 14 xã | 1 thị trấn, 16 xã | 1 thị trấn, 16 xã | 1 thị trấn, 12 xã | 3 thị trấn, 17 xã | 1 thị trấn, 10 xã | 7 xã | 1 thị trấn, 11 xã | 1 thị trấn, 12 xã | 1 thị trấn, 10 xã | 1 thị trấn, 10 xã | 1 thị trấn, 12 xã | 1 thị trấn, 9 xã |
Năm thành lập (1) | 2009 (1976) | 2013 | 1983 (1957) | 1909 | 1908 | 1989 (1922) | 1913 | 1959 | 1917 | 1994 | 1980 | 1989 (1952) | 1989 | 1983 (1922) | 1978 |
Loại đô thị (Năm công nhận) | II (2019) | IV (2007) | |||||||||||||
Trụ sở UBND | Phường 2 | Phường 1 | Thị trấn Bến Lức | Thị trấn Cần Đước | Thị trấn Cần Giuộc | Thị trấn Tầm Vu | Thị trấn Hậu Nghĩa | Thị trấn Đông Thành | Xã Bình Phong Thạnh | Thị trấn Tân Hưng | Thị trấn Tân Thạnh | Thị trấn Tân Trụ | Thị trấn Thạnh Hoá | Thị trấn Thủ Thừa | Thị trấn Vĩnh Hưng |
Kinh tế Long An
Nổi tiếng với nhiều sản phẩm nông nghiệp như gạo tài nguyên, gạo nàng thơm Chợ Đào, Rượu Đế Gò Đen, dưa hấu Long Trì, dứa Bến Lức, đậu phộng Đức Hòa, mía Thủ Thừa, Thanh long Châu Thành,… Đặc biệt, lúa gạo là sản phẩm nông nghiệp chủ lực chất lượng cao phục vụ xuất khẩu.
Công nghiệp đạt khoảng 40% giá trị trong nền kinh tế tỉnh, được biết đến với những sản phẩm như dệt may, thực phẩm chế biến, xây dựng… Trong bảng xếp hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Việt Nam năm 2018, tỉnh Long An xếp ở vị trí thứ 2 trong 13 tỉnh miền Tây và thứ 3 cả nước.
Giá trị sản xuất công nghiêp cả năm 2019 ước đạt 315.200 tỷ đồng. Tổng sản phẩm GRDP ước đạt 115.000 tỷ đồng. Thu ngân sách đạt 19000 tỷ đồng.
Tài nguyên thiên nhiên Long An
Tài nguyên đất
Long An có diện tích tự nhiên gần bằng 4.500 km2, chiếm tỷ lệ 1,3% so với diện tích cả nước, bằng 8,74% diện tích Đồng bằng sông Cửu Long;với 6 nhóm đất chính, nhưng phần lớn là dạng phù sa bồi lắng lẫn nhiều tạp chất hữu cơ, cấu tạo bở rời, tính chất cơ lý kém, nhiều vùng bị chua phèn và tích tụ độc tố.
Toàn tỉnh hiện có tất cả 28 khu công nghiệp với tổng diện tích là 10.216 ha; trong đó có 24 khu công nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư với tổng diện tích 8.247,75 ha; hiện có 16 khu công nghiệp đang hoạt động, tổng diện tích 3.998,77 ha (diện tích đất có khả năng cho thuê 2.794,78 ha). Tỷ lệ lấp đầy của 16 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động là 51,47%. Ngoài ra, tỉnh có 14/32 cụm công nghiệpđang hoạt động với tỷ lệ lấp đầy đạt gần 90%.
Long An đang tập trung phát triển đô thị và công nghiệp tổng hợp, tạo thành hành lang phát triển đô thị trung tâm ở Bến Lức – Tân An và các đô thị công nghiệp đặc thù ở các huyện Đức Hòa, Cần Giuộc, Cần Đước, thu hút đầu tư ở các lĩnh vực hạ tầng khu, cụm công nghiệp, khu dân cư – đô thị và các nhà đầu tư sản xuất, kinh doanh. Hiện tại quỹ đất dành cho phát triển công nghiệp của tỉnh đến năm 2020 gần 15.000 ha, trong đó trên 5.000 ha đất hoàn chỉnh hạ tầng đủ điều kiện để tiếp nhận các dự án đầu tư, tập trung chủ yếu ở vùng này.
Tài nguyên rừng
Long An có 44.481 ha diện tích rừng, cây trồng chủ yếu là cây tràm, cây bạch đàn với nguồn tài nguyên động thực vật của hệ sinh thái rừng tràm trên đất trũng phèn ở Long An phong phú, đa dạng, hiện nay đang được chú trọng bảo tồn và phát triển.
Tài nguyên cát
Một phần của lưu vực ở Tây Ninh chảy qua Long An trên dòng sông Vàm Cỏ Đông, qua nhiều năm bồi lắng ở cuối lưu vực một lượng cát xây dựng khá lớn. Theo điều tra trữ lượng cát khoảng 11 triệu m3 và phân bố trải dài 60km từ xã Lộc Giang (huyện Đức Hòa) giáp tỉnh Tây Ninh đến bến đò Thuận Mỹ (huyện Cần Đước). Trữ lượng cát này nhằm đáp ứng yêu cầu san lấp nền trong đầu tư xây dựng của tỉnh.
Tài nguyên khoáng sản
Long An đã phát hiện thấy các mỏ than bùn ở các huyện vùng Đồng Tháp Mười như Mộc Hóa, Thạnh Hóa, Tân Thạnh, Đức Huệ. Trữ lượng than thay đổi theo từng vùng và chiều dày lớp than từ 1,5 – 6m; ước lượng có khoảng 2,5 triệu tấn.
Than bùn là nguồn nguyên liệu khá tốt để chế biến ra nhiều loại sản phẩm có giá trị kinh tế cao. Theo kết quả phân tích đánh giá về chất lượng cho thấy than bùn ở Long An có độ tro thấp, mùn cao, lượng khoáng cao, có thể sử dụng làm chất đốt và phân bón.Việc khai thác than sẽ thúc đẩy quá trình oxy hóa và thủy phân tạo ra acid sulfuric, đây là chất độc ảnh hưởng đến cây trồng và môi trường sống.
Ngoài than bùn, tỉnh còn có những mỏ đất sét (trữ lượng không lớn ở khu vực phía Bắc) có thể đáp ứng yêu cầu khai thác làm vật liệu xây dựng.
Trên đây là những thông tin liên quan đến bản đồ Long An do 350.org.vn đã tỏng hợp và chia sẻ đến các bạn. Hy vọng qua bài viết dưới đây bạn sẽ có thêm nhiều thông tin cần biết liên quan đến bản đồ Long An nhé!