Bản đồ Malaysia – Những thông tin liên quan đến bản đồ Malaysia có thể bạn chưa biết!

Malaysia, tên gọi chính thức là Liên bang Malaysia, là một quốc gia quân chủ lập hiến liên bang nằm tại phía nam của khu vực Đông Nam Á. Quốc gia này bao gồm 13 bang và ba lãnh thổ liên bang với tổng diện tích đất là 329.847 kilômét vuông. Cùng tìm hiểu thêm thông tin về bản đồ Malaysia qua bài viết dưới đây nhé!

Vị trí địa lý Malaysia

Vị trí địa lý Malaysia

Mã lai nằm ở trung tâm Đông Nam Á, giữa vĩ độ 1° và 7° Bắc bán cầu, trong khoảng 100° đến 119° kinh tuyến đông, tạo thành hình lưỡi liềm, diện tích khoảng 329.733km² bao gồm 2 vùng:

– Bán đảo Mã lai có diện tích 131,573 km², phía Bắc giáp Thái Lan, phía Nam giáp Singapore

– Hải đảo, gồm 2 bang Sabah và Sarawak, có diện tích 73,711km² và 124.449 km² nằm ở phía Bắc đảo Borneo, phía Nam giáp Calimantan

– Mã lai có 4.675 km² đường bờ biển trải dài từ Biền Đông sang Ấn Độ dương.

– Thủ đô Kuala Lumpur.

Địa hình Malaysia

Địa hình Malaysia

alaysia là quốc gia lớn thứ 67 trên thế giới về diện tích đất liền, với 329.847 km2 (127.355 sq mi). Tây Malaysia có biên giới trên bộ với Thái Lan, Đông Malaysia có biên giới trên bộ với Indonesia và Brunei. Malaysia kết nối với Singapore thông qua một đường đắp cao hẹp và một cầu. Malaysia có biên giới trên biển với Việt Nam và Philippines. Biên giới trên bộ được xác định phần lớn dựa trên các đặc điểm địa chất, chẳng hạn như sông Perlis, sông Golok và kênh Pagalayan, trong khi một số biên giới trên biển đang là chủ đề tranh chấp. Brunei hầu như bị Malaysia bao quanh, bang Sarawak của Malaysia chia Brunei thành hai phần. Malaysia là quốc gia duy nhất có lãnh thổ nằm cả trên lục địa châu Á và quần đảo Mã Lai. Điểm cực nam của lục địa châu Á là Tanjung Piai, thuộc bang nam bộ Johor. Eo biển Malacca nằm giữa đảo Sumatra và Malaysia bán đảo, đây là một trong các tuyến đường quan trọng nhất trong thương mại toàn cầu.

Hai phần của Malaysia tách nhau qua biển Đông, tuy nhiên hai phần này có cảnh quan phần lớn là tương tự nhau với các đồng bằng duyên hải rồi cao lên đồi và núi. Malaysia bán đảo chiếm 40% diện tích đất liền của Malaysia, trải dài 740 km (460 mi) từ bắc xuống nam, và có chiều rộng tối đa là 322 km (200 mi). Dãy Titiwangsa phân chia bờ biển đông và tây tại Malaysia bán đảo, dãy núi này là một phần của hàng loạt dãy núi chạy từ phần trung tâm của bán đảo. Các dãy núi này vẫn có rừng bao phủ dày đặc, và có cấu tạo chủ yếu gồm đá hoa cương và các loại đá lửa khác. Nhiều phần trong đó bị xói mòn, tạo thành cảnh quan karst. Dãy núi là đầu nguồn của một số hệ thống sông tại Malaysia bán đảo. Các đồng bằng duyên hải bao quanh bán đảo, có chiều rộng tối đa là 50 kilômét (31 mi), và bờ biển của phần bán đảo dài 1.931 km (1.200 mi), song các bến cảng chỉ có ở bờ phía tây.

Đông Malaysia nằm trên đảo Borneo, có bờ biển dài 2.607 km (1.620 mi). Khu vực này bao gồm các miền ven biển, đồi và thung lũng, và nội lục đồi núi. Dãy Crocker trải dài về phía bắc từ Sarawak, phân chia bang Sabah. Trên dãy này có núi Kinabalu với cao độ 4.095,2 m (13.436 ft), là núi cao nhất Malaysia. Núi Kinabalu được bảo vệ trong khuôn khổ Vườn quốc gia Kinabalu- một di sản thế giới của UNESCO. Các dãy núi cao nhất tạo thành biên giới giữa Malaysia và Indonesia. quần thể hang Mulu tại Sarawak nằm trong số các hệ thống hang lớn nhất trên thế giới.

Xung quanh hai phần của Malaysia là một số hòn đảo, lớn nhất trong số đó là đảo Banggi. Malaysia có khí hậu xích đạo, điểm đặc trưng là gió mùa tây nam (tháng 4 đến tháng 10) và gió mùa đông bắc (tháng 10 đến tháng 2). Các vùng biển xung quanh giúp điều hòa nhiệt độ cho Malaysia. Ẩm độ thường cao, và lượng mưa trung bình hàng năm là 250 cm (98 in). Khí hậu tại Bán đảo và Đông bộ khác biệt, thời tiết Bán đảo chịu ảnh hưởng trực tiếp từ gió thổi từ lục địa, trong khi Đông bộ có khí hậu mang tính hải dương hơn. Các khí hậu địa phương có thể phân thành: vùng cao, vùng thấp và vùng duyên hải. Biến đổi khí hậu có thể tác động đến mực nước biển và lượng mưa, tăng nguy cơ lũ lụt và dẫn đến hạn hán.

Khí hậu Malaysia

Khí hậu Malaysia

Nằm ở tọa độ 3,13 độ về phía Bắc đường xích đạo nên tạo cho thành phố này có thời tiết ấm áp mang tính chất nhiệt đới biển. Thời tiết tại Malaysia nóng ẩm quanh năm với lượng mưa và cường độ phụ thuộc vào thời gian trong năm. Đ

Điều này đem lại cho Kuala Lumpur có khí hậu lý tưởng, phù hợp cho tất cả các du khách du lịch quanh năm. Du khách có thể đến tham quan và khám phá Kuala Lumpur trong suốt cả năm vào bất cứ mùa nào.

Nhiệt độ trong ngày thường dao động khoảng 29-35 độ C, ban đêm là 26-29 độ C. Trong mùa mưa thời tiết có thể lạnh hơn vì thành phố được bao bọc bởi núi, thung lũng. Khí hậu ở đây có thể mát hơn so với hầu hết các khu vực khác ở Malaysia và Kuala Lumpur cũng ít bị ảnh hưởng của gió mùa thổi từ phía Đông hay phía Tây.

Mùa mưa xảy ra chủ yếu giữa tháng 10 đến tháng 3, trong khi tháng 5 đến tháng 7 thường là tháng hanh khô. Sáng sớm hay có nắng kéo dài cho tới chiều, buổi tối có thể thấy mưa và thỉnh thoảng có một vài cơn bão. Độ ẩm không khí cao nên cơ thể dễ đổ mồ hôi trong ngày khi đi bộ nhiều. Sự cân bằng về thời tiết tại Malaysia làm cho Kuala Lumpur trở thành một trong những thành phố có khí hậu ổn định nhất để đi du lịch tại bất kỳ thời điểm nào trong năm.

Dân số Malaysia

Dân số khoảng 26 triệu người, trong đó người Mã laichieems 59%, người Hoa 24%, người Ấn 8%, khoảng 8,2% còn lại là các dân tộc khác người như người Orang Asil ở bán đảo Mã lai, thổ dân vùng Sabah, Sarawak và người Châu Âu.

Dân cư tập trung tại bờ biển Tây bán đảo Mã lai , nơi có nhiều thành phố lớn và khu công nghiệp. Khoảng 58,8% dân số Mã lai sinh sống tại các khu đô thị.

Dân cư Malaysia phân bố không đều, vùng Sabah và Sarawak chỉ chiếm khoảng 23% tổng số dân, trong khi diện tích vùng này chiếm gần 60%.

+ Người Hoa sinh sống chủ yếu ở phía Tây, phía Nam bán đảo Mã lai và ở các thành phố.

+ Cộng đồng người Ấn độ sinh sống ở các vùng nông thôn lẫn thành thị, nhưng tập trung là ở vùng biển phía Tây bán đảo Mã lai, nơi có nhiều đồn điện cao su

Malaysia là một dân tộc trẻ: 33,9% dân số dưới 14 tuổi, 62,2% trong độ tuổi từ 15 đến 64; 3,9% còn lại trên 65 tuổi; tỷ lệ tăng dân số là 2,4%/ năm. Tuổi thọ trung bình của nam là 69,8 tuổi, của nữ là 74,8 tuổi

Malaysia đang thu hút 2 triệu lao động nước ngoài (chủ yếu là người Indonexia)

Biểu đồ dân số Malaysia 1950 – 2017
Biểu đồ tốc độ gia tăng dân số Malaysia 1951 – 2017

Kinh tế Malaysia

Kinh tế Malaysia

Nền kinh tế phát triển mạnh chủ yếu dựa vào các ngành sản xuất: Cao su, dầu cọ, điện tử, công nghiệp chế tạo, dầu mỏ, nằm trong các nước đứng đầu thế giới về sản xuất gỗ và xuất khẩu dầu cọ, cao su.

Thiếc và dầu mỏ là hai nguồn tài nguyên khoáng sản có giá trị của kinh tế Malaysia. Malaysia từng là nước sản xuất thiếc hàng đầu thế giới cho tới khi thị trường này sụp đổ đầu thập niên 1980.

Trữ lượng dầu khí Malaysia ở mức 4.84 tỷ barrels còn trữ lượng khí thiên nhiên trên 89 nghìn tỉ Feet khối (2.500 km³).
Ước tính Malaysia sẽ có khả năng khai thác dầu thêm 18 năm và khí gas trong 35 năm nữa. Năm 2004 Malaysia được xếp hạng thứ 24 về trữ lượng dầu và 13 cho trữ lượng khí gas. 56% trữ lượng dầu nằm tại Bán đảo và 19% tại Đông Malaysia. Chính phủ thu số tiền đặc lợi từ dầu khí, 5% trong số đó được trao lại cho các bang và số còn lại bị chính phủ liên bang thu giữ.

Văn hóa Malaysia

Malaysia là một xã hội đa sắc tộc, đa văn hóa và đa ngôn ngữ, gồm 52% người Malay và các bộ tộc bản xứ khác, 30% người Trung Quốc, 8% người Ấn Độ. Người Malay, là cộng đồng lớn nhất, được xác định là những tín đồ Hồi giáo trong Hiến pháp Malaysia. Âm nhạc chủ yếu dựa quanh gendang (trống), nhưng ồm cả các nhạc cụ gõ khác (một số làm bằng các loại vỏ và mai); rebab, một nhạc cụ dây hình cung; serunai, nhạc khí hai lưỡi như oboe; sáo, và trumpet. Nước này có truyền thống múa và kịch múa lâu đời, một số có nguồn gốc Thái, Ấn Độ, Bồ Đào Nha. Các hình thức nghệ thuật khác gồm wayang kulit (rối bóng), silat (một kiểu võ thuật cách điệu hoá) và đồ thủ công như batik, dệt, bạc và đồ đúc đồng.
Phong tục và những điều cấm kỵ: Khi gặp nhau người Malaysia thường có thói quen sờ vào lòng bàn tay người kia, sau đó chắp hai bàn tay với nhau. Người Malaysia rất kỵ việc xoa đầu và lưng người khác. Người Malaysia thường mặc áo dài bằng vải hoa, nam giới mặc áo sơ mi không cổ và không được để hở cánh tay, đùi ở những nơi công cộng. Nữ thường mặc áo dài tay. Chủ đề tốt nhất bàn luận ở Malaysia là công việc buôn bán, thành tựu xã hội, bóng đá, lịch sử… tránh nói đến chủng tộc và chính trị, mức sống, mức thu nhập.

Hành chính Malaysia

Hành chính Malaysia

Malaysia là một quốc gia quân chủ tuyển cử lập hiến liên bang. Hệ thống chính phủ theo mô hình gần với hệ thống nghị viện Westminster, một di sản của chế độ thuộc địa Anh. Nguyên thủ quốc gia là Yang di-Pertuan Agong, thường được gọi là Quốc vương. Quốc vương được bầu theo mỗi nhiệm kỳ 5 năm từ chín quân chủ kế tập của các bang Mã Lai; bốn bang còn lại có nguyên thủ trên danh nghĩa song không tham gia vào việc tuyển lựa. Theo thỏa thuận không chính thức, vị trí Quốc vương sẽ do quân chủ chín bang luân phiên nắm giữ, Vai trò của Quốc vương phần lớn mang tính lễ nghi kể từ sau các thay đổi trong hiến pháp vào năm 1994.

Quyền lập pháp được phân chia giữa các cơ quan lập pháp liên bang và bang. Nghị viện liên bang của Malaysia bao gồm hạ viện và thượng viện. Hạ viện gồm có 222 thành viên, được bầu với nhiệm kỳ tối đa là 5 năm từ các khu vực bầu cử một ghế. Toàn bộ 70 thượng nghị sĩ có nhiệm kỳ 3 năm; 26 người được 13 quốc hội bang tuyển chọn, 44 người được Quốc vương bổ nhiệm theo tiến cử của Thủ tướng. Nghị viện Malaysia theo một hệ thống đa đảng và chính phủ được bầu thông qua một hệ thống đa số chế. Kể từ khi độc lập, cầm quyền tại Malaysia là một liên minh đa đảng được gọi là Barisan Nasional.

Mỗi bang có một quốc hội đơn viện, các nghị viên được bầu từ các đơn vị bầu cử một ghế. Người đứng đầu các chính phủ bang là các thủ hiến (Chief Minister), họ là những thành viên quốc hội và đến từ đảng chiếm đa số trong quốc hội. Tại các bang có quân chủ kế tập, thủ hiến theo thường lệ cần phải là người Mã Lai, do quân chủ bổ nhiệm theo tiến cử của thủ tướng. Các cuộc bầu cử nghị viện được tổ chức 5 năm một lần. Các cử tri đăng ký 21 tuổi hoặc lớn hơn có thể bỏ phiếu để bầu các thành viên của Hạ viện, và bầu các thành viên quốc hội bang ở hầu hết các bang. Bầu cử không bắt buộc. Ngoại trừ Sarawak, cuộc bầu cử cấp bang tại các khu vực còn lại diễn ra đồng thời với bầu cử liên bang.

Quyền hành pháp được trao cho Nội các do thủ tướng lãnh đạo. Thủ tướng phải là thành viên của hạ viện, được Quốc vương chuẩn thuận, nhận được đa số ủng hộ tại nghị viện. Nội các được lựa chọn từ lưỡng viện quốc hội liên bang. Thủ tướng là người đứng đầu nội các và cũng là người đứng đầu chính phủ.

Hệ thống pháp luật Malaysia dựa trên thông luật Anh. Mặc dù cơ quan tư pháp độc lập về lý thuyết, song sự độc lập của chúng bị đặt dấu hỏi và việc bổ nhiệm các thẩm phán thiếu trách nhiệm giải trình và tính minh bạch. Tòa án tối cao trong hệ thống tư pháp là Tòa án Liên bang, sau đó là Tòa thượng tố và hai Tòa cao đẳng, một cho Malaysia bán đảo và một cho Đông Malaysia. Malaysia cũng có một tòa án đặc biệt để xét xử các vụ án do Quốc vương đưa ra hoặc chống lại Quốc vương. Các tòa án Syariah tách biệt với các tòa án dân sự, các tòa này áp dụng luật Sharia trong các vụ án liên quan đến người Hồi giáo Malaysia và vận hành song song với hệ thống tòa án thế tục. Đạo luật An ninh Nội địa cho phép giam giữ không cần xét xử, và án tử hình được áp dụng cho các tội như buôn bán ma túy.

Sắc tộc có ảnh hưởng lớn trong chính trị Malaysia, nhiều chính đảng dựa trên nền tảng dân tộc. Các hành động quả quyết như Chính sách Kinh tế mới và thay thế nó là Chính sách Phát triển Quốc gia, được thực hiện nhằm thúc đẩy địa vị của bumiputera, bao gồm người Mã Lai và các bộ lạc bản địa, trước những người phi bumiputera như người Malaysia gốc Hoa và người Malaysia gốc Ấn. Các chính sách này quy định ưu đãi cho bumiputera trong việc làm, giáo dục, học bổng, kinh doanh, tiếp cận nhà giá rẻ hơn và hỗ trợ tiết kiệm. Tuy nhiên, nó gây ra oán giận rất lớn giữa các dân tộc.

Tài nguyên thiên nhiên Malaysia

Malaysia giàu các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong các lĩnh vực như nông nghiệp, lâm nghiệp và khoáng sản. Về nông nghiệp, Malaysia là nước xuất khẩu hàng đầu thế giới sản phẩm cao su tự nhiên và dầu cọ, gỗ xẻ và gỗ nguyên liệu, cocoa, hạt tiêu, dứa và thuốc lá cũng là những mặt hàng chủ lực trong lĩnh vực này. Dầu cọ là một nguồn thu ngoại tệ lớn.

Về các nguồn tài nguyên lâm nghiệp, cần lưu ý các sản phẩm gỗ chỉ bắt đầu trở thành mặt hàng đóng góp lớn cho kinh tế trong thế kỷ mười chín. Ngày nay, ước tính 59% diện tích Malaysia được rừng bao phủ. Sự mở rộng nhanh chóng của công nghiệp rừng, đặc biệt sau thập niên 1960, đã mang lại những vấn đề về xói mòn nghiêm trọng với các nguồn tài nguyên rừng quốc gia. Tuy nhiên, cùng với sự cam kết của chính phủ trong việc bảo vệ môi trường và hệ sinh thái, các nguồn tài nguyên rừng đang được quản lý trên cơ sở bền vững và tỷ lệ cây bị khai thác đang giảm dần.

Ngoài ra, nhiều vùng rộng lớn đang được quản lý một các đúng đắn và việc tái trồng rừng tại những vùng đất đã bị khai thác cũng đang được triển khai. Chính phủ Malaysia đã đưa ra kế hoạch phủ xanh khoảng 312.30 kilômét vuông (120.5 dặm vuông) đất với loại cây mây theo những điều kiện rừng tự nhiên và trồng xen cây cao su. Để tăng cường hơn nữa những nguồn tài nguyên thiên nhiên, những loại cây mọc nhanh như meranti tembaga, merawan và sesenduk cũng đang được trồng. Cùng lúc đó, những loại cây có giá trị cao như tếch và các loại cây nguyên liệu giấy giá trị cao khác cũng được khuyến khích canh tác. Cao su, từng một thời là tâm điểm nền kinh tế Malaysia, đã bị thay thế phần lớn bởi dầu cọ trở thành sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu hàng đầu của Malaysia.

Thiếc và dầu mỏ là hai nguồn tài nguyên khoáng sản có giá trị của kinh tế Malaysia. Malaysia từng là nước sản xuất thiếc hàng đầu thế giới cho tới khi thị trường này sụp đổ đầu thập niên 1980. Trong thế kỷ 19 và 20, thiếc đóng vai trò tối quan trọng trong nền kinh tế Malaysia. Chỉ tới năm 1972 dầu mỏ và khí tự nhiên mới thay thế thiếc trở thành mặt hàng chính trong lĩnh vực khai mỏ. Trong lúc ấy, thị phần thiếc trong nền kinh tế đã suy giảm. Dầu mỏ và khí tự nhiên được tìm thấy tại các mỏ dầu ngoài khơi Sabah, Sarawak và Terengganu đã có đóng góp lớn vào nền kinh tế Malaysia đặc biệt tại các bang đó. Các sản phẩm khoáng sản khác cũng khá quan trọng gồm đồng, vàng, bô xít, quặng sắt và than cùng với các khoáng sản công nghiệp như đất sét, cao lanh, silica, đá vôi, barite, phốt phát và các sản phẩm đá cắt như đá granite và đá mable khối hoặc tấm. Một lượng nhỏ vàng được sản xuất tại đây.

Năm 2004, Chủ nhiệm văn phòng Thủ tướng, Datuk Mustapa Mohamed, đã tiết lộ trữ lượng dầu khí Malaysia ở mức 4.84 tỷ barrels còn trữ lượng khí thiên nhiên trên 89 nghìn tỉ Feet khối (2.500 km³). Con số này tăng 7.2% so với dự đoán trước đó.

Những ước tính của chính phủ cho rằng ở mức sản xuất hiện nay Malaysia sẽ có khả năng khai thác dầu thêm 18 năm và khí gas trong 35 năm nữa. Năm 2004 Malaysia được xếp hạng thứ 24 về trữ lượng dầu và 13 cho trữ lượng khí gas. 56% trữ lượng dầu nằm tại Bán đảo và 19% tại Đông Malaysia. Chính phủ thu số tiền đặc lợi từ dầu khí, 5% trong số đó được trao lại cho các bang và số còn lại bị chính phủ liên bang thu giữ

Trên đây là những thông tin liên quan đến bản đồ Malaysia do 350.org.vn tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ có thêm những thông tin hay và tìm kiếm được thông tin cần thiết liên quan đến bản đồ Malaysia bạn nhé!

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *