Bản đồ Miền Bắc – Những thông tin liên quan đến bản đồ Miền Bắc

Miền Bắc là một trong 3 vùng lãnh thổ trong tâm về kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục và xã hội của Việt Nam. Cách gọi này dùng để chỉ các vùng lãnh thổ khác nhau và dựa trên vị trí địa lý của miền. Trước khi có tên là miền Bắc, vùng này đã từng có rất nhiều cách gọi như Đàng Ngoài, Bắc Hà, Bắc Thành, Bắc Kỳ hay Bắc Bộ. Mỗi giai đoạn lịch sự miền Bắc lại có một cách gọi riêng. Và để tìm hiểu rõ thêm về địa lý Miền Bắc thì bài viết dưới đây chúng thôi sẽ cung cấp cho bạn những thông tin liên quan đến bản đồ Miền Bắc, cùng theo dõi nhé!

Vị trí địa lý Miền Bắc

Bản đồ Vị trí địa lý Miền Bắc

Bắc Bộ nằm ở vùng cực Bắc lãnh thổ Việt Nam, có phía bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào và phía đông giáp biển Đông. Chiều ngang Đông – Tây là 600 km, rộng nhất so với Trung Bộ và Nam Bộ.

Địa hình Miền Bắc

Bản đồ Địa hình Miền Bắc

Địa hình Bắc Bộ đa dạng và phức tạp. Bao gồm đồi núi, đồng bằng, bờ biển và thềm lục địa. Có lịch sử phát triển địa hình và địa chất lâu dài, phong hóa mạnh mẽ. Có bề mặt thấp dần, xuôi theo hướng tây bắc – Đông Nam, được thể hiện thông qua hướng chảy của các dòng sông lớn.

Khu vực đồng bằng rộng lớn nằm ở lưu vực sông Hồng, có diện tích khoảng 15000 km2 và bằng 4.5% diện tích cả nước. Đồng bằng dạng hình tam giác, đỉnh là thành phố Việt Trì và cạnh đáy là đường bờ biển phía đông. Đây là đồng bằng châu thổ lớn thứ hai Việt Nam sau Đồng bằng sông Cửu Long, có diện tích 40.000 km2 do sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp. Phần lớn bề mặt đồng bằng có địa hình khá bằng phẳng, có độ cao từ 0,4–12m so với mực nước biển.

Liền kề với Đồng bằng sông Hồng về phía tây và tây bắc là khu vực Trung du và miền núi có diện tích khoảng 101 ngàn km2 và bằng 30.7% diện tích cả nước Địa hình ở đây bao gồm các dãy núi cao và rất hiểm trở, kéo dài từ biên giới phía bắc (nơi tiếp giáp với Trung Quốc) tới phía tây tỉnh Thanh Hóa. Trong khu vực này từ lâu đã xuất hiện nhiều đồng cỏ, nhưng thường không lớn và chủ yếu nằm rải rác trên các cao nguyên ở độ cao 600 – 700m.

Về phía khu vực đông bắc phần lớn là núi thấp và đồi nằm ven bờ biển Đông, được bao bọc bởi các đảo và quần đảo lớn nhỏ. Ở Vịnh Bắc Bộ tập trung quần thể bao gồm gần 3.000 hòn đảo nằm trong các khu vực biển Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long, Cát Hải, Cát Bà, Bạch Long Vĩ. Và nhiều bờ biển đẹp như bờ biển Trà Cổ, Bãi Cháy, Tuần Châu và Vân Đồn thuộc tỉnh Quảng Ninh. Cát Bà, Đồ Sơn thuộc thành phố Hải Phòng. Đồng Châu thuộc tỉnh Thái Bình. Hải Thịnh, Quất Lâm thuộc tỉnh Nam Định.

Khí hậu Miền Bắc

Bắc Bộ quanh năm có nhiệt độ tương đối cao và ẩm, nền khí hậu chịu ảnh hưởng từ lục địa Trung Hoa chuyển qua và mang tính chất khí hậu lục địa. Trong khi một phần khu vực Duyên hải lại chịu ảnh hưởng tính chất khí hậu cận nhiệt đới ấm và gió mùa ẩm từ đất liền.

Toàn vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm quanh năm với 2 mùa rõ rệt hè, đông. Đồng thời hàng năm chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc và gió mùa Đông Nam. Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ phía bắc xuống phía nam và có khí hậu giao hoà, là đặc trưng của khu vực đồng bằng Bắc Bộ và ven biển. Thời tiết mùa hè từ tháng 4 đến tháng 10 nóng ẩm và mưa cho tới khi gió mùa nổi lên. Mùa đông từ tháng 11 tới tháng 3 trời lạnh, khô, có mưa phùn. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25 ºC, lượng mưa trung bình từ 1.700 đến 2.400 mm. Vào mùa Đông nhiệt độ xuống thấp nhất trong các tháng 12 và tháng giêng. Thời gian này ở khu vực miền núi phía bắc (như Sa Pa, Tam Đảo, Hoàng Liên Sơn) có lúc nhiệt độ còn lúc xuống dưới 0 độ C, xuất hiện băng giá và có thể có tuyết rơi.

Khí hậu vùng Bắc Bộ cũng thường phải hứng chịu nhiều tác động xấu của thời tiết, trung bình hàng năm có từ 6 đến 10 cơn bão và áp thấp nhiệt đới gây ra lũ lụt, đe dọa trực tiếp đến cuộc sống và ngành nông nghiệp của toàn địa phương trong vùng.

Dân số Miền Bắc

Bản đồ Dân số Miền Bắc

Tính đến thời điểm 0 giờ ngày 01/04/2009 dân số Việt Nam là 85.789.573 người. Khu vực đồng bằng sông Hồng là nơi tập trung dân cư đông nhất, có tới 19.577.944 người (khu vực Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung 18.835.485, đồng bằng sông Cửu Long 17.178.871 người). Và 3 tỉnh có số dân thấp nhất là Điện Biên, Lai Châu, Bắc Kạn đều dưới con số 500 ngàn người.

Khu vực đồng bằng Sông Hồng có mật độ dân cư dày đặc nhất (khoảng 1225 người/km2). Dân số khu vực thành thị chiếm 29,2% dân số toàn Bắc Bộ và có tốc độ gia tăng ở mức cao, bình quân có thêm 3,4%/năm (tỷ lệ tăng dân số ở khu vực nông thôn chỉ là 0,4%/năm). Trong khi đó ở khu vực Trung du miền núi với diện tích rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên phong phú lại thiếu nguồn nhân lực khai thác và có mật độ dân số thấp hơn rất nhiều so với khu vực đồng bằng tây bắc có mật độ dân 69 người/km2). Điều đó đã tạo ra nạn nhân mãn cho vùng đồng bằng Sông Hồng dưới áp lực của sự gia tăng dân số. Theo cuộc điều tra mức sống dân cư năm trong hai năm (1997 và 1998) ở riêng khu vực đồng Bằng Sông Hồng, tỷ số giới tính của trẻ em từ 1 đến 4 tuổi cao nhất nước (bằng 116), nghĩa là cứ có 100 con gái thì tương ứng với 116 con trai.

Tại khu vực đông dân như đồng bằng Sông Hồng và các khu vực thuộc vùng kinh tế trọng điểm đều có mật độ dân số rất cao. Tuy tạo được những mặt tác động tích cực, là nguồn nhân lực dồi dào để phát triển kinh tế, là thị trường tiêu thụ rộng lớn, là thế mạnh để thu hút nguồn đầu tư từ nước ngoài… Nhưng mặt khác đã gây ra những tác động tiêu cực không nhỏ. Khi dân số đông mà kinh tế chậm phát triển thì sẽ hạn chế trong việc thất nghiệp, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần đến mỗi người dân lao động. Đồng thời các nhu cầu phúc lợi xã hội cũng bị hạn hẹp theo. Ngoài ra, ở những nơi tập trung đông dân cư sinh sống dễ dẫn đến tình trạng môi trường bị gia tăng tác động, gây ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, suy giảm các nguồn tài nguyên tự nhiên ở khu vực.

Công tác phân bổ dân cư không đồng đều do cả khách quan lẫn chủ quan gây nên sự không hợp lý trong việc khai thác tài nguyên thiên nhiên, sử dụng lao động, gia tăng chênh lệch kinh tế, xã hội đối với các khu vực trong vùng, làm suy giảm hiệu quả trong quá trình xây dựng và phát triển chung của toàn xã hội. Ba thành phố lớn nhất là Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định. Thành phố Hà Nội đã hơn 1000 năm tuổi, Nam Định hơn 750 năm còn Hải Phòng hơn 100 năm.

Kinh tế Miền Bắc

Bản đồ Kinh tế Miền Bắc

Khởi đầu từ việc người Việt cổ rời bỏ cuộc sống hang động ở núi rừng (như hang động núi đá vôi vùng Hòa Bình) để tiến xuống chinh phục vùng sông nước mênh mang của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng. Công cuộc chinh phục nền kinh tế thời đại cổ xưa được đánh dấu với việc khống chế sức mạnh của dòng nước. Chung sống và bắt nó phục vụ cho lợi ich của con người. Đã hàng ngàn năm nay, dọc theo hai bên bờ sông Hồng là những làng quê trù phú có đê điều chống lũ lụt bao quanh. Hơn hai thiên niên kỷ con cháu người Việt cổ bám trụ và phát triển ở vùng Châu thổ sông Hồng, đã tạo ra những thành quả chính cho nền kinh tế đương đại vùng Bắc Bộ Việt Nam.

Vùng Đồng bằng sông Hồng

Hiện tại cũng như tương lai khu vực đồng bằng sông Hồng luôn đóng vai trò quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội chung ở Việt Nam. Là nơi có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên rất thuận lợi. Tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng, dân cư đông đúc, mặt bằng dân trí cao. Sự tập trung dân cư có mật độ cao liên quan đến nhu cầu và môi trường lao động, tính cộng đồng và truyền thống văn hoá dân tộc. Một nơi có truyền thống lâu đời về thâm canh lúa nước, có những trung tâm công nghiệp và hệ thống đô thị phát triển… là điều kiện rất thuận lợi cho công cuộc phát triển các ngành nghề lao động sản xuất từ phổ thông đến hiện đại, mang đến sự thuận lợi cho công cuộc định cư lâu dài của con người.

Là vựa lúa lớn thứ hai của Việt Nam Đồng bằng sông Hồng có được đất đai màu mỡ do phù sa của sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp. Số đất đai để phát triển nông nghiệp trên 70 vạn ha, chiếm 56% tổng diện tích tự nhiên toàn vùng. Ngoài lúa nước, các địa phương nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng đều chú trọng phát triển loại cây ưa lạnh có hiệu quả kinh tế cao như ngô, khoai tây, su hào, cải bắp, cà chua. Những loại cây này đa phần được trồng xen canh giữa các mùa vụ.

Bắc Bộ là vùng có đường bờ biển dài, có cửa ngõ lớn và quan trọng thông thương với các khu vực lân cận và thế giới qua cảng biển Hải Phòng. Tài nguyên thiên nhiên gồm có các mỏ đá (ở Hải Phòng, Hà Nam, Ninh Bình), sét cao lanh ở Hải Dương, than nâu ở Hưng Yên và mỏ khí đốt ở huyện Tiền Hải (Thái Bình) đã được tiến hành khai thác từ nhiều năm nay.

Đặc biệt, trong lòng đồng bằng sông Hồng đang tồn tại hàng chục vỉa than lớn nhỏ có tổng trữ lượng vào khoảng 210 tỷ tấn (theo dự đoán qua số liệu khảo sát vào những năm 70 của thế kỷ trước). Trải rộng trên diện tích 3500km2, trải dài từ Hà Nội đến Thái Bình rồi ra đến bờ biển Đông. Các vỉa than này có chiều dày từ 2 đến 3m, có nơi tới 20m. Là những vỉa than có độ ổn định địa chất và chất lượng rất tốt.

Tuy nhiên, đồng bằng sông Hồng vẫn là một khu vực thiếu nguyên liệu phục vụ cho các ngành công nghiệp đang phát triển và luôn phải nhập từ các vùng khác. Một số lượng không nhỏ tài nguyên đang bị suy thoái do khai thác quá mức. Do nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới và gió mùa nên nền kinh tế vùng nói chung cũng phải chịu ảnh hưởng từ các rủi ro do thiên tai gây nên.

Khu vực Trung du và miền núi phía bắc

Là khu vực giàu tài nguyên để phát triển nông nghiệp, trồng cây công nghiệp, cây đặc sản và chăn nuôi gia súc. Nơi đây có khá nhiều đồng cỏ, chủ yếu là trên các cao nguyên ở độ cao 600 – 700m dùng để phát triển chăn nuôi gia súc như trâu, bò, ngựa, dê. Ở Cao nguyên Mộc Châu (tỉnh Sơn La) là nơi có những nông trường nuôi bò sữa tập trung. Các loại gia súc trên cao nguyên được chăn nuôi có tính khoẻ hơn, chịu ẩm ướt giỏi và dễ thích nghi với điều kiện chăn thả trong rừng.

Khu vực có diện tích lớn đất feralit bên trên các dải đá vôi và đá phiến, có đất phù sa cổ ở vùng trung du. Do địa hình phần lớn chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa đông bắc, trong đó có nơi hứng chịu nhiệt độ mùa đông lạnh nhất Việt Nam là Sa Pa. Chính vì thế nơi đây có thế mạnh đặc biệt trong gieo trồng các cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới. Trung du và miền núi phía bắc cũng là khu vực trồng cây chè lớn nhất. Các loại chè được trồng nhiều ở Sơn La, Hà Giang, Yên Bái và Thái Nguyên.

Khu vực phía đông bắc có biển Quảng Ninh là một vùng biển giàu tiềm năng phát triển kinh tế. Hiện nay đang trên đà phát triển cùng với sự phát triển của vùng kinh tế trọng điểm vùng Bắc Bộ. Vùng biển Quảng Ninh có thế mạnh đối với ngành nuôi trồng thuỷ sản, đánh bắt cá xa bờ cùng ngành du lịch biển đảo cũng đang được chú trọng phát triển. Ở đây có Vịnh Hạ Long đã được xếp vào danh mục di sản thiên nhiên của thế giới, là điểm đến du lịch rất giá trị về văn hoá.

Mặc dù tốc độ phát triển kinh tế của toàn vùng là khá toàn diện. Tuy nhiên, riêng với khu vực Trung du và miền núi phía bắc, nhất là vùng tây bắc vẫn còn nghèo so với các vùng khác trong cả nước.

Hành chính Miền Bắc

Bản đồ Hành chính Miền Bắc

Theo cách phân chia hiện nay thì vùng Bắc Bộ Việt Nam, bao gồm các tỉnh và thành phố nằm ở phía bắc tỉnh Thanh Hóa, gồm có 25 tỉnh thành được chia thành 3 tiểu vùng:

Vùng Đồng bằng sông Hồng gồm 10 tỉnh và thành phố
Vùng Tây Bắc Bộ gồm 6 tỉnh
Vùng Đông Bắc Bộ gồm 9 tỉnh
Về mặt địa lý tự nhiên, Bắc Bộ có thể được chia thành hai vùng là vùng Đồng bằng sông Hồng và Trung du và miền núi phía bắc (bao gồm Vùng Đông bắc và Vùng Tây bắc).

Ngày 22/8/2008, theo công bố phân định từ Bộ Công Thương đã thành lập vùng I gồm 14 tỉnh miền núi và trung du Bắc bộ. Đó là Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Phú Thọ, Yên Bái, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Giang. Toàn vùng có diện tích đất tự nhiên trên 95 ngàn Km2 và có dân số trên 11 triệu người, chiếm 28,8% diện tích và 13,1% dân số của cả nước. Vùng I hiện nay có gần 2000 km đường biên tiếp giáp với Trung Quốc và Lào

Hiện tại, vùng Bắc Bộ có diện tích 116.134,3 km² (tỷ lệ 35% so với tổng diện tích cả nước) với số dân 34.379.723 người (tỷ lệ 35,5% so với tổng dân số cả nước), bình quân 296 người trên 1 km².

Danh sách các tỉnh thành thuộc Bắc Bộ

Stt Tên tỉnh, thành phố Tỉnh lỵ (trụ sở UBND tỉnh, thành phố) Số thành phố Số thị xã Số quận Số huyện Dân số
(người)
Diện tích
(km²)
Mật độ
(người/km²)
Biển số xe Mã vùng ĐT
Tây Bắc Bộ
1 Hòa Bình Thành phố Hòa Bình 1 10 976.699 4.591,00 212 28 0218
2 Sơn La Thành phố Sơn La 1 11 1.223.726 14.123,50 87 26 0212
3 Điện Biên Thành phố Điện Biên Phủ 1 1 8 567.000 9.541,00 59 27 0215
4 Lai Châu Thành phố Lai Châu 1 7 470.510 9.068,80 52 25 0213
5 Lào Cai Thành phố Lào Cai 1 8 701.706 6.364,00 110 24 0214
6 Yên Bái Thành phố Yên Bái 1 1 7 809.248 6.887,70 117 21 0216
Đông Bắc Bộ
1 Phú Thọ Thành phố Việt Trì 1 1 11 1.620.000 3.534,60 458 19 0210
2 Hà Giang Thành phố Hà Giang 1 10 891.077 7.929,50 112 23 0219
3 Tuyên Quang Thành phố Tuyên Quang 1 6 813.200 5.867,90 138 22 0207
4 Cao Bằng Thành phố Cao Bằng 1 12 530.341 6.700,30 88 11 0206
5 Bắc Kạn Thành phố Bắc Kạn 1 7 322.160 4.860,00 67 97 0209
6 Thái Nguyên Thành phố Thái Nguyên 2 1 6 1.364.000 3.536,40 385 20 0208
7 Lạng Sơn Thành phố Lạng Sơn 1 10 775.979 8.310,20 105 12 0203
8 Bắc Giang Thành phố Bắc Giang 1 9 1.803.950 3.851,40 468 98 0204
9 Quảng Ninh Thành phố Hạ Long 4 2 8 1.415.000 6.177,70 229 14 0203
Đồng bằng sông Hồng
1 Hà Nội Quận Hoàn Kiếm 1 12 17 8.054.642 3.358,90 2.398 41
29
đến
33
024
2 Bắc Ninh Thành phố Bắc Ninh 1 1 6 1.446.000 822,71 1.757 99 0222
3 Hà Nam Thành phố Phủ Lý 1 5 883.927 860,90 1.026 90 0226
4 Hải Dương Thành phố Hải Dương 2 10 2.567.000 1.670,20 1.152 34 0220
5 Hải Phòng Quận Hồng Bàng 7 8 2.028.514 1.561,80 1.299 15
16
0225
6 Hưng Yên Thành phố Hưng Yên 1 1 8 1.313.768 930,20 1.490 89 0221
7 Nam Định Thành phố Nam Định 1 9 2.150.000 1.668,00 1.288 18 0228
8 Ninh Bình Thành phố Ninh Bình 2 6 1.120.000 1.387,00 807 35 0229
9 Thái Bình Thành phố Thái Bình 1 7 1.942.000 1.570,50 1.236 17 0227
10 Vĩnh Phúc Thành phố Vĩnh Yên 2 7 1.231.000 1.235,20 996 88 0211

Tài nguyên thiên nhiên Miền Bắc

Bản đồ tài nguyên thiên nhiên Miền Bắc

Đây là miền giàu khoáng sản nhất so với cả nước, nổi bật là than đá (Quảng Ninh, Thái Nguyên), apatít (Lào Cai), quặng sắt (Thái Nguyên), quặng thiếc và vonfram (Cao Bằng), thủy ngân (Hà Giang) ; đá vôi, đất sét… có ở nhiều nơi. Các nguồn năng lượng như thủy điện, khí đốt. than bùn đã và đang được khai thác.

Trên đây là những thông tin về bản đồ Miền Bắc do 350.org.vn đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ có thêm những thông tin mới về bản đồ Miền Bắc nhé!

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *