Nam Bộ là khu vực phía cực nam của Việt Nam và chính là Nam Kỳ từ khi Việt Nam giành được độc lập vào năm 1945. Nam Bộ là một trong ba vùng chính của lãnh thổ Việt Nam (gồm Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ). Trong thời Quốc gia Việt Nam (1949-1955) và Việt Nam Cộng hòa (1955-1975), Nam Bộ đôi khi còn được gọi là “Nam phần”. Và để hiểu thêm về vùng đất nơi đây xin mời các bạn đến với bài viết giới thiệu về bản đồ Miền Nam, cùng theo dõi nhé!
Vị tri địa lý và địa hình Miền Nam
Địa hình trên toàn vùng Nam Bộ khá bằng phẳng, phía tây giáp Vịnh Thái Lan, phía đông và Đông Nam giáp biển Đông, phía bắc và Tây Bắc giáp Campuchia và phía đông bắc giáp với Duyên Hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên (miền Trung, Trung Bộ).
Đông Nam Bộ có độ cao từ 0 – 986m, có cấu tạo địa chất chủ yếu là đất đỏ bazan và đất phù sa cổ. Khu vực đồng bằng sông nước ở đây chiếm diện tích khoảng 6.130.000 ha cùng trên 4.000 kênh rạch với tổng chiều dài lên đến 5.700 km.
Tây Nam Bộ có độ cao trung bình gần 2m, chủ yếu là miền đất của phù sa mới. Có một số núi thấp ở khu vực miền tây tỉnh An Giang, miền Tây tỉnh Kiên Giang và Campuchia.
Hai hệ thống sông lớn nhất trong vùng là sông Đồng Nai và sông Cửu Long. Ngược với dòng Sông Đồng Nai có lượng phù sa thấp, dòng sông Cửu Long có lượng nước đổ về trung bình khoảng 4.000 tỷ mét khối và hàng năm vận chuyển khoảng 100 triệu tấn phù sa, giữ vai trò rất quan trọng đối cho đồng bằng sông Cửu Long có diện tích 39.734 km². Cho đến nay, đồng bằng sông Cửu Long vẫn còn là một vùng đất thấp, độ cao trung bình so với mặt biển chỉ vào khoảng 5 mét. Một số khu vực như tứ giác Long Xuyên, Đồng Tháp Mười và phía tây sông Hậu đang tồn tại ở mức thấp hơn mặt biển, chính vì vậy mà hàng năm có tới 1 triệu ha bị ngâp nước mặn trong thời gian từ 2 đến 4 tháng. Các nhà nghiên cứu lịch sử về vùng đất này cho rằng, cách đây hàng triệu năm nơi này vốn là một vịnh lớn nhưng đã được bồi đắp dần bởi phù sa của sông Cửu Long.
Khu vực đồi núi chủ yếu tập trung ở phía đông nam Bộ như núi Bà Rá (Bình Phước) cao 736 m, núi Chứa Chan (Đồng Nai) cao 839 m, núi Bao Quan (Bà Rịa – Vũng Tàu) cao 529 m, núi Thị Vải (Bà Rịa – Vũng Tàu) cao 461 m, núi Bà Đen (Tây Ninh) cao 986 m – nóc nhà của Miền Đông và Nam Bộ… Khu vực phía tây có dãy Thất Sơn (An Giang) với núi Cấm cao 716 m – nóc nhà của Miền Tây và dãy Hàm Ninh (Kiên Giang).
Khí Hậu Miền Nam
Nam Bộ nằm trong vùng đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa và cận xích đạo, nền nhiệt ẩm phong phú, ánh nắng dồi dào, thời gian bức xạ dài, nhiệt độ và tổng tích ôn cao. Biên độ nhiệt ngày đêm giữa các tháng trong năm thấp và ôn hòa. Độ ẩm trung bình hàng năm khoảng từ 80 – 82%. Khí hậu hình thành trên hai mùa chủ yếu quanh năm là mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4. Về mùa vụ sản xuất có khác với khu vực Đồng bằng Bắc Bộ.
Lượng mưa hàng năm dao động từ 966 – 1325 mm và góp trên 70 – 82% tổng lượng mưa trong suốt cả năm. Mưa phân bố không đều, giảm dần từ khu vực giáp ranh từ Thành phố Hồ Chí Minh xuống khu vực phía tây và Tây Nam. Ở khu vực Đông Nam có lượng mưa thấp nhất. Khi xuất hiện cường độ mưa lớn xảy ra trên một số khu vực trong vùng, thường gây hiện tượng xói mòn ở những vùng gò cao. Khi mưa kết hợp với cường triều và lũ sẽ gây ngập úng, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của dân cư trong vùng.
Vì hiện tượng biến đổi khí hậu chung, vùng Đồng bằng Nam Bộ trong thời gian tới có thể bị tác động rất lớn do các nguồn nước ở các sông bị cạn kiệt, đặc biệt là sông Mê Kông. Theo các nhà khoa học thì tới năm 2070, sự thay đổi thời tiết trong vùng sẽ tác động đến nguồn nước của đồng bằng sông Cửu Long, chủ yếu thông qua các dòng sông vừa và nhỏ, các dòng chảy bị giảm thiểu đi
Dân số Miền Nam
Cụ thể, mật độ dân số Việt Nam hiện nay 290 người/km2, xếp hạng cao so với các nước trong khu vực và thế giới. Hai địa phương có mật độ dân số cao nhất cả nước là Hà Nội (2.398 người/km2) và TP.HCM (4.363 người/km2).
Về khu vực, đồng bằng sông Hồng cũng là nơi tập trung dân cư lớn nhất cả nước với 22,5 triệu; Tây Nguyên có ít người sinh sống nhất với 5,8 triệu. So với ước tính sơ bộ năm 2017, tính đến tháng 4/2019 dân số Việt Nam đã tăng thêm khoảng 700.000 người qua 2 năm (năm 2017 là 95,54 triệu người).
Hành chính Miền Nam
Đông Nam Bộ gồm có 6 tỉnh và thành phố
Đồng bằng sông Cửu Long (còn gọi là Tây Nam Bộ) gồm có 13 tỉnh và thành phố
Danh sách các tình Miền Nam Việt Nam
Stt | Tên tỉnh, thành phố | Tỉnh lỵ (trụ sở UBND tỉnh, thành phố) | Thành phố | Thị xã | Quận | Huyện | Dân số (người) |
Diện tích (km²) |
Mật độ (người/km²) |
Biển số xe | Mã vùng ĐT |
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Đông Nam Bộ | |||||||||||
1 | Thành phố Hồ Chí Minh | Quận 1 | 19 | 5 | 8.859.688 | 2.061,04 | 4.097 | 41 50 đến 59 |
028 | ||
2 | Bà Rịa – Vũng Tàu | Thành phố Bà Rịa | 2 | 1 | 5 | 1.491.000 | 1.980,80 | 752 | 72 | 0254 | |
3 | Bình Dương | Thành phố Thủ Dầu Một | 1 | 4 | 4 | 2.426.561 | 2.694,70 | 900 | 61 | 9274 | |
4 | Bình Phước | Thành phố Đồng Xoài | 1 | 2 | 8 | 965.773 | 6.877,00 | 141 | 93 | 0271 | |
5 | Đồng Nai | Thành phố Biên Hòa | 2 | 9 | 4.544.000 | 5.905,70 | 769 | 39 và 60 |
0251 | ||
6 | Tây Ninh | Thành phố Tây Ninh | 1 | 8 | 1.178.000 | 4.041,40 | 291 | 70 | 0276 | ||
Đồng bằng sông Cửu Long | |||||||||||
1 | Cần Thơ | Quận Ninh Kiều | 5 | 4 | 1.270.250 | 1.439,20 | 885 | 65 | 0292 | ||
2 | An Giang | Thành phố Long Xuyên | 2 | 1 | 8 | 2.413.000 | 3.536,70 | 682 | 67 | 0296 | |
3 | Bạc Liêu | Thành phố Bạc Liêu | 1 | 1 | 5 | 978.695 | 2.669,00 | 366 | 94 | 0291 | |
4 | Bến Tre | Thành phố Bến Tre | 1 | 8 | 1.624.000 | 2.394,60 | 678 | 71 | 0275 | ||
5 | Long An | Thành phố Tân An | 1 | 1 | 13 | 2.203.000 | 4.494,93 | 490 | 62 | 0272 | |
6 | Cà Mau | Thành phố Cà Mau | 1 | 8 | 1.421.000 | 5.294.87 | 268 | 69 | 0290 | ||
7 | Sóc Trăng | Thành phố Sóc Trăng | 1 | 2 | 8 | 1.621.000 | 3.311,87 | 489 | 83 | 0299 | |
8 | Hậu Giang | Thành phố Vị Thanh | 1 | 2 | 5 | 974.126 | 1.621,80 | 600 | 95 | 0293 | |
9 | Trà Vinh | Thành phố Trà Vinh | 1 | 1 | 7 | 1.286.000 | 2.358,20 | 545 | 84 | 0294 | |
10 | Đồng Tháp | Thành phố Cao Lãnh | 2 | 1 | 10 | 2.477.000 | 3.383,80 | 732 | 66 | 0277 | |
11 | Vĩnh Long | Thành phố Vĩnh Long | 1 | 1 | 6 | 1.142.000 | 1.525,60 | 748 | 64 | 0270 | |
12 | Kiên Giang | Thành phố Rạch Giá | 2 | 13 | 2.109.000 | 6.348,80 | 332 | 68 | 0297 | ||
13 | Tiền Giang | Thành phố Mỹ Tho | 1 | 2 | 8 | 1.933.000 | 2.510,50 | 769 | 63 | 0273 |
Kinh tế Miền Nam
Từ thế kỷ XVII các chúa Nguyễn đã tổ chức các đơn vị hành chính, sắp đặt quan cai trị, lập sổ sách quản lý dân đinh, ruộng đất và định ra các loại thuế. Từ đó, về cơ bản tổ chức hành chính và kinh tế trên vùng đất Nam Bộ đã được kiện toàn.
Dưới thời nhà nước Phù Nam cư dân của quốc gia có truyền thống hàng hải và thương mại phát triển, Vương quốc Phù Nam có hải cảng giao thương với nước ngoài ở Óc Eo (gần núi Ba Thê – An giang ngày nay). Phù Nam có quan hệ buôn thương với nhiều khu vực lân cận, mở rộng đến cả Trung Hoa, Ấn Độ và Địa Trung Hải. Những hiện vật phát hiện được rất nhiều từ thế kỉ thứ XIX đến nay ở các địa phương Miền Tây Nam Bộ đã chứng tỏ truyền thống hàng hải và thương mại của Phù Nam phát triển rất mạnh mẽ. Về phía biên giới Tây-Nam, Triều Nguyễn tiếp tục thực hiện bằng chính sách của Nguyễn Ánh nửa sau thế kỷ 18. Luồng buôn bán, giao thương qua hai đường chính là cửa khẩu Châu Đốc và đường biển Hà Tiên. Trong thế kỷ 18 và 19, Châu Đốc là vùng biên thuỳ quan trọng ở tuyến biên giới Tây-Nam, nơi đây từng được coi là “phong vũ biểu” không chỉ trong mối quan hệ bang giao giữa Đàng Trong với Chân Lạp, mà nó còn là “hàn thử biểu” của mối giao thương Gia Định – Nam Vang. Do đó, con đường buôn bán Gia Định- Nam Vang không chỉ có tác động đến sự phát triển kinh tế của vùng đất này, mà còn ảnh hưởng đến tình hình chính trị, xã hội, giao lưu văn hoá của các cộng đồng cư dân trong khu vực.
Hiện nay bộ mặt kinh tế của Nam Bộ Việt Nam đã hoàn toàn khác xưa. Trở thành một trong những vùng kinh tế trọng điểm của cả nước. Được tập trung ở những tỉnh và thành phố: Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh, Long An và Tiền Giang[cần dẫn nguồn]. Vùng kinh tế có nhiều tiềm năng, lợi thế, năng động, sáng tạo, duy trì tốc độ tăng trưởng cao, tạo động lực phát triển kinh tế chung của Việt Nam. Với giải pháp cho đầu tư phát triển kinh tế – xã hội, là khai thác hiệu quả tiềm năng và lợi thế của toàn vùng để phát triển ổn định và bền vững, là cầu nối để hội nhập, hợp tác kinh tế với các nước trong khu vực. Có mức tăng trưởng kinh tế trung bình là 12,6 phần trăm một năm, chiếm 60 phần trăm sản xuất công nghiệp của đất nước theo giá trị, 70 phần trăm của doanh thu xuất khẩu của cả nước và 40 phần trăm của tổng sản phẩm nội địa của đất nước (GDP). Thu nhập đầu người bên trong khu vực này là VND31.4 triệu / năm
Tài nguyên thiên nhiên Miền Nam
Tài nguyên khoáng sản
– Dầu khí có trữ lượng dự báo là 4-5 tỷ tấn dầu và 485 – 500 tỷ m3 khí có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế vùng và kinh tế quốc dân. Quặng bôxit trữ lượng khoảng 420 triệu tấn phân bố ở Bình Phước, Bình Dương.
– Các khoáng sản khác như đá ốp lát (chiếm 27% giá trị khoáng sản trên đất liền) phân bố ở Tánh Linh (Bình Thuận), Phú Túc (Đồng Nai), cao lanh trữ lượng xấp xỉ 130 triệu tấn phân bố ở Bình Dương, Bình Phước; mỏ cát thuỷ tinh phân bố ở Bình Châu (Bà Rịa – Vũng Tàu) cung cấp nguyên liệu cho nhà máy thuỷ tinh Biên Hoà và cho xuất khẩu…
Tài nguyên nước:
– Nguồn nước mặt đa dạng, đáng kể là hệ thống sông Đồng Nai là 1 trong 3 con sông lớn của Việt Nam. Lượng nước mưa trung bình 1.500 – 2.000 mm tương ứng với 183 tỷ m3. Ngoài ra còn có một số hồ ở phía Đông, tổng dung tích khoảng 300 triệu m3. Với lượng nước mặt này đủ cung cấp nước cho vùng bao gồm cả cho phát triển công nghiệp.
– Nguồn nước ngầm có trữ lượng khá lớn, nhưng mực nước sâu từ 50 – 200 mét phân bố chủ yếu khu vực Biên Hoà- Long An, thành phố Hồ Chí Minh.
Tài nguyên biển:
– Bờ biển dài 350 km với vùng biển Ninh Thuận- Bà Rịa Vũng Tầu là một trong bốn ngư trường trọng điểm của nước ta với trữ lượng cá khoảng 290-704 nghìn tấn chiếm 40% trữ lượng cá của vùng biển phía Nam. Diện tích có khả năng nuôi trồng thuỷ sản là khoảng 11,7 nghìn ha.
– Thiên nhiên ưu đãi cho Đông Nam Bộ bãi biển Vũng Tàu, Long Hải phát triển ngành du lịch trong vùng.
Trên đây là những thông tin liên quan đến bản đồ Miền Nam do 350.org.vn đã tỏng hợp và chia sẻ đến các bạn. Hy vọng qua bài viết dưới đây bạn sẽ có thêm nhiều thông tin cần thiết liên quan đến bản đồ Miền Nam nhé!