Bản đồ nước Mỹ – Những thông tin cần biết về bản đồ nước Mỹ

Nước Mỹ là nước cộng hòa lập hiến liên bang gồm có 50 tiểu bang và một quận liên bang. Thủ đô là Washington DC nằm giữa Bắc Mỹ. Mỹ quốc giáp Thái Bình Dương ở phía tây, Đại Tây Dương ở phía đông, Canada ở phía bắc và Mexico ở phía nam. Tiểu bang Alaska nằm trong vùng tây bắc của lục địa Bắc Mỹ, giáp với Canada ở phía đông. Tiểu bang Hawaii nằm giữa Thái Bình Dương. Mỹ cũng có 14 lãnh thổ hay còn được gọi là vùng quốc hải rải rác trong Biển Caribe và Thái Bình Dương. New York là thành phố lớn nhất nước Mỹ. Để có những thông tin chi tiết hơn xin mời các bạn cùng xem bản đồ nước Mỹ qua bài viết dưới đây.

Vị trí địa lý Hoa Kỳ

hoa kỳ 2
Vị trí địa lý Hoa Kỳ

Lãnh thổ Hoa Kì gồm phần rộng lớn ở trung tâm Bắc Mĩ, bán đảo A-la-xca và quần đảo Ha-oai.

Phần đất ở trung tâm Bắc Mĩ có diện tích hơn 8 triệu km2 với chiều từ đông sang tây khoảng 4500 km và chiều từ bắc xuống nam khoảng 2500 km. Đây là khu vực rộng lớn nên thiên nhiên có sự thay đổi rõ rệt từ ven biển vào nội địa, từ phía nam lên phía bắc. Hình dạng lãnh thổ cân đối là một thuận lợi cho phân bố sản xuất và phát triển giao thông.

Về cơ bản, vị trí địa lí của Hoa Kì có một số đặc điểm chính:

– Nằm ở bán cầu tây.

– Nằm giữa hai đại dương lớn: Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.

– Tiếp cận Ca-na-đa và khu vực Mĩ la tinh.

Địa hình Hoa Kỳ

Hoa Kỳ là quốc gia có tổng diện tích lớn thứ ba hoặc thứ tư trên thế giới, trước hoặc sau Trung Quốc, tùy theo hai lãnh thổ mà Ấn Độ và Trung Quốc đang tranh chấp có được tính vào lãnh thổ Trung Quốc hay không. Nếu chỉ tính về phần mặt đất thì Hoa Kỳ lớn hạng ba sau Nga và Trung Quốc nhưng đứng ngay trước Canada (Canada lớn hơn Hoa Kỳ về tổng diện tích nhưng phần lớn lãnh thổ phía bắc của Canada phủ băng tuyết, không phải là mặt đất). Hoa Kỳ lục địa trải dài từ Đại Tây Dương đến Thái Bình Dương và từ Canada đến México và Vịnh Mexico. Alaska là tiểu bang lớn nhất về diện tích, giáp Thái Bình Dương và Bắc Băng Dương và bị Canada chia cách khỏi Hoa Kỳ lục địa. Hawaii gồm một chuỗi các đảo nằm trong Thái Bình Dương, phía tây nam Bắc Mỹ. Puerto Rico, lãnh thổ quốc hải đông dân nhất và lớn nhất của Hoa Kỳ, nằm trong đông bắc Caribbe. Trừ một số lãnh thổ như Guam và phần cận tây nhất của Alaska, hầu như tất cả Hoa Kỳ nằm trong tây bán cầu.

hoa kỳ 3
Lược đồ địa hình Hoa Kỳ

Đồng bằng sát duyên hải Đại Tây Dương nhường phần xa hơn về phía bên trong đất liền cho các khu rừng dễ rụng lá theo mùa và các ngọn đồi trập chùng của vùng Piedmont. Dãy núi Appalachia chia vùng sát duyên hải phía đông ra khỏi vùng Ngũ Đại Hồ và thảo nguyên Trung Tây. Sông Mississippi – Missouri là hệ thống sông dài thứ tư trên thế giới chảy qua giữa nước Mỹ theo hướng chính là bắc – nam. Vùng đồng cỏ phì nhiêu và bằng phẳng của Đại Bình nguyên trải dài về phía tây. Dãy núi Rocky ở rìa phía tây của Đại Bình nguyên kéo dài từ bắc xuống nam băng ngang lục địa và có lúc đạt tới độ cao hơn 14.000ft (4.300m) tại Colorado. Vùng phía tây của dãy núi Rocky đa số là hoang mạc như Hoang mạc Mojave và Đại Bồn địa có nhiều đá. Dãy núi Sierra Nevada chạy song song với dãy núi Rocky và tương đối gần duyên hải Thái Bình Dương. Ở độ cao 20.320 ft (6.194m), núi Denali của Alaska là đỉnh cao nhất của Hoa Kỳ. Các núi lửa còn hoạt động là thường thấy khắp Quần đảo Alexander và Quần đảo Aleutian. Toàn bộ tiểu bang Hawaii được hình thành từ các đảo núi lửa nhiệt đới. Siêu núi lửa nằm dưới Công viên Quốc gia Yellowstone trong dãy núi Rocky là một di thể núi lửa lớn nhất của lục địa.

Vì Hoa Kỳ có diện tích lớn và có nhiều địa hình rộng lớn nên Hoa Kỳ gần như có tất cả các loại khí hậu. Khí hậu ôn hòa có ở đa số các vùng, khí hậu nhiệt đới ở Hawaii và miền Nam Florida, khí hậu địa cực ở Alaska, nửa khô hạn trong Đại Bình nguyên phía Tây kinh tuyến 100 độ, khí hậu hoang mạc ở Tây Nam, khí hậu Địa Trung Hải ở duyên hải California, và khô hạn ở Đại Bồn địa. Thời tiết khắc nghiệt thì hiếm khi thấy – các tiểu bang giáp ranh Vịnh Mexico thường bị đe dọa bởi bão và phần lớn lốc xoáy của thế giới xảy ra trong Hoa Kỳ lục địa, chủ yếu là miền Trung Tây.

Khí Hậu của Hoa Kỳ

hoa kỳ 4
Khí Hậu của Hoa Kỳ

Với diện tích lãnh thổ rộng lớn, khí thời tiết của Mỹ có tất cả các kiểu khí hậu: khí hậu ôn đới ở đa số các vùng, khí hậu nhiệt đới ở một số vùng phía Nam, khí hậu địa cực ở Alaska, Đại Bình Nguyên phía tây kinh tuyến 100 độ và ở Đại Bồn Địa có khí hậu khô hạn, khí hậu hoang mạc ở Tây Nam, khí hậu Địa Trung Hải ở duyên hải California.

Khí hậu ở Mỹ cũng phân theo 4 mùa rõ rệt: xuân, hạ, thu, đông. Từ tháng 3 đến tháng 5 là tiết trời ấm áp của mùa xuân, mùa hạ (hè) bắt từ tháng 6 kéo dài dài đến 8 khí hậu nắng – nóng, từ tháng 8 đến tháng 11 là vào mùa thu mát mẻ trong lành, và mùa đông là từ tháng 12 đến tháng 2, khí hậu khô – lạnh và có nơi có tuyết rơi.

Đa số người Việt sang Mỹ định cư, tập trung ở các vùng phía Nam (đặc biệt là California) vì khu vực có thời tiết khá mát mẻ và mùa đông ít lạnh hơn các vùng khác, và ở đây có sự phân mùa rõ rệt
Ngược lại, ở các vùng phía Bắc thời tiết không có sự phân biệt 4 mùa rõ ràng như ở phía Nam, mà chủ yếu là sự khác biệt giữa 2 mùa: mùa hè và mùa đông (mùa nóng và mùa lạnh). Ở nơi đây, thời tiết vào mùa đông rất khắc nghiệt, khí hậu lạnh buốt và khô, có tuyết rơi, do đó các loại hình du lịch trượt tuyết rất phát triển ở khu vực này.

Những năm gần đây, khí hậu diễn biến thất thường, nước Mỹ phải chịu nhiều thiên tai hơn. Trong giai đoạn 2011-2012, nước Mỹ hứng chịu đến 98 vụ thiên tai, một kỉ lục tính đến hiện tại.

Những người Việt mới sang Mỹ định cư thường chưa quen với thời tiết vào mùa đông và cũng khác với ở Việt Nam, các lễ hội lớn, kỳ nghỉ (holiday) của Mỹ tập trung vào mùa đông.

Môi trường Hoa Kỳ

Với nhiều vùng sinh trưởng từ khí hậu nhiệt đới đến địa cực, cây cỏ của Mỹ rất đa dạng. Mỹ có hơn 17.000 loài thực vật bản địa được xác định, Hơn 400 loài động vật có vú, 700 loài chim, 500 loài bò sát và loài sống trên cạn dưới nước, và 90.000 loài côn trùng đã được ghi chép thành tài liệu.

Dân số của Hoa Kỳ

Dân số hiện tại của Hoa Kỳ là 329.971.283 người vào ngày 14/11/2019 theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc.

Dân số Hoa Kỳ hiện chiếm 4,34% dân số thế giới.

Hoa Kỳ đang đứng thứ 3 trên thế giới trong bảng xếp hạng dân số các nước và vùng lãnh thổ.

Mật độ dân số của Hoa Kỳ là 36 người/km2.

Với tổng diện tích đất là 9.155.898 km2.

82,26% dân số sống ở thành thị (268.786.714 người vào năm 2018).

Độ tuổi trung bình ở Hoa Kỳ là 38 tuổi.

Dân số Hoa Kỳ (năm 2019 và lịch sử)

Trong năm 2019, dân số của Hoa Kỳ dự kiến sẽ tăng 2.326.362 người và đạt 330.278.605 người vào đầu năm 2020. Gia tăng dân số tự nhiên được dự báo là dương, vì số lượng sinh sẽ nhiều hơn số người chết đến 1.403.352 người. Nếu tình trạng di cư vẫn ở mức độ như năm trước, dân số sẽ tăng 923.010 người. Điều đó có nghĩa là số người chuyển đến Hoa Kỳ để định cư sẽ chiếm ưu thế so với số người rời khỏi đất nước này để định cư ở một nước khác.

Theo ước tính của chúng tôi, tỷ lệ thay đổi dân số hàng ngày của Hoa Kỳ vào năm 2019 sẽ như sau:

11.379 trẻ em được sinh ra trung bình mỗi ngày

7.534 người chết trung bình mỗi ngày

2.529 di cư trung bình mỗi ngày

Dân số Hoa Kỳ sẽ tăng trung bình 6.374 người mỗi ngày trong năm 2019. 

Nhân khẩu Hoa Kỳ 2018

Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2018, dân số Hoa Kỳ ước tính là 327.939.489 người, tăng 2.307.285 người so với dân số 325.622.587 người năm trước. Năm 2018, tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên là dương vì số người sinh nhiều hơn số người chết đến 1.400.474 người. Do tình trạng di cư dân số tăng 906.811 người. Tỷ lệ giới tính trong tổng dân số là 0,979 (979 nam trên 1.000 nữ) cao hơn tỷ lệ giới tính toàn cầu. Tỷ lệ giới tính toàn cầu trên thế giới năm 2018 khoảng 1.017 nam trên 1.000 nữ.

Dưới đây là những số liệu chính về dân số ở Hoa Kỳ trong năm 2018:

4.120.695 trẻ được sinh ra

2.720.222 người chết

Gia tăng dân số tự nhiên: 1.400.474 người

Di cư: 906.811 người

162.229.793 nam giới tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2018

165.709.696 nữ giới tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2018

Biểu đồ dân số Hoa Kỳ 1950 – 2017

hoa kỳ
Biểu đồ dân số Hoa Kỳ 1950 – 2017

Biểu đồ tốc độ gia tăng dân số Hoa Kỳ 1951 – 2017

hoa kỳ 1
Biểu đồ tốc độ gia tăng dân số Hoa Kỳ 1951 – 2017

Kinh tế của Hoa Kỳ

Kinh tế Hoa Kỳ có quy mô lớn nhất thế giới, tới 18.561.930 tỉ USD trong năm 2016. Đây là một nền kinh tế hỗn hợp, nơi mà các công ty, các tập đoàn lớn và các công ty tư nhân là những thành phần chính của nền kinh tế vi mô, ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế của Hoa Kỳ. Kinh tế Hoa Kỳ cũng duy trì được năng suất lao động cao, GDP bình quân đầu người cao, khoảng 59,407 USD, mặc dù chưa phải cao nhất trên thế giới. Kinh tế Hoa Kỳ có mức độ tăng trưởng kinh tế vừa phải, tỉ lệ thất nghiệp thấp, trình độ khoa học kỹ thuật, công nghệ, khả năng nghiên cứu, và đầu tư vốn cao. Các mối quan tâm chính trong nền kinh tế Hoa Kỳ gồm nợ quốc gia, nợ nước ngoài, nợ của người tiêu dùng, tỉ lệ tiết kiệm thấp, và sự thâm hụt tài chính lớn.

hoa kỳ 5
Kinh tế của Hoa Kỳ

Theo số liệu thống kê vào tháng 6 năm 2007, tổng nợ nước ngoài của Hoa Kỳ là 12.000 tỉ USD, tương đương 88% GDP của nước này. Nợ công cộng (còn gọi là nợ quốc gia) tương đương 65% GDP.Trong năm 2008 kinh tế Mỹ đã gặp một cuộc khủng hoảng khiến kinh tế thế giới bị ảnh hưởng. Vật giá leo thang đang khiến người Hoa Kỳ điêu đứng hơn nhiều so với ước tính của Chính phủ. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Chính phủ trong tháng 1-2011 cho thấy “lạm phát chính” – gồm giá của tất cả các mặt hàng trừ lương thực và năng lượng – chỉ tăng 1% so với cùng kỳ năm ngoái. Chỉ số này không bao hàm những “đau đớn” do vật giá leo thang đang đè nặng lên các hộ gia đình. Thực tế, nhiều nhà kinh tế tin lạm phát thực phải ở mức từ 8-9%.

Thời gian qua, nhiều định chế và nhà phân tích uy tín trên thế giới đưa ra các dự báo, cho rằng Hoa Kỳ sẽ mất ngôi vị nền kinh tế số 1 hành tinh trong vòng 20-30 năm nữa. Chưa biết các dự báo trên có chính xác, nhưng có một điều khá rõ ràng: Hoa Kỳ đang mất dần vị thế siêu cường cả về kinh tế và chính trị. Thực tế đó được thể hiện rõ nét qua các cuộc khủng hoảng đang diễn ra ở nước này.

Cùng với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, các nhà phân tích bắt đầu nói đến sự sụp đổ của USD – “ngoại tệ vua”. Cứ mỗi ngày trôi qua, đồng tiền màu xanh lá này mất dần vị thế như một loại tền tệ được sử dụng chính trong các hoạt động giao dịch toàn cầu, cũng như vai trò là ngoại tệ dự trữ của thế giới.

Hành chính của Hoa Kỳ

Hoa Kỳ là một nước cộng hòa liên bang. Tổ chức hành chính của nó gồm 50 tiểu bang và một quận thuộc Columbia (Washington D.C.); Nó cũng có các lãnh thổ hòn đảo khác nhau ở Caribê và Thái Bình Dương mạnh mẽ – nhưng thường không tích hợp hoàn toàn vào liên minh. Rất nhiều trong số các lãnh thổ này nằm trong khu vực hải quan và nhập cư của Hoa Kỳ và do đó vì mục đích thực tế có thể được coi là một phần của Hoa Kỳ (xem Du lịch đến Hoa Kỳ).

Chính phủ liên bang nắm giữ quyền lực từ Hiến pháp Hoa Kỳ, là hiến pháp bằng văn bản lâu đời nhất sử dụng liên tục. Trong khuôn khổ pháp luật liên bang bao trùm, mỗi tiểu bang duy trì hiến pháp, chính phủ và luật pháp riêng của mình, và do đó giữ được sự tự trị đáng kể trong liên bang. Luật pháp tiểu bang có thể thay đổi điều luật của chúng nhưng hầu hết đều là khá đồng đều giữa các tiểu bang.

Tổng thống được bầu ra mỗi bốn năm và là người đứng đầu chính phủ liên bang cũng như người đứng đầu nhà nước. Anh ta và chính quyền của anh ta là chi nhánh hành pháp. Quốc hội lưỡng viện (bao gồm Hạ viện Hạ viện và Thượng viện thượng viện) cũng được bầu cử phổ biến, và tạo thành ngành lập pháp. Tòa án tối cao đứng đầu chi nhánh tư pháp. Các chính phủ tiểu bang được tổ chức tương tự, với các thống đốc, các cơ quan lập pháp, và các cơ quan tư pháp.

Hai đảng chính trị lớn đã thống trị ở cấp tiểu bang và liên bang kể từ khi kết thúc Nội chiến: Đảng Cộng hòa (thường được gọi là Đảng lớn) và Đảng Dân chủ. Kể từ những năm 1960 Đảng Cộng hòa đã trở thành đảng cánh hữu hay “bảo thủ” hơn, trong khi Đảng Dân chủ thường là cánh tả hay “tự do” của hai bên. Trong khi các đảng chính trị nhỏ hơn tồn tại, hệ thống bầu cử toàn thắng sẽ có nghĩa là họ ít khi thành công ở bất kỳ cấp độ nào. Mặc dù ở phần lớn thế giới màu đỏ và xanh cho thấy các bên trái và bên phải tương ứng, nó bị đảo ngược ở Hoa Kỳ để Cộng hòa đỏ và Dân chủ là màu xanh lam.

Tài nguyên thiên nhiên Hoa Kỳ

– Vùng phía Tây

Vùng phía Tây còn gọi là vùng Cooc-đi-e bao gồm các dãy núi trẻ cao trung bình trên 2000 m, chạy song song theo hướng bắc – nam, xen giữa là các bồn địa và cao nguyên có khí hậu hoang mạc và bán hoang mạc. Đây là nơi tập trung nhiều kim loại màu như: vàng, đồng, chì. Tài nguyên năng lượng cũng hết sức phong phú. Diện tích rừng tương đối lớn, phân bố chủ yếu ở các sườn núi hướng ra Thái Bình Dương.

Ven Thái Bình Dương có các đồng bằng nhỏ, đất tốt, khí hậu cận nhiệt đới và ôn đới hải dương.

– Vùng phía Đông

Gồm dãy núi già A-pa-lat và các đồng bằng ven Đại Tây Dương.

Dãy A-pa-lat cao trung bình khoảng 1000m – 1500m, sườn thoải, với nhiều thung lung rộng cắt ngang, giao thông tiện lợi. Khoáng sản chủ yếu là than đá,

Quãng sắt với trữ lượng rất lớn, nằm lộ thiên, dễ khai thác. Nguồn thủy năng phong phú. Khí hậu ôn đới, có lượng mưa tương đối lớn.

– Vùng Trung tâm

Vùng này gồm các bang nằm giữa dãy A-pa-lat và dãy Rốc-ki. Phần phía tây và phía bắc có địa hình gò đồi thấp, nhiều đồng cỏ rộng thuận lợi cho phát triển chăn nuôi.

Phần lớn các bang ở phía bắc của vùng có khí hậu ôn đới. Các bang ven vịnh Mê-hi-cô có khí hậu cận nhiệt.

Trên đây là những thông tin liên quan đến bản đồ Hoa Kỳ do350.org.vn tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Hi vọng qua bài viết này bạn sẽ có thêm những thôn tin mới liên quan đến đất nước Mỹ cũng như tìm kiếm được những thông tin cần thiết liên quan.

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *