Bản đồ Thừa Thiên – Huế – Những thông tin cần biết liên quan đến bản đồ Huế

Thừa Thiên – Huế là một tỉnh ven biển nằm ở vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam có tọa độ ở 16-16,8 Bắc và 107,8-108,2 Đông. Diện tích của tỉnh là 5.053,990 km², dân số theo kết quả điều tra tính đến năm 2012 là 1.115.523 người. Và để hiểu thêm về vùng đất nơi đây xin mời các bạn đến với bài viết giới thiệu về bản đồ Thừa Thiên – Huế, cùng theo dõi nhé!

Vị tri địa lý Thừa Thiên – Huế

Tỉnh Thừa Thiên – Huế có tọa độ ở 16° –16,8° Bắc và 107,8° – 108,2° Đông. Diện tích của tỉnh là 5.048,2km², dân số theo kết quả điều tra tính đến năm 2019 là 1.128.620 người. Thành phố Huế thuộc tỉnh Thừa Thiên – Huế từng là thủ đô thời kỳ cận đại của Việt Nam từ năm 1802 đến năm 1945 dưới triều Nguyễn.

bản đồ Vị tri địa lý Thừa Thiên – Huế

Thừa Thiên – Huế giáp tỉnh Quảng Trị về phía Bắc, biển Đông về phía Đông, thành phố Đà Nẵng về phía Đông Nam, tỉnh Quảng Nam về phía Nam, dãy Trường Sơn và các tỉnh Saravane và Sekong của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào về phía Tây. Thừa Thiên – Huế cách thủ đô Hà Nội 660km về phía Bắc, cách Thành phố Đà Nẵng 101km về phía Đông Nam, cách Nha Trang 612km và cách Thành phố Hồ Chí Minh 1.050km về phía Nam theo đường Quốc lộ 1A. Tỉnh lỵ đặt tại thành phố Huế.

Phần lớn núi rừng nằm ở phía Tây. Những ngọn núi đáng kể là: núi Động Ngai cao 1.774m, Động Truồi cao 1.154m, Co A Nong cao 1.228m, Bol Droui cao 1.438m, Tro Linh cao 1.207m, Hói cao 1.166m (nằm giữa ranh giới tỉnh Quảng Nam), Cóc Bai cao 787m, Bạch Mã cao 1.444m, Mang cao 1.708m, Động Chúc Mao 514m, Động A Tây 919m.

Tọa độTỉnh Thừa Thiên – Huế nằm ở duyên hải miền trung Việt Nam bao gồm phần đất liền và phần lãnh hải thuộc thềm lục địa biển Đông. Phần đất liền Thừa Thiên Huế có tọa độ địa lý như sau:

Điểm cực Bắc: 16°44′ 30” vĩ Bắc và 107° 23′ 48” kinh Đông tại thôn Giáp Tây, xã Điền Hương, huyện Phong Điền.
Điểm cực Nam: 15° 59′ 30” vĩ Bắc và 107° 41′ 52” kinh Đông ở đỉnh núi cực nam, xã Thượng Nhật, huyện Nam Đông.
Điểm cực Tây: 16° 22′ 45” vĩ Bắc và 107° 00′ 56” kinh Đông tại bản Paré, xã Hồng Thủy, huyện A Lưới.
Điểm cực Đông: 16° 13′ 18” vĩ Bắc và 108° 12′ 57” kinh Đông tại bờ phía Đông đảo Sơn Chà, thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc.

Địa hình Thừa Thiên – Huế

Bản đồ Địa hình Thừa Thiên – Huế

Địa hình Thừa Thiên Huế có cấu tạo dạng bậc khá rõ rệt.

– Địa hình núi chiếm khoảng 1/4 diện tích, từ biên giới Việt – Lào và kéo dài đến thành phố Đà Nẵng.

– Địa hình trung du chiếm khoảng 1/2 diện tích, độ cao phần lớn dưới 500 m, có đặc điểm chủ yếu là đỉnh rộng, sườn thoải và phần lớn là đồi bát úp, với chiều rộng vài trăm mét.

– Đồng bằng Thừa Thiên Huế điển hình cho kiểu đồng bằng mài mòn, tích tụ, có cồn cát, đầm phá. Diện tích vùng đồng bằng chiếm khoảng 1.400 km2.

Khí Hậu Thừa Thiên – Huế

Bản đồ Khí Hậu Thừa Thiên – Huế

Khí hậu Thừa Thiên – Huế gần giống như Quảng Trị với kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa. Những tháng đầu năm có nắng ấm. Thỉnh thoảng lụt vào tháng 5. Các tháng 6, 7 và 8 có gió mạnh. Mưa lũ và có gió đông vào tháng 9 và 10. Tháng 11 thường có lụt. Cuối năm mưa kéo dài. Nhưng hiện nay do chịu tác động của biến đổi khí hậu nên từ tháng 3 đến tháng 8 nắng nóng lên đến đỉnh điểm. Các tháng 9, 10, 11 thường xuyên có bão. Từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau là giai đoạn gió mùa đông bắc kéo về gây mưa to kèm theo đó lũ trên các sông tăng nhanh

Thủy văn Thừa Thiên – Huế

Sông ngòi thường ngắn nhưng lại lớn về phía hạ lưu. Những sông chính là Ô Lâu, Rào Trang, Rào Lau, Rào Mai, Tả Trạch, Hữu Trạch, An Cựu, An Nong, Nước Ngọt, Lăng Cô, Bồ, Rau Bình Điền, Đá Bạc, Vân Xá, Sông Truồi,… Đặc biệt có hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai rộng lớn nhất Đông Nam Á. Và hai cửa biển quan trọng là cửa Thuận An và cửa Tư Hiền.

Thủy văn Huế

Hệ thống Đầm phá:

– Hệ đầm phá Tam Giang-Cầu Hai trải dài 68 km thuộc địa phận năm huyện: Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang, và Phú Lộc với diện tích 22.000 ha.

– Về mặt địa lý khu đầm này là bốn đầm nối nhau từ Bắc xuống Nam: Phá Tam Giang; Đầm Sam; Đầm Hà Trung-Thủy Tú; Đầm Cầu Hai.

– Phá Tam Giang chạy dài khoảng 27 km bắt đầu từ cửa sông Ô Lâu đến cửa sông Hương với diện tích 5.200 ha. Phá thông với biển bằng mỗi cửa Thuận An.

– Đầm Sam nhỏ hơn với diện tích 1.620 ha, không thông ra biển.

– Đầm Hà Trung-Thủy Tú dài và hẹp với diện tích 3.600 ha cũng là đầm kín không thông ra biển.

– Đầm Cầu Hai lớn nhất với diện tích 11.200 ha. Cửa Tư Hiền thông đầm Cầu Hai với biển.

Hệ thống sông ngòi:

Tổng chiều dài sông suối và sông đào đạt tới 1.055km, tổng diện tích lưu vực tới 4.195km2. Mật độ sông suối dao động trong khoảng 0,3-1km/km2, có nơi tới 1,5-2,5 km/km2.

Trên lãnh thổ Thừa Thiên Huế từ Bắc vào Nam gặp các sông chính sau:

– Sông Ô Lâu

– Hệ thống Sông Hương

– Sông Nong

– Sông Truồi

– Sông Cầu Hai

– Sông Bù Lu

Trong đó sông Hương là con sông lớn nhất, có hai nguồn chính và đều bắt nguồn từ dãy núi Trường Sơn. Dòng chính của Tả Trạch dài khoảng 67 km, bắt nguồn từ dãy Trường Sơn Đông, ven khu vực vườn quốc gia Bạch Mã chảy theo hướng tây bắc với 55 thác nước hùng vĩ, qua thị trấn Nam Đông rồi sau đó hợp lưu với dòng Hữu Trạch tại ngã ba Bằng Lãng (khoảng 3 km về phía bắc khu vực lăng Minh Mạng). Hữu Trạch dài khoảng 60 km là nhánh phụ, chảy theo hướng bắc, qua 14 thác nguy hiểm và vượt qua phà Tuần để tới ngã ba Bằng Lãng, nơi hai dòng này gặp nhau và tạo nên sông Hương.Từ Bằng Lãng đến cửa sông Thuận An, sông Hương dài 33 km và chảy rất chậm (bởi vì mực nước sông không cao hơn mấy so với mực nước biển).

Ngoài các sông thiên nhiên, xung quanh thành phố Huế còn gặp nhiều sông đào như:

– Sông An Cựu (có tên là Lợi Nông) dài 27km nối sông Hương với đầm Cầu Hai ở Cống Quan thông qua sông Đại Giang;

– Sông Đông Ba dài khoảng 3km là sông đào từ cầu Gia Hội đến Bao Vinh;

– Sông Kẻ Vạn dài 5,5km nối sông Hương (cầu Bạch Hổ) với sông Bạch Yến và sông An Hòa, vòng ngoài kinh thành Huế rồi lại đổ vào sông Hương ở Bao Vinh.

Trên đồng bằng duyên hải còn có hói Bảy Xã, hói Hàng Tổng nối sông Hương với sông Bồ, hói Phát Lát, hói Như Ý, hói Chợ Mai.

Dân số Thừa Thiên – Huế

Dân tộc:

Tỉnh Thừa Thiên Huế có các dân tộc thiểu số đó là:

– Dân tộc Bru-Vân Kiều

– Dân tộc Cơ tu 

– Dân tộc Tà Ôi

– Dân tộc Pa Kôh

Tôn giáo:

Trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có 4 tôn giáo đó là:

– Phật giáo

– Công giáo

– Tin lành

Hành chính Thừa Thiên – Huế

Bản đồ Hành chính Thừa Thiên – Huế

Tỉnh Thừa Thiên – Huế có 9 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc, bao gồm 1 thành phố, 2 thị xã, 6 huyện với 152 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 105 xã, 39 phường, 8 thị trấn.

Danh sách các đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh Thừa Thiên – Huế
Tên Diện tích(km²) Dân số Hành chính
Thành phố
Huế 71,8 455.230 27 phường
Thị xã (2)
Hương Thủy 458,2 118.510 5 phường, 7 xã
Hương Trà 518,5 132.400 7 phường, 9 xã
Huyện (6)
A Lưới 1.232,7 56.370 1 thị trấn, 20 xã
Tên Diện tích(km²) Dân số Hành chính
Nam Đông 652 32.050 1 thị trấn, 10 xã
Phong Điền 953,8 114.820 1 thị trấn, 15 xã
Phú Lộc 730 140.270 2 thị trấn, 16 xã
Phú Vang 280,3 182.141 2 thị trấn, 18 xã
Quảng Điền 165,2 92.750 1 thị trấn, 10 xã

Hiện nay, Ủy ban nhân dân Tỉnh Thừa Thiên Huế đang lập đề án đưa cả tỉnh thành thành phố trực thuộc trung ương trước năm 2025. Ngày 11 tháng 12 năm 2008, Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên – Huế đã thông qua nghị quyết Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Thừa Thiên – Huế đến năm 2025 với mục tiêu đề ra là xây dựng tỉnh Thừa Thiên – Huế trở thành đô thị loại I trực thuộc trung ương. Thừa Thiên – Huế cũng là tỉnh có tỷ lệ đô thị hóa cao nhất vùng Bắc Trung Bộ với 49,5%.

Kinh tế Thừa Thiên – Huế

Bản đồ Kinh tế Thừa Thiên – Huế

Thừa Thiên – Huế là một cực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm miền trung. Tuy nhiên, nền kinh tế của tỉnh liên tục tăng trưởng chậm với tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hằng năm thời kỳ 2010 – 2019 chỉ đạt 6%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng Dịch vụ – Công nghiệp – Nông nghiệp (năm 2008, tỷ trọng ngành Công nghiệp – Xây dựng chiếm 36,5%, ngành dịch vụ 45,3%, ngành nông nghiệp giảm còn 18,2%). Thu ngân sách tăng bình quân đạt 18,3%/năm. Tỷ lệ huy động ngân sách từ GDP đạt trên 12%, xếp thứ 20/63 tỉnh, thành cả Việt Nam. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nằm trong nhóm 20 tỉnh, thành dẫn đầu toàn quốc. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh từ vị thứ 15 (năm 2007) đã vươn lên đứng thứ 10 toàn quốc trong năm 2008. GDP bình quân đầu người năm 2019 là 1.865 USD/năm, thấp hơn trung bình GDP của cả nước (2.565 USD)

Thừa Thiên Huế quan tâm đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá. Thành phố Huế vừa mang dáng dấp hiện đại, vừa mang nét đẹp cổ kính với di sản văn hoá thế giới, đóng vai trò hạt nhân đô thị hoá lan toả và kết nối với các đô thị vệ tinh. Môi trường thu hút đầu tư lành mạnh và tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư có năng lực. Hạ tầng giao thông ngày càng hiện đại, chống được chia cắt vùng miền, tạo ra động lực phát triển giữa nông thôn và thành thị. Năng lực sản xuất mới hình thành và mở ra tương lai gần sẽ có bước tăng trưởng đột phá: phía Bắc có các khu công nghiệp Phong Điền, Tứ Hạ, xi măng Đồng Lâm; phía Nam có khu công nghiệp Phú Bài, Khu Kinh tế – Đô thị Chân Mây – Lăng Cô sôi động; phía Tây đã hình thành mạng lưới công nghiệp thuỷ điện Tả Trạch, Hương Điền, Bình Điền, A Lưới, xi măng Nam Đông; phía Đông phát triển mạnh khai thác và nuôi trồng thuỷ sản và Khu kinh tế tổng hợp Tam Giang-Cầu Hai.

Thừa Thiên Huế được Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam Khoá X ra Kết luận số 48-KL/TW về “Xây dựng, phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế và đô thị Huế đến năm 2020, trong đó xây dựng Thừa Thiên Huế sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trong vài năm tới”

Tài nguyên thiên nhiên Thừa Thiên – Huế

Bản đồ Tài nguyên thiên nhiên Thừa Thiên – Huế

Trên lãnh thổ Thừa Thiên Huế đã phát hiện được 120 mỏ, điểm khoáng sản với 25 loại khoáng sản, tài nguyên nước dưới đất, phân bố đều khắp, trong đó chiếm tỷ trọng đáng kể và có giá trị kinh tế là các khoáng sản phi kim loại và nhóm vật liệu xây dựng. 

– Nhóm khoáng sản nhiên liệu chủ yếu là than bùn, trữ lượng các mỏ than bùn ở khu vực các trằm tại Phong Chương được đánh giá lên tới 5 triệu mét khối.

– Nhóm khoáng sản kim loại có sắt, titan, chì, kẽm, vàng, thiếc

– Nhóm khoáng sản phi kim loại và nhóm vật liệu xây dựng là các nhóm có triển vọng lớn nhất của Thừa Thiên Huế, bao gồm pyrit, phosphorit, kaolin, sét, đá granit, đá gabro, đá vôi, cuội sỏi và cát xây dựng.

– Tài nguyên nước (bao gồm cả nước nhạt và nước khoáng nóng) được phân bố tương đối đều trên địa bàn toàn tỉnh. Tổng trữ lượng nước dưới đất ở các vùng đã nghiên cứu ở cấp C1 đạt gần 9.200m3/ngày.

– Bảy nguồn nước khoáng nóng có thể sử dụng để uống và chữa bệnh (đáng chú ý nhất trong số này là ba điểm Thanh Tân, Mỹ An và A Roàng).

Trên đây là những thông tin liên quan đến bản đồ Thừa Thiên – Huế do 350.org.vn đã tỏng hợp và chia sẻ đến các bạn. Hy vọng qua bài viết dưới đây bạn sẽ có thêm nhiều thông tin cần thiết liên quan đến bản đồ Thừa Thiên – Huế nhé!

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *