Bản đồ Trung Quốc – Những thông tin cần biết về bản đồ Trung Quốc

Trung Quốc, tên chính thức là nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, còn gọi là Trung Quốc đại lục, là một quốc gia có chủ quyền nằm tại Đông Á. Đây là quốc gia đông dân nhất thế giới, với số dân trên 1,405 tỷ người. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về quốc gia rộng lớn này qua bản đồ Trung Quốc về đất nước này dưới đây nhé!

Vị trí địa lý của Trung Quốc

trung quoc 3
Vị trí địa lý cua Trung Quốc

Trung Quốc là quốc gia lớn thứ nhì trên thế giới xét theo diện tích đất sau Nga, và là quốc gia lớn thứ ba hoặc bốn về tổng diện tích, sau Nga, Canada, và có thể là Hoa Kỳ. Tổng diện tích của Trung Quốc thường được tuyên bố là khoảng 9.600.000 km2 (3.700.000 sq mi). Số liệu diện tích cụ thể dao động từ 9.572.900 km2 (3.696.100 sq mi) theo Encyclopædia Britannica, 9.596.961 km2 (3.705.407 sq mi) theo Niên giám Nhân khẩu Liên Hiệp Quốc, đến 9.596.960 km2 (3.705.410 sq mi) theo CIA World Factbook.

Trung Quốc có tổng chiều dài đường biên giới trên bộ lớn nhất thế giới, với 22.117 km (13.743 mi) từ cửa sông Áp Lục đến vịnh Bắc Bộ.Trung Quốc có biên giới với 14 quốc gia khác, giữ vị trí số một thế giới cùng với Nga.Trung Quốc bao gồm phần lớn khu vực Đông Á, giáp với Việt Nam, Lào, Myanmar, Ấn Độ, Bhutan, Nepal, Pakistan, Afghanistan, Tajikistan, Kyrgyzstan, Kazakhstan, Nga, Mông Cổ, và Triều Tiên. Ngoài ra, Hàn Quốc, Nhật Bản, Philippines cũng lân cận với Trung Quốc qua biển.

Lãnh thổ Trung Quốc nằm giữa các vĩ độ 18° ở tỉnh Hải Nam và 54° Bắc ở tỉnh Hắc Long Giang, các kinh độ 73° và 135° Đông. Cảnh quan của Trung Quốc biến đổi đáng kể trên lãnh thổ rộng lớn của mình. Tại phía đông, dọc theo bờ biển Hoàng Hải và biển Hoa Đông, có các đồng bằng phù sa rộng và dân cư đông đúc, trong khi các thảo nguyên rộng lớn chiếm ưu thế ở rìa của cao nguyên nguyên Nội Mông. Đồi và các dãy núi thấp chi phối địa hình tại Hoa Nam, trong khi miền trung-đông có những châu thổ của hai sông lớn nhất Trung Quốc là Hoàng Hà và Trường Giang. Các sông lớn khác là Tây Giang, Hoài Hà, Mê Kông (Lan Thương), Brahmaputra (Yarlung Tsangpo) và Amur (Hắc Long Giang). Ở phía tây có các dãy núi lớn, nổi bật nhất là Himalaya. Ở phía bắc có các cảnh quan khô hạn, như sa mạc Gobi và sa mạc Taklamakan. Đỉnh cao nhất thế giới là núi Everest (8.848m) nằm trên biên giới Trung Quốc-Nepal. Điểm thấp nhất của Trung Quốc, và thấp thứ ba trên thế giới, là lòng hồ Ngải Đinh (−154m) tại bồn địa Turpan.

Địa hình của Trung Quốc

Cao và hiểm trở, 60% diện tích là núi cao trên 1000 m. Địa hình cao về phía Tây và thấp dần về phía Đông.

Địa lý Trung Quốc kéo dài khoảng 5.026 km ngang qua theo khối lục địa Đông Á giáp với biển Đông Trung Hoa, vịnh Triều Tiên, Hoàng Hải, và Biển Đông, giữa Bắc Triều Tiên và Việt Nam trong một hình dạng thay đổi của các đồng bằng rộng lớn, các sa mạc mênh mông và các dãy núi cao chót vót, bao gồm các khu vực rộng lớn đất không thể ở được. Nửa phía Đông của quốc gia này là các vùng duyên hải rìa các đảo là một vùng bình nguyên phì nhiêu, đồi và núi, các sa mạc và các thảo nguyên và các khu vực cận nhiệt đới. Nửa phía Tây của Trung Quốc là một vùng các lưu vực chìm trong các cao nguyên, các khối núi, bao gồm phần cao nguyên cao nhất trên trái đất.

trung quoc 4
Sợ lược địa hình trung quốc

Sự rộng lớn của quốc gia này và sự cằn cỗi của vùng nội địa phía tây kéo theo những vấn đề quan trọng trong chiến lược phòng thủ. Dù có nhiều bến cảng tốt dọc theo chiều dài bờ biển khoảng 18000 km nhưng định hướng truyền thống của đất nước không phải ra biển mà hướng về đất liền, để phát triển thành một quốc gia hùng mạnh với trung tâm ở Hoa Trung và Hoa Nam, vươn tới tận vùng đồng bằng bắc Hoàng Hà. Trung Quốc cũng có cao nguyên Tây Tạng về phía Nam. Cao nguyên Tây Tạng là một cao nguyên rộng lớn với cao độ cao. Về phía Bắc của cao nguyên Tây Tạng là các Sa mạc Gobi và Taklamakan, trải ra từ Cực Tây Bắc về phía Đông qua Mông Cổ.

Các sông lớn ở Trung Quốc. Lần lượt từ bắc xuống nam, tây sang đông là Hắc Long Giang, Hoàng Hà, Mê Công, Trường Giang và Châu Giang
Trung Quốc là quốc gia lớn thứ 4 thế giới về tổng diện tích (sau Nga, Canada và Hoa Kỳ). Số liệu về diện tích của Trung Quốc hơi khác nhau, tùy theo việc người ta lấy số liệu từ các biên giới mập mờ. Con số chính thức do Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đưa ra là 9,6 triệu km², khiến cho quốc gia này chỉ hơi nhỏ hơn một chút so với Hoa Kỳ. Trung Hoa Dân Quốc đóng ở Đài Loan đưa ra con số là 11 triệu km², nhưng số liệu này bao gồm cả Mông Cổ, một quốc gia có chủ quyền độc lập. Trung Quốc có đường viền khá giống với Hoa Kỳ và phần lớn có cùng vĩ độ của Hoa Kỳ. Tổng diện tích Trung Quốc ước tính là 9.596.960 km², trong đó diện tích đất là 9.326.410 km² và nước là 270.550 km².

Khí hậu của Trung Quốc

trung quoc 5
Khí hậu

Mùa khô và gió mùa ẩm chi phối phần lớn khí hậu Trung Quốc, dẫn đến khác biệt nhiệt độ rõ rệt giữa mùa đông và mùa hạ. Trong mùa đông, gió từ phía Bắc tràn xuống từ các khu vực có vĩ độ cao với đặc điểm là lạnh và khô; trong mùa hạ, gió nam từ các khu vực duyên hải có vĩ độ thấp có đặc điểm là ấm và ẩm. Khí hậu Trung Quốc có sự khác biệt giữa các khu vực do địa hình phức tạp cao độ. Một vấn đề môi trường lớn tại Trung Quốc là việc các hoang mạc tiếp tục mở rộng, đặc biệt là sa mạc Gobi.

Thủy văn của Trung Quốc

trung quoc 6
Tây Giang (sông Trung Quốc)

Từ những năm 1950, Trung Quốc đã tiến hành xây dựng đập, nắn dòng, chuyển hướng dòng chảy và gây ô nhiễm các dòng sông nhằm phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa nhanh chóng. Rất nhiều dự án được triển khai dưới thời Mao Trạch Đông và những người kế nhiệm của ông đã gây ra những tác động thảm khốc cho môi trường, xã hội và kinh tế.

Trong thiên niên kỷ mới, chính phủ Trung Quốc đã nhận ra rằng chương trình xây dựng đập liên tục đã đe dọa làm lung lay sự thịnh vượng và ổn định lâu dài của đất nước. Năm 2004, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã đình chỉ việc xây dựng đập trên sông Nộ Giang và sông Kim Sa (thượng nguồn sông Dương Tử), bao gồm một dự án tại khu vực khe Hổ Nhảy kỳ vĩ. Chính phủ cũng đã thành lập các khu bảo tồn thủy sản và tăng cường các hoạt động hướng dẫn về môi trường.

Việc gia tăng khủng hoảng khí hậu đã kết thúc giai đoạn tương đối thận trọng trong việc xây dựng đập. Năm 2009, chính phủ Trung Quốc đã cam kết giảm cường độ carbon từ nền kinh tế của mình xuống 40-45% đến năm 2020. Kết quả là, chính phủ đã phát động một nỗ lực mới xây dựng đập không ngừng nghỉ trong Kế hoạch năm năm lần thứ 12 của mình (2011 – 2015).

Kế hoạch hiện tại cam kết phê duyệt 160 GW công suất thủy điện mới cho tới năm 2015 – nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác trong lịch sử. Nó ưu tiên 50 nhà máy thủy điện lớn trên các dòng sông bao gồm Kim Sa (thượng nguồn sông Dương Tử), Lan Thương (thượng nguồn sông Mê Kông), sông Yarlung Tsangpo, và thượng nguồn sông Hoàng Hà. Kế hoạch này cũng cho phép xây dựng 5 trong số 13 con đập trên sông Nộ Giang mà chính phủ đã dừng lại vào năm 2004.

Cảnh báo về tốc độ xây dựng đập mới, các chuyên gia từ nhiều tổ chức môi trường Trung Quốc gần đây đã xuất bản tài liệu mà họ goi là “báo cáo cuối cùng” về các dòng sông của Trung Quốc. Báo cáo nhấn mạnh bốn vấn đề chính với làn sóng hiện tại của phát triển thủy điện:

Các con đập đang làm hệ sinh thái nước ngọt của Trung Quốc xuống cấp nghiêm trọng. Chúng đang làm cho sông hồ khô cạn, làm ngập lụt vùng đồng bằng màu mỡ, và ảnh hưởng đến khả năng tự làm sạch của các con sông. Kết quả là, hồ Tam Hiệp và các hồ chứa khác đã bị biến thành bãi rác. Cá heo sông Trung Quốc, vốn quen sống tại các vùng nước của sông Dương Tử trong 20 triệu năm, bây giờ đã tuyệt chủng, các loài nước ngọt khác cũng đang bị đe dọa. Các khu bảo tồn cá (tạo ra để giảm thiểu tác động của việc xây dựng đập) chỉ tồn tại trên giấy, hoặc đã được cắt giảm để nhường chỗ cho nhiều con đập hơn.

Các con đập làm cho cộng đồng người nghèo càng nghèo đi. Theo cựu Thủ tướng Ôn Gia Bảo, việc xây dựng đập đã khiến 23 triệu người ở Trung Quốc phải di dời. Những người di cư thường xuyên bị các quan chức tham nhũng tại địa phương lừa và bắt nạt bởi, các công việc được hứa hẹn hoặc đất đai tái định cư thường không có thực. Vì việc xây dựng đập chuyển lên thượng nguồn vào các khu vực miền núi, các dân tộc thiểu số bị ảnh hưởng đặc biệt bởi họ phải di dời đi nơi khác.

Các hồ chứa đang gây ra bất ổn địa chất cho các thung lũng sông vốn dĩ mong manh, tạo ra sạt lở đất thường xuyên, và làm tăng nguy cơ xảy ra động đất. Các nhà khoa học cho rằng đập Tử Bình Phô ở Tứ Xuyên có thể đã gây ra trận động đất Vấn Xuyên, làm chết ít nhất 69.000 người hồi tháng 5 năm 2008. Bậc thang thủy điện ở các thung lũng có hoạt động địa chấn mạnh mẽ ở phía tây nam Trung Quốc là một mối quan ngại đặc biệt trong việc kích hoạt các trận động đất và lại bị ảnh hưởng bởi chính những trận động đất này.

Quá trình ra quyết định nằm trong tình trạng hỗn loạn, các quy định của chính phủ không phù hợp cho cuộc chạy đua xây dựng đập mới. Kế hoạch lưu vực sông tổng quan và đánh giá tác động môi trường gần như luôn luôn được thực hiện sau khi bắt đầu xây dựng đập. Các dự án lớn như đập Khê Lạc Độ và Xiangjiaba thậm chí đã bắt đầu xây dựng trước khi chúng có được phê duyệt cuối cùng.

Ngay cả khi các ngành công nghiệp năng lượng chuyên sâu tiếp tục bị quá tải, Trung Quốc vẫn sử dụng năng lượng kém hiệu quả hơn so với các nước ở mức độ phát triển tương đương. Con đường phát triển tốn ít năng lượng là điều cần thiết để giảm áp lực lên hệ sinh thái của Trung Quốc. Cũng trong thời điểm này, một báo cáo mới đã đề xuất một hệ thống “vạch đỏ sinh thái”, tương tự như WSR (Wild and Scenic Rivers) ở Mỹ, điều này có thể bảo vệ các hệ sinh thái quan trọng thay vì bị ngănđập.

Kể từ khi báo cáo được công bố, các nhà hoạt động đã tìm thấy hy vọng mới. Trong tháng 4, Quốc hội Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa đã thông qua Luật Bảo vệ môi trường mới mà lần đầu tiên người ta có thể thấy trước hình phạt nghiêm khắc đối với hành vi vi phạm và cho phép các tổ chức môi trường để nộp đơn kiện vì lợi ích của cộng đồng. Cũng trong khoảng thời gian này, Thủ tướng Chính phủ mới Lý Khắc Cường đã bày tỏ quan ngại về chất lượng của các dòng sông Trung Quốc.

Số phận một số dự án gây tác động nghiêm trọng hiện vẫn chưa ngã ngũ. Các nhà hoạt động hy vọng rằng chính phủ sẽ từ chối phê chuẩn việc xây dựng đập Tiểu Nam Hải, công trình sẽ làm một phần của khu bảo tồn cá quan trọng nhất trên sông Dương Tử bị nhấn chìm và đập Songta trên sông Nộ Giang sẽ ảnh hưởng đến di sản thế giới Tam Giang Tịnh Lưu. Có thể vẫn còn quá sớm để viết văn bia cho các dòng sông của Trung Quốc.

Dân số của Trung Quốc

Dân số hiện tại của Trung Quốc là 1.421.510.480 người vào ngày 12/11/2019 theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc.

Dân số Trung Quốc hiện chiếm 18,47% dân số thế giới. Trung Quốc đang đứng thứ 1 trên thế giới trong bảng xếp hạng dân số các nước và vùng lãnh thổ.

Mật độ dân số của Trung Quốc là 151 người/km2.

Với tổng diện tích đất là 9.390.784 km2. 59,15% dân số sống ở thành thị (837.022.095 người vào năm 2018). Độ tuổi trung bình ở Trung Quốc là 37 tuổi.

Dân số Trung Quốc (năm 2019 và lịch sử)

Trong năm 2019, dân số của Trung Quốc dự kiến sẽ tăng 5.016.094 người và đạt 1.422.044.316 người vào đầu năm 2020. Gia tăng dân số tự nhiên được dự báo là dương, vì số lượng sinh sẽ nhiều hơn số người chết đến 5.299.372 người. Nếu tình trạng di cư vẫn ở mức độ như năm trước, dân số sẽ giảm -283.278 người. Điều đó có nghĩa là số người chuyển đến Trung Quốc để định cư sẽ ít hơn so với số người rời khỏi đất nước này để định cư ở một nước khác.

Theo ước tính của chúng tôi, tỷ lệ thay đổi dân số hàng ngày của Trung Quốc vào năm 2019 sẽ như sau:

43.939 trẻ em được sinh ra trung bình mỗi ngày

29.420 người chết trung bình mỗi ngày

-776 người di cư trung bình mỗi ngày

Dân số Trung Quốc sẽ tăng trung bình 13.743 người mỗi ngày trong năm 2019.

Nhân khẩu Trung Quốc 2018

Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2018, dân số Trung Quốc ước tính là 1.417.574.589 người, tăng 5.528.531 người so với dân số 1.412.304.382 người năm trước. Năm 2018, tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên là dương vì số người sinh nhiều hơn số người chết đến 5.828.863 người. Do tình trạng di cư dân số giảm -300.332 người. Tỷ lệ giới tính trong tổng dân số là 1,063 (1.063 nam trên 1.000 nữ) cao hơn tỷ lệ giới tính toàn cầu. Tỷ lệ giới tính toàn cầu trên thế giới năm 2018 khoảng 1.017 nam trên 1.000 nữ.

Dưới đây là những số liệu chính về dân số ở Trung Quốc trong năm 2018:

16.346.004 trẻ được sinh ra

10.517.141 người chết

Gia tăng dân số tự nhiên: 5.828.863 người

Di cư: -300.332 người

730.432.277 nam giới tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2018

687.142.312 nữ giới tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2018

trung quoc
Biểu đồ dân số Trung Quốc 1950 – 2017
trung quoc 1
Biểu đồ tốc độ gia tăng dân số Trung Quốc 1951 – 2017

Kinh tế của Trung Quốc

Tính đến năm 2016, kinh tế Trung Quốc lớn thứ hai thế giới xét theo GDP danh nghĩa, tổng giá trị khoảng 11.391.619 tỉ USD theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Nếu xét về GDP theo sức mua tương đương, Trung Quốc đạt 20.850 tỷ USD vào năm 2016, đã vượt qua Hoa Kỳ để đứng thứ nhất thế giới. Năm 2016, GDP PPP/người của Trung Quốc là 16,660 USD, trong khi GDP danh nghĩa/người là 8,141 USD. Theo cả hai phương pháp, Trung Quốc đều đứng sau khoảng 90 quốc gia (trong số 183 quốc gia trong danh sách của IMF) trong xếp hạng GDP/người toàn cầu.

Từ khi thành lập vào năm 1949 cho đến cuối năm 1978, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có một kinh tế kế hoạch tập trung theo kiểu Liên Xô. Sau khi Mao Trạch Đông từ trần vào năm 1976 và Cách mạng văn hóa kết thúc, Đặng Tiểu Bình và tập thể lãnh đạo mới của Trung Quốc bắt đầu cải cách kinh tế và chuyển đổi theo hướng kinh tế hỗn hợp định hướng thị trường hơn dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Các hợp tác xã, nông trang tập thể bị giải tán bớt hoặc chuyển đổi hình thức hoạt động và ruộng đất được giao cho các hộ gia đình sử dụng, trong khi đó ngoại thương trở thành một trọng tâm mới quan trọng, dẫn đến việc thiết lập các đặc khu kinh tế. Những doanh nghiệp quốc doạnh không hiệu quả bị tái cơ cấu và những doanh nghiệp thua lỗ phải đóng cửa hoàn toàn, dẫn đến tình trạng thất nghiệp lớn. Trung Quốc hiện nay có đặc điểm chủ yếu là một nền kinh tế thị trường dựa trên quyền sở hữu tài sản tư nhân, và là một trong các ví dụ hàng đầu về chủ nghĩa tư bản nhà nước. Nhà nước vẫn chi phối trong những lĩnh vực “trụ cột” chiến lược như sản xuất năng lượng và công nghiệp nặng, song doanh nghiệp tư nhân mở rộng mạnh mẽ, với khoảng 30 triệu doanh nghiệp tư nhân vào năm 2008.

Khu vực Châu Giang tân thành tại Quảng Châu.
Kể từ khi bắt đầu tự do hóa kinh tế vào năm 1978, Trung Quốc nằm trong số các nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới, dựa ở mức độ lớn vào tăng trưởng do đầu tư và xuất khẩu. Trong gần 30 năm từ năm 1978, GDP của Trung Quốc đã tăng 15 lần, sản xuất công nghiệp tăng hơn 20 lần; kim ngạch thương mại tăng hơn 100 lần. Vào năm 1992, Trung Quốc vẫn còn xếp thứ 133 thế giới về GDP bình quân đầu người, với hơn một nửa dân số sống dưới mức 2 USD/ngày, nhưng dự kiến tới năm 2022, Trung Quốc sẽ tăng 69 bậc (lên hạng 64 thế giới) trong xếp hạng về GDP bình quân đầu người, và chỉ còn chưa đầy 2% dân số Trung Quốc sống dưới chuẩn nghèo của thế giới.

Tới năm 2000, Trung Quốc đã hoàn thành công nghiệp hóa, và bắt đầu chuyển từ phát triển chiều rộng sang chiều sâu, chú trọng việc nghiên cứu tạo ra các thành tựu khoa học kỹ thuật mới, tạo ra một cơ sở vững chắc để giải quyết việc biến Trung Quốc từ một “công xưởng của thế giới” thành một “nhà máy của tri thức”.

Theo IMF, tăng trưởng GDP bình quân hàng năm của Trung Quốc trong giai đoạn 2001-2010 là 10,5%. Trong giai đoạn 2007-2011, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc tương đương với tổng tăng trưởng của các quốc gia G7. Năng suất cao, chi phí lao động thấp và cơ sở hạ tầng tương đối thấp khiến Trung Quốc dẫn đầu thế giới về chế tạo. Tuy nhiên, kinh tế Trung Quốc cần rất nhiều năng lượng và không hiệu quả; Trung Quốc trở thành nước tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới vào năm 2010, dựa vào than đá để cung cấp trên 70% nhu cầu năng lượng trong nước, và vượt qua Hoa Kỳ để trở thành nước nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới vào tháng 9 năm 2013.

Trung Quốc là một thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới và là cường quốc giao thương lớn nhất thế giới, với tổng giá trị mậu dịch quốc tế là 3.870 tỷ USD trong năm 2012. Dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đạt 2.850 tỷ USD vào cuối năm 2010, là nguồn dự trữ ngoại hối lớn nhất thế giới cho đến đương thời. Năm 2012, Trung Quốc là quốc gia tiếp nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nhiều nhất thế giới, thu hút 253 tỷ USD. Trung Quốc cũng đầu tư ra hải ngoại, tổng FDI ra ngoại quốc trong năm 2012 là 62,4 tỷ USD, các công ty Trung Quốc cũng tiến hành những vụ thu mua lớn các hãng ngoại quốc. Tỷ giá hối đoái bị định giá thấp gây xích mích giữa Trung Quốc với các nền kinh tế lớn khác,

Dân số tầng lớp trung lưu tại Trung Quốc (có thu nhập hàng năm từ 10.000-60.000 USD) đạt trên 300 triệu vào năm 2012.Theo Hurun Report, số lượng tỷ phú USD tại Trung Quốc tăng lên 251 vào năm 2012. Thị trường bán lẻ nội địa của Trung Quốc có giá trị 20.000 tỷ tệ (3.200 tỷ USD) vào năm 2012 và tăng trưởng trên 12%/năm vào năm 2013trong khi thị trường xa xỉ phẩm phát triển mạnh, với 27,5% thị phần toàn cầu vào năm 2010. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của Trung Quốc góp phần vào lạm phát tiêu thụ nghiêm trọng,làm gia tăng các quy định của chính phủ.

Trung Quốc có bất bình đẳng kinh tế ở mức độ cao, và tăng lên trong các thập niên vừa qua. Đến cuối năm 2012, số người nghèo tại khu vực nông thôn của Trung Quốc là khoảng 98,99 triệu theo chuẩn nghèo Trung Quốc, chiếm 10,2% dân số khu vực nông thôn. Một báo cáo của Đại học Bắc Kinh cho biết theo số liệu thu nhập năm 2012, 1% các gia đình giàu có nhất tại Trung Quốc sở hữu hơn 1/3 giá trị tài sản toàn quốc, 25% các gia đình nghèo nhất chiếm 1% giá trị tài sản toàn quốc.

Trung Quốc bị chỉ trích rộng rãi về việc chế tạo hàng nhái với số lượng lớn với hơn 90% lượng hàng giả và hàng nhái trên thế giới có nguồn gốc xuất phát từ quốc gia này. Những nhãn hàng thời trang từ bình dân tới cao cấp được nhái lại và bày bán công khai với giá rẻ. Một số thương hiệu nổi tiếng trên thế giới cũng bị nhái tại đây. Đặc biệt một số sản phẩm nổi tiếng chưa ra mắt chính thức đặc biêt là đồ công nghệ đã bị nhái tại đây.

Ngoài công nghệ sản xuất quy mô, nền kinh tế Trung Hoa lục địa còn có những điểm nghiêm trọng trực tiếp liên quan đến tội phạm và những đường dây buôn hàng giả. Hoa lục là nguồn xuất phát của 70% lượng hàng giả bị tịch thu trên toàn thế giới trong khoảng những năm 2008-2010. Tổng giá trị hàng giả trên thế giới là khoảng 25 tỷ USD, tương đương với 2% tổng mậu dịch thế giới. Gộp chung các tổ chức phạm pháp buôn người, buôn hàng tiêu thụ, dược phẩm, lâm sản và dã thú bị nghiêm cấm, Các tổ chức buôn hàng giả tại vùng Đông Á có lợi nhuận mỗi năm lên khoảng 90 tỷ USD. Riêng tại Mỹ thì 87% hàng giả bị nhà chức trách bắt được là làm ở Hoa lục.

Hàng giả được bày bán công khai. Bắc Kinh tuy có ra tay dẹp bỏ hàng giả nhưng phần thi hành lỏng lẻo, lại vì chính quyền tham nhũng nên nhà sản xuất vẫn có thể hối lộ luồn lách để hoạt động như thường.Có địa phương như Yimu sống về sản xuất hàng giả. Công nghệ hàng giả quy mô đến mức chính quyền ngần ngại không dám dẹp bỏ vì đây là mối sinh nhai, cung cấp công ăn việc làm cho hàng triệu người.

Hành chính của Trung Quốc

trung quoc
Hành chính của Trung Quốc

Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa quản lý về hành chính 22 tỉnh và nhìn nhận Đài Loan là tỉnh thứ 23, song Đài Loan hiện đang được Trung Hoa Dân Quốc quản lý một cách độc lập, chính thể này tranh chấp với yêu sách của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.] Trung Quốc còn có 5 phân khu được gọi chính thức là khu tự trị, mỗi khu dành cho một dân tộc thiểu số được chỉ định; 4 đô thị trực thuộc; và 2 khu hành chính đặc biệt được hưởng quyền tự trị chính trị nhất định. 22 tỉnh, 5 khu tự trị, 4 đô thị trực thuộc có thể được gọi chung là “Trung Quốc đại lục”, thuật ngữ này thường không bao gồm các khu hành chính đặc biệt Hồng Kông và Ma Cao.

Tài nguyên thiên nhiên của Trung Quốc

Trung Quốc là một nước rất giàu về tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là những loại kim loại và khoáng sản vì thế khai thác khoáng sản đã trở thành một trong những ngành quan trọng nếu xét về trữ lượng, sản lượng, việc làm cũng như là xuất khẩu.Các nguồn tài nguyên kim loại cũng như là khoáng sản có vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế của Trung Quốc nói chung và thị trường quốc tế nói riêng.Với một đất nước có nền kinh tế đứng thứ 2 thế giới, quốc gia sản xuất lớn nhất và một lượng lớn trong ngành tài nguyên toàn cầu, Trung Quốc dẫn đầu thế giới trong việc tiêu thụ và khai thác khoáng sản.Khoảng 40% tài nguyên khoáng sản được khai thác đã nằm ở quốc gia này. Vì vậy ngành công nghiệp khai thác đặc biệt là khoáng sản có một vị thế rất quan trọng trong nền kinh tế Trung Quốc.

Với tổng diện tích xấp xỉ 9,6 triệu km2 là một quốc gia có diện tích lục địa nhất nhì trên thế giới với nguồn tài nguyên khổng lồ và cả lượng lớn với mức độ đầy đủ.Với nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào với tổng cộng có 171 loại khoáng sản đã được phát hiện cho đến nay, trong đó 158 loại có trữ lượng đã được các nhà địa chất chứng minh.

Tài nguyên khoáng sản Trung Quốc có các đặc điểm sau: tương đối phong phú nhưng cấu trúc của các loại tài nguyên này không phải là lí tưởng. Các nguồn tài nguyên than tương đối lớn nhưng nguồn tài nguyên dầu khí và khí đốt thiên nhiên lại tương đối nhỏ.

Bao gồm:10 loại tài nguyên khoáng sản năng lượng như dầu mỏ, khí tự nhiên, than đá và urani, 54 loại tài nguyên khoáng sản kim loại như sắt, mangan, đồng, nhôm, chì và kẽm,titan, volfram, vàng,..91 loại tài nguyên khoáng sản phi kim loại như than chì, phốt pho, lưu huỳnh, sylvine, Pyrit, Phosphort, kaoli, cát thủy tinh,…3 loại tài nguyên nước và khí đốt như nước ngầm và nước khoáng.

Hiện nay các loại tài nguyên này cung cấp hơn 92% năng lượng sơ cấp của Trung Quốc, 80% nguyên liệu thô công nghiệp và hơn 70% sản phẩm nông nghiệp của họ là từ nguồn khoáng sản mà ra.

Có 3 loại tài nguyên khoáng sản: Năng lượng, kim loại, phi kim loại

Với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng khoáng sản nơi đây đa dạng về trữ lượng và thành phần bao gồm nhiều loại khoáng sản có trữ lượng lớn: dầu mỏ, khí thiên nhiên, than đá và urani..,

Tài nguyên khoáng sản kim loại bao gồm các loại khoáng sản sau: Sắt, Magma, Đồng, nhôm, chì, kẽm, titan, Volfram, vàng, bạc, molybdenum, Antimo, Cobalt…Trung Quốc là những nước có nguồn tài nguyên khoáng sản kim loại rất phong phú và đa dạng đã được chứng minh với trữ lượng nhiều hơn hoặc ít hơn của tất cả các loại tài nguyên nguyên khoáng sản kim loại mà cho đến nay đã được phát hiện trên toàn thế giới. Trong các số này vonfram, thiếc, antimony, đất hiếm, tantali, và tintan là những khoáng sản kim loại xếp hạng đầu tiên trên thế giới và đã được chứng minh.Các loại như vanadi, molybdenum, niobi, beridi và lithium xếp hạng thứ 2, còn kẽm thì thứ 4 và sắt , chì, vàng , bạc là thứ năm.

trung quoc 2
Có 3 loại tài nguyên khoáng sản: Năng lượng, kim loại, phi kim loại

Tài nguyên khoáng sản phi kim loại bao gồm các loại khoáng sản sau: Than chì, Photpho, Lưu huỳnh, Sylvit, pyrit,Phosphort, Kaolin, Cát thủy tinh, các loại khoáng sản này đều có trữ lượng cao như chiếm trữ lượng không đáng kể so với các loại khoáng sản khác.

Những hệ lụy của việc khai thác quá mức

Hoạt động khai thác khoáng sản đã góp phần to lớn trong việc phát triển kinh tế của đất nước tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực thì việc khai thác khoáng sản cũng đem lại nhiều những khó khăn. Ở Trung Quốc có mấy trăm ngàn các doanh nghiệp hoạt động khai thác khoáng sản. Tổng sản lượng khai thác hàng năm đạt lên tới 5 tỉ tấn, trong đó tỉ lệ khai thác than là chiếm số lượng lớn nhất. Kết quả cho thấy hàng năm hàng ngàn công nghiệp than đã làm cho khoảng 400 ngàn mẫu đất bị sụt lỡ một cách nghiêm trọng. Đất bị sụt lở do các hoạt động khoáng sản gây ra là lên tới 5-6 triệu mẫu trong đó đất canh tác lên tới 1,3 triệu tấn trong khi đó đất ở Trung Quốc đang thiếu một cách nghiêm trọng.

Trung Quốc có hàng mỏ than của trung ương lẫn địa phương đang hoạt động mạnh mẽ, trong đó mỏ than ở miền Đông lẫn miền Tây đã chiếm tới khoảng 70%. Phát triển Công nghiệp chủ yếu vào việc khai thác than do đó diện tích đất ở những thành phố này đã bị sụt lỡ một cách nghiêm trọng do việc khai thác than.Ví dụ như vùng Hoài Bắc ở Hoa Trung tính đến năm 2000 đã có hơn 100 ngàn mẫu đất canh tác bị sụt lỡ.Nhiều đường ống bề mặt các công trình kiến trúc thành phố đã bị các công trình khai thác than, mỏ phá hoại trầm trọng và liên tục.Nhiều thành phố đã phải di chuyển hoặc xây dựng lại.

Tính đến năm 2001 việc khai thác mỏ đã làm cho hàng trăm tòa nhà dân ở thành phố Tân Phú bị hủy hoại.Vùng Mỏ Xuân Huy tỉnh Cát Lâm việc khai thác mỏ đã làm ảnh hưởng tới việc đầu tư nước ngoài.Theo như cục thống kê, khoáng sản ở vùng Đông Bắc cho biết để khai thác được 134 triệu tấn than, hoạt động khoáng sản ở các mỏ đã làm cho sụt lỡ 22,4 ngàn mẫu đất.Tính trung bình cứ khai thác khoảng 1 vạn tấn than thì có khoảng 1,7 mẫu đất bị sụt lỡ.Hiện nay trữ lượng than bùn là khoảng 1,344 tỉ tấn nếu khai thác hết sẽ làm cho 228,5 ngàn mẫu ruộng bị phá hủy.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến đất nước Trung Quốc do 350.org.vn tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Hy vọng rằng qua bài viết này bạn sẽ có thêm những thông tin cần thiết về đất nước này, cũng như biết được thêm những thông tin về đặc điểm dân số, hành chính, kinh tế,.. của Trung Quốc.

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *