Bản đồ Việt Nam – Những thông tin cần biết liên quan đến bản đồ Việt Nam

Việt Nam là một quốc gia Đông Nam Á thuộc bán đảo Đông Dương. Hiện nay trên bản đồ Việt Nam bao gồm 63 tỉnh và thành phố lớn trực thuộc trung ương với Thủ đô là Hà Nội. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về bản đồ các tỉnh thành Việt Nam với những thông tin bổ ích về các đặc điểm tự nhiên, văn hóa và kinh tế – xã hội.

Vị trí địa lý Việt Nam

Vị trí địa lý Việt Nam

Việt Nam là một quốc gia nằm ở rìa phía đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á. Biên giới Việt Nam giáp với vịnh Thái Lan ở phía tây nam, vịnh Bắc Bộ và biển Đông ở phía đông, Trung Quốc ở phía bắc, Lào và Campuchia phía tây.

Hình thể nước Việt Nam có hình chữ S, khoảng cách từ bắc tới nam (theo đường chim bay) là 1.650 km và vị trí hẹp nhất theo chiều đông sang tây nằm ở Đồng Hới (Quảng Bình) với chưa đầy 50 km. Đường bờ biển dài 3.260 km không kể các đảo. Ngoài vùng nội thủy, Việt Nam tuyên bố 12 hải lý lãnh hải, thêm 12 hải lý vùng tiếp giáp lãnh hải, 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế và cuối cùng là thềm lục địa. Diện tích vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam chiếm diện tích khoảng 1.000.000 km² biển Đông.

Nếu xét theo bản đồ địa lý của Việt Nam thì nước ta nằm ở khu vực rìa đằng đông của bán đảo Đông Dương, và là khu vực trung tâm của Đông Nam Á. Bên trên thì tiếp giáp với Trung Quốc, Campuchia và Lào, còn dưới biển thì gần với các quốc gia như Philippin, Malaixia, Brunay…

Vùng biển của nước ta đang ôm trọn bờ biển đông rộng lớn mà điều quan trọng hơn cả là vùng biển này mang một ý nghĩa chiến lược vô cùng quan trọng không chỉ giao thông mà còn mang nhiều giá trị kinh tế to lớn cho vùng.

Chúng ta có thể yên tâm tự hào về vùng đất đang mang một giá trị kinh tế to lớn, nuôi dưỡng và ươm mầm những tài năng trẻ để mai sau có thể phục vụ và cống hiến cho đất nước xanh – giàu và đẹp hơn.

Địa hình Việt Nam

Địa hình Việt Nam

Việt Nam là một quốc gia nhiệt đới với phần lớn diện tích là địa hình đồi núi (chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ), nhưng chủ yếu là đồi núi thấp, đồng bằng chỉ chiếm 1/4 diện tích. Tính trên phạm vi cả nước, địa hình đồng bằng và đồi núi thấp (dưới 1000m) chiếm tới 85% diện tích.

Địa hình núi cao (trên 2000m) chỉ chiếm 1% diện tích cả nước. Cấu trúc địa hình khá đa dạng nhờ vận động Tân kiến tạo làm trẻ lại, tạo nên sự phân bậc rõ rệt theo độ cao, thấp dần từ tây bắc xuống đông nam. Đất đai có thể dùng cho nông nghiệp chiếm chưa tới 20%. Đất nước bị chia thành miền núi, vùng đồng bằng sông Hồng ở phía bắc; và dãy Trường Sơn, Tây Nguyên, đồng bằng duyên hải miền trung, và đồng bằng sông Cửu Long ở phía nam. Địa hình Việt Nam là địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người.

Khí hậu Việt Nam

Khí hậu Việt Nam

Dọc theo lãnh thổ trải dài khí hậu Việt Nam phân bố thành 3 vùng: miền bắc có khí hậu cận nhiệt đới ẩm, miền trung mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, trong khi khi miền nam nằm trong vùng nhiệt đới xavan. Khí hậu Việt Nam có độ ẩm tương đối trung bình 84-100% cả năm. Tuy nhiên, vì có sự khác biệt về vĩ độ và sự khác biệt địa hình nên khí hậu có khuynh hướng khác biệt nhau khá rõ nét theo từng vùng. Trong mùa đông hay mùa khô, khoảng từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, gió mùa thường thổi từ phía đông bắc dọc theo bờ biển Trung Quốc, qua vịnh Bắc Bộ, luôn theo các thung lũng sông giữa các cánh cung núi ở Đông Bắc mang theo nhiều hơi ẩm; vì vậy ở đa số các vùng việc phân biệt mùa đông là mùa khô chỉ là khi đem nó so sánh với mùa mưa hay mùa hè. Trong thời gian gió mùa tây nam mùa hè, xảy ra từ tháng 5 đến tháng 10, không khí nóng từ sa mạc Gobi phát triển xa về phía bắc, khiến không khí ẩm từ biển tràn vào trong đất liền gây nên mưa nhiều.

Lượng mưa hàng năm ở mọi vùng đều lớn dao động từ 120 đến 300 xentimét, và ở một số nơi có thể gây nên lũ. Gần 90% lượng mưa đổ xuống vào mùa hè. Nhiệt độ trung bình hàng năm ở đồng bằng nói chung hơi cao hơn so với vùng núi và cao nguyên. Dao động nhiệt độ từ mức thấp nhất là 5°C từ tháng 12 đến tháng 1, tháng lạnh nhất, cho tới hơn 37 °C vào tháng 7, tháng nóng nhất. Sự phân chia mùa ở nửa phía bắc rõ rệt hơn nửa phía nam, nơi mà chỉ ngoại trừ vùng cao nguyên, nhiệt độ mùa chỉ chênh lệch vài độ, thường trong khoảng 21-28 °C.

Thủy Văn Việt Nam

Thủy Văn Việt Nam

Các hồ này nước ít luân chuyển, các hồ đầm tự nhiên xuất hiện ở vùng núi thường là dấu vết còn lại của núi lửa, động đất hay những nguyên nhân khác. Phần lớn các hồ đầm tự nhiên nước không chảy nhưng cũng có hồ nước chảy nhẹ như hồ Ba Bể. Các lợi đầm phá nước mặn: Các đầm phá nước mặn có rất nhiều ở vùng ven biển Việt Nam, và đang được khai thác triệt để. Hồ và kho nước nhân tạo Tính đến năm 2003 Việt Nam có khoảng 3.500 hồ chứa có dung tích lớn hơn 0.2 triệu m3. Chỉ có 1.976 hồ có dung tích lớn hơn 1 triệu m3, chiếm 55,9% với tổng dung tích 24.8 tỷ m3. Trong số hồ trên có 10 hồ do ngành điện quản lý với tổng dung tích 19 tỷ m3. Có 44 tỉnh và thành phố trong 63 tỉnh thành Việt Nam có hồ chứa. Tỉnh có nhiều hồ nhất là Nghệ An (249 hồ), Hà Tĩnh (166 hồ), Thanh Hóa (123 hồ), Phú Thọ (118 hồ), Đắk Lăk (116 hồ) và Bình Định (108 hồ).

Trong số 1957 hồ cấp nước tưới do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Việt Nam) quản lý phân theo dung tích có: 79 hồ có dung tích trên 10 triệu m3, 66 hồ có dung tích từ 5 đến 10 triệu m3, 442 hồ có dung tích từ 1 đến 5 triệu m3, 1.370 hồ có dung tích từ 1 đến 2 triệu m3. Tổng dung tích các hồ chứa này là 5.8 tỷ m3 nước tưới cho 505.162 ha.

Hiện nay có tới 2.360 con sông dài trên 10 km và 93% là các con sông nhỏ, ngắn và dốc.

Dân số Việt Nam

Theo kết quả đánh giá sơ bộ tính đến 1/4/2019, Việt Nam hiện có hơn 96,2 triệu dân (với hơn 47,8 triệu nam giới và 48,3 triệu nữ giới). Với số dân này, Việt Nam là quốc gia đông dân thứ 15 trên thế giới, đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á (sau Indonesia và Philippines).

So với kết quả điều tra dân số năm 2009, Việt Nam tăng hơn 10 triệu dân, vị trí xếp hạng về quy mô dân số của Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á không thay đổi và giảm hai bậc so với các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Sau 10 năm tính từ cuộc tổng điều tra dân số năm 2009, mật độ dân số của Việt Nam tăng từ 269 người/km2 lên 290 người/km2. Hà Nội và TP.HCM là 2 địa phương có mật độ dân số cao nhất cả nước với 2.398 người/km2 và 4.363 người/km2. Dân số khu vực thành thị ở Việt Nam là 33 triệu, khu vực nông thôn 63,1 triệu người.

Kết quả sơ bộ Tổng điều tra dân số 2019

Tây Nguyên là nơi có ít dân cư sinh sống nhất với tổng dân số là 5,8 triệu người, chiếm 6,1% dân số cả nước. Sự phân bố dân cư giữa các vùng kinh tế – xã hội cũng có sự khác biệt đáng kể. Theo đó, vùng đồng bằng sông Hồng là nơi tập trung dân cư lớn nhất cả nước với 22,5 triệu dân, chiếm gần 23,4% dân số cả nước. Tiếp đến là vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung với 20,3 triệu người, chiếm 21%.

Với hơn 47,8 triệu nam giới và 48,3 triệu nữ giới, chỉ số giới tính trung bình cả nước là 99,1 nam/100 nữ; khu vực thành thị là 96,5 nam/100 nữ; khu vực nông thôn là 100,5 nam/100 nữ.

Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên từng kết hôn là 77,5%. Trong đó, dân số đang có vợ hoặc chồng chiếm 69,2%; ly hôn hoặc ly thân chiếm 2,1%; góa chồng hoặc vợ chiếm 6,2%. Ngoài ra, kết quả đánh giá sơ bộ cho thấy nữ giới có xu hướng kết hôn sớm và phổ biến hơn nam. Tỷ lệ nam và nữ kết hôn từ 15 tuổi trở lên lần lượt là: 73,4% và 81,5%.

Kinh tế Việt Nam

Bản đồ Kinh tế Việt Nam

Kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phụ thuộc cao vào xuất khẩu thô và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đây là nền kinh tế lớn thứ 6/11 ở Đông Nam Á; lớn thứ 44 trên thế giới xét theo quy mô GDP danh nghĩa hoặc lớn thứ 34 nếu xét GDP theo sức mua tương đương (năm 2016), đứng thứ 127 xét theo GDP danh nghĩa bình quân đầu người hoặc đứng thứ 117 nếu tính GDP bình quân đầu người theo sức mua tương đương. Tổng sản phẩm nội địa GDP năm 2016 là 202 tỷ USD theo danh nghĩa hoặc 595 tỷ USD theo sức mua tương đương.

Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương xây dựng ở Việt Nam một hệ thống kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tính đến tháng 11 năm 2007, đã có Trung Quốc, Nga, Venezuela, Nam Phi, ASEAN và Ukraina tuyên bố công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường đầy đủ, đến năm 2013, đã có 37 quốc gia công nhận Việt Nam đạt kinh tế thị trường (VCCI) trong đó có Nhật Bản, Đức, Hàn Quốc. Đến năm 2017, sau những nỗ lực đàm phán các Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và quốc tế, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đã thông báo đã có 69 nước công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường tại một phiên họp Chính phủ.

GDP của Việt Nam và các nước trong khu vực (Đơn vị nghìn tỷ USD), tính đến 2017, nguồn World Bank.
Xét về mặt kinh tế, Việt Nam là quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Nhóm Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, ASEAN. Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do đa phương với các nước ASEAN, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc và một số nước khác. Việt Nam cũng đã ký với Nhật Bản một hiệp định đối tác kinh tế song phương.

Các chỉ số quan trọng về kinh tế của Việt Nam ở mức rất thấp so với khu vực và thế giới. GDP bình quân đầu người năm 2018 đạt 2.540 USD, thấp hơn 4.5 lần so với GDP bình quân đầu người chung của thế giới. Năng suất lao động, chỉ số sáng tạo của nền kinh tế, chỉ số tự do kinh tế, chỉ số hấp thụ FDI thấp hơn nhiều các nước khu vực, kể cả Lào và Campuchia. Tỷ lệ lao động nam và nữ chưa qua đào tạo của Việt Nam ở mức khoảng 80%. Trình độ công nghệ của Việt Nam lạc hậu 2-3 thế hệ so với thế giới và vài chục năm so với khu vực, đa số doanh nghiệp đang sở hữu công nghệ rất lạc hậu và máy móc hết khấu hao. Tỷ trọng đóng góp của kinh tế tư nhân trong GDP rất thấp (chưa đến 10%), trong khi tỷ lệ tham nhũng ở mức cao.

Hành chính Việt Nam

Hành chính Việt Nam

Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015, căn cứ vào Hiến pháp Việt Nam 2013  được thông qua tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIII ngày 19/06/2015 quy định tại chương I:

CHƯƠNG I: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 2. Đơn vị hành chính:
Các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm có:
1. Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh)

2. Huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện)

3. Xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã)

4. Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt do Quốc hội thành lập

Theo đó Việt Nam có 3 cấp hành chính:

Cấp tỉnh
Sau nhiều lần chia tách và nhập lại, tính đến nay, Việt Nam có 63 đơn vị hành chính cấp Tỉnh, bao gồm 5 thành phố trực thuộc trung ương và 58 tỉnh (tương ứng với chữ số được đánh dấu trên “bản đồ Hành chính Việt Nam”).

5 thành phố trực thuộc Trung ương:
1. Hà Nội 2. Tp Hồ Chí Minh 3. Hải Phòng 4. Đà Nẵng 5. Cần Thơ
58 tỉnh:
6. Lai Châu
7. Điện Biên
8. Lào Cai
9. Hà Giang
10. Cao Bằng
11. Lạng Sơn
12. Yên Bái
13. Tuyên Quang
14. Bắc Kạn
15. Thái Nguyên 16. Sơn La
17. Phú Thọ
18. Vĩnh Phúc
19. Bắc Ninh
20. Bắc Giang
21. Quảng Ninh
22. Hòa Bình
23. Hưng Yên
24. Hải Dương
25. Thái Bình 26. Hà Nam
27. Nam Định
28. Ninh Bình
29. Thanh Hóa
30. Nghệ An
31. Hà Tĩnh
32. Quảng Bình
33. Quảng Trị
34. Thừa Thiên-Huế
35. Quảng Nam 36. Quảng Ngãi
37. Kon Tum
38. Gia Lai
39. Bình Định
40. Phú Yên
41. Đắk Lắk
42. Đắk Nông
43. Khánh Hòa
44. Lâm Đồng
45. Ninh Thuận 46. Bình Thuận
47. Bình Phước
48. Tây Ninh
49. Bình Dương
50. Đồng Nai
51. Bà Rịa-Vũng Tàu
52. Long An
53. Đồng Tháp
54. Tiền Giang
55. Bến Tre 56. An Giang
57. Vĩnh Long
58. Kiên Giang
59. Hậu Giang
60. Trà Vinh
61. Sóc Trăng
62. Bạc Liêu
63. Cà Mau

Cấp huyện

Đây là cấp hành chính cấp 2 của Việt Nam, thấp hơn (về thẩm quyền), và thông thường thì cấp này cũng có quy mô dân số, diện tích, kinh tế nhỏ hơn cấp tỉnh. Đây là cấp hành chính cao hơn cấp xã, phường, thị trấn. Cấp hành chính này có nhiều tên gọi khác nhau tùy theo cấp hành chính nó trực thuộc, gồm “Huyện”, “Quận”, “Thị xã”, “Thành phố trực thuộc tỉnh”. Gọi tuần tự theo mức đô thị hóa. Trong đó, quận không có trong tỉnh, chỉ áp dụng cho các đơn vị nội thành của thành phố thuộc trung ương. Thành phố trực thuộc tỉnh không có trong thành phố thuộc trung ương.

Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương được Quốc hội khóa XIII thông qua 19/6/2015, chính thức có hiệu lực từ 1/1/2016 đã bổ sung thêm đơn vị hành chính Thành phố thuộc Thành phố trực thuộc trung ương. Điều này nhằm tạo điều kiện cho mục tiêu thực hiện Đề án thành lập chính quyền đô thị của TP HCM .

Cấp xã

Đây là đơn vị hành chính cấp cơ sở, thấp hơn cấp Huyện. Gọi xã, phường, thị trấn là tùy theo mức đô thị hóa. Trong đó, phường không có trong huyện, xã không có trong quận, thị trấn chỉ có trong huyện.

Tài nguyên Thiên Nhiên ở Việt Nam

Bản đồ Tài nguyên Thiên Nhiên ở Việt Nam

phốt phát, than đá, măng gan, bô xít, chrômát, ngoài biển: khoáng sản dầu mỏ và khí tự nhiên, rừng, thuỷ năng (thủy điện).
Sử dụng đất
Đất canh tác: 17%
Mùa màng cố định: 4%
Đồng cỏ cố định: 1%
Rừng và vùng rừng: 30%
Khác: 48% (ước tính năm 1993)
Đất được tưới tiêu
18.600 km² (ước tính năm 1993)

Trên đây là những thông tin cần thiết liên quan đến bản dò Việt Nam do 350.org.vn tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Hy vọng qua bài vết này bạn sẽ có thêm những thông tin cần thiết liên quan đến bản đồ Việt Nam nhé!

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *