Cây hồng lộc cây xanh trồng cảnh quan
Cây hồng lộc với sắc lá màu hồng độc đáo, rực rỡ như mang lộc và những điều may mắn đến cho người trồng, hồng lộc rất được ưa chuộng làm cây cảnh đô thị.
Ý nghĩa cây hồng lộc
Ý nghĩa cây hồng lộc: Vẻ đẹp tươi tắn của cây mang đến những điều ý nghĩa, may mắn và tốt đẹp cho gia chủ. Vì ý nghĩa này nên cây thường được chọn lựa làm cây trồng viền trong các bản thiết kế sân vườn mong muốn mang lại may mắn, tài lộc cho gia chủ.
Cây hồng lộc có màu đỏ cam tượng trưng cho may mắn, tài lộc
Đặc điểm cây hồng lộc
Cây Hồng lộc có tên khoa học: Syzygium oleinum, Syzygium campanulatum thuộc họ Sim – Myrtaceae có nguồn gốc từ châu Á nhiệt đới.
Hồng lộc thuộc cây thân gỗ dạng cây bụi, chiều cao khoảng 0.7-4m, phân nhiều cành nhánh. Tán lá to và dày mọc chếch lên trên tạo hình bầu dục hoặc hình trứng, hình tháp.
Lá hồng lộc khi còn non có màu sắc rực rỡ màu hồng rất nổi bật và tuyệt đẹp. Lá bánh tẻ chuyển màu đỏ, hồng , vàng . Khi về già lá chuyển màu xanh bóng. Chu kỳ thay lá hồng lộc kéo dài khoảng 3 tháng. Lá hồng lộc hình bầu dục thuôn dài khoảng 5-6cm, đầu lá nhọn, gần như không có cuống mọc đối nhẵn, viền lá không có răng cưa. Hoa hồng lộc có màu trắng xòe ra trông hơi giống hoa mận. Quả hồng lộc nhỏ,mọng, mọc trên cuống dài, khi chín có màu đen trông khá giống với quả sim nên được xếp vào họ sim. Ở Việt Nam thường hạn chế chiều cao cây và cắt tỉa nhiều nên hiếm khi thấy hoa và quả.
vườn giống cây hồng lộc
Xem thêm: Cúc indo , chuối rẻ quạt trồng công trình.
Cách trồng chăm sóc hồng lộc
Cây hồng lộc thuộc loại cây thân gỗ khỏe mạnh, ít công chăm sóc, chịu nắng, chịu hạn rất tốt.
Vị trí trồng cây hồng lộc cần thoáng mát, rộng rãi để cây phát triển tán đều ra các phía. Hồng lộc càng hấp thụ nhiều nắng thì sắc đỏ của lá càng tươi tắn hơn.Mùa xuân hoặc dịp gần tết cây hồng lộc nảy nở ra rất nhiều chồi.
Hồng lộc có thể chịu hạn tuy nhiên tưới nước điều độ vừa phải ( cây không chịu úng) thì thân, tán,lá cây mỡ màng hơn và sắc lá cũng đẹp hơn. Khi thấy mặt chậu hoặc mặt đất se khô thì bạn tưới nước cho hồng lộc, không nên tưới hàng ngày đối với cây thân gỗ vì dễ bị úng.
Bón phân cho hồng lộc có thể 1-2 tháng/lần nhưng bón điều độ. Thường xuyên kiểm tra dấu hiệu sâu bệnh cho cây.
Nếu trồng hồng lộc trong chậu chúng ta nên thay đất mới cho cây khoảng 3-4 năm một lần để thay đổi kết cấu đất, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây ra hoa đúng mùa.
Nhân giống Cây hồng lộc bằng hạt hoặc chiết cành.
Cách giâm cành cây hồng lộc:
Nên giâm cành hồng lộc vào mùa xuân. Chọn cành nhánh hồng lộc dạng bánh tẻ, cát ngọn và cắt bớt lá đi, chỉ để lại rất ít lá lơ thơ, mỗi lá cũng cắt đi để khoảng 1/2. Để cành dài khoảng 2 gang tay có nhiều mắt thì tốt. Giâm cành chú ý đê cành nghiêng khoảng 60 độ, giâm ngập 2/3 cành, nổi trên mặt đất chỉ khoảng 1/3. Đào hốc trồng, Chuẩn bị đất tơi xốp, mịn, trộn nhiều phân xanh đã hoai mục đổ đất vào hốc trồng. Đặt cành cần giâm vào đất, vùi lên rồi tưới nước thật đẫm. Các ngày sau đó chú ý giữ đất ẩm và không khí mát. Chẳng mất chốc mà cành hồng lộc đã mọc rễ, đâm chồi nảy lộc vươn lên như cây mọc hạt tự nhiên.
Ứng dụng cây hồng lộc
Cây hồng lộc với dáng cây đẹp tự nhiên, sắc lá độc đáo như rước lộc vào nhà nên rất được yêu thích trồng trang trí cảnh quan từ: tiểu cảnh biệt thự, hàng rào lối dẫn vào con đường, công viên, dải phân cách giao thông hoặc ở các khu công nghiệp, khu đô thị có tác dụng lọc không khí rất tốt.
Cây hồng lộc cũng có thể trồng trong chậu để trước hiên nhà, ban công, sảnh lớn… như một lời cầu chúc may mắn và tài lộc đến với gia chủ.
Hồng lộc còn thường được cắt tỉa, tạo dáng đẹp với những hình khối nghệ thuật và thẩm mỹ tạo nên cảnh quan lạ mắt cho không gian.