Top 8 Những Loại Cây Phong Thủy Hợp Với Mệnh Thổ

Trước khi lựa chọn bất cứ một dòng cây trồng trong nhà nào đó, bản thân người sở hữu cũng phải cân nhắc dựa trên nhiều yếu tố và phong thuỷ cũng chính là một trong những yếu tố quyết định. Ngày hôm nay, chúng tôi sẽ cùng bạn đi tìm hiểu Top Những Loại Cây Phong Thủy Hợp Với Mệnh Thổ. Cùng theo dõi nhé!

Người mệnh Thổ phù hợp với những dòng cây như thế nào?

Không chỉ có tác dụng thanh lọc không khí, góp phần xây dựng một không gian sống thoáng đãng, cây xanh trồng trong nhà còn mang ý nghĩa phong thuỷ tốt lành, đem đến nhiều may mắn, tài lộc về cho gia chủ sở hữu chúng.

Mỗi mệnh trong ngũ hành (Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ) đều sẽ phù hợp với những dòng cây cảnh khác nhau. Vậy gia chủ mệnh Thổ sẽ phù hợp với những dòng cây như thế nào?

Đôi nét về tính cách của người mệnh Thổ

Đôi nét về tính cách của người mệnh Thổ

Trung thành là tính từ nổi bật nhất để nói về người mệnh Thổ vì sở dĩ họ là những người có tính tương trợ và lòng trung thành khá cao. Là một người kiên trì với bản tính sống khá thực tế, người mệnh Thổ luôn là chỗ dựa vững chắc cho những người thân trong gia đình.

Người mệnh Thổ, họ sống kiên nhẫn và có bản lĩnh khá vững vàng trong cách sống. Đồng thời, bản thân họ cũng là người có sức mạnh nội tâm cao và giao tiếp rộng. Dựa vào những đặc điểm trên, khi lựa chọn cây cảnh hợp mệnh Thổ, bạn nên ưu tiên cây trồng đất hơn là cây cảnh thuỷ sinh.

Trước khi sở hữu, gia chủ mệnh Thổ cần cân nhắc điều gì?

Người mệnh Thổ nên trồng cây cảnh có tán lá màu xanh phủ rộng để làm cảnh trong nhà. Một điều quan trọng nữa đó là gia chủ cũng cần lựa chọn những cây sao cho có kích cỡ phù hợp với không gian sống. Sẽ thật tuyệt vời nếu như có thể lựa chọn cây cảnh vừa hợp phong thuỷ mà lại vừa hợp bố cục phong cảnh.

Đặc biệt, đối với những ngôi nhà có không gian nhỏ nhắn, diện tích tầm trung bình, gia chủ không nên lựa chọn những cây cảnh có kích thước quá to và rậm rạp. Bởi lẽ, điều này sẽ làm giảm ánh sáng, cản trở quá trình quang hợp của cây và không mang lại nhiều may mắn cho gia chủ.

Những dòng cây hợp mệnh Thổ

Người mệnh Thổ sẽ hợp với sắc Nâu và Vàng trong đó một vài những cây cảnh điển hình như: Cây Lưỡi Hổ, Cây Lan Hồ Điệp, Cây Ngũ Gia Bì, Cây Trầu Bà, Cây Vạn Niên Thanh, Sen Đá Nâu (Sen Đá Socola)… Hoặc có thể chọn các loại cây tương sinh từ hành Hoả với sắc Đỏ, Cam, Hồng như Cây Phong Lộc, Cây Vạn Lộc,  Cây Lan Quân Tử, Cây Đa Búp Đỏ, Cây Hồng Môn…

Chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu một vài những dòng cây tiêu biểu nhất trong số đó bạn nhé!

Cây Lưỡi Hổ

Cây Lưỡi Hổ là một trong những dòng cây trồng trong nhà được ưa chuộng bởi tính dễ trồng, dễ chăm sóc. Cây vẫn có thể sinh trưởng và phát triển được trong hoàn cảnh thiếu sáng hay thiếu nước như thế nào đi chăng nữa.

Cây Lưỡi Hổ

Cây Lưỡi Hổ được đánh giá là ông vua của các loại cây lọc không khí, chúng có tác dụng tích cực trong việc loại bỏ benzene, trichloroethylene và formaldehyde. Đây là dòng cây thật sự thích hợp làm cây cảnh văn phòng.

Đáng nói hơn nữa, cây giúp hấp thụ carbon dioxide và “nhả” khí oxy vào ban đêm. Không những vậy, cây còn có khả năng khử được từ tính phát ra từ thiết bị điện tử. Vì vậy cho nên, bạn nên đặt cây trong phòng có nhiều máy in, máy tính để có một môi trường làm việc trong lành, thoáng đãng.

Cách chăm sóc: Cây Lưỡi Hổ không ưa nước, bạn chỉ cần tưới 7-10 ngày/lần và không cần tưới nhiều. Thỉnh thoảng, 1-2 tuần nên cho cây ra ngoài ánh sáng để quang hợp tự nhiên.

Cây Lan Hồ Điệp

Cây Lan Hồ Điệp vốn là một dòng cây thuộc họ nhà Lan, cây Lan Hồ Điệp là dòng cây sống khỏe mạnh và có khả năng chống chịu tốt. Trong nhiều điều kiện khắc nghiệt như nắng nóng, khô cằn, ẩm thấp hay giá lạnh, dù như thế nào đi chăng nữa, những bông hoa cũng có thể nở rộ mà khoe sắc.

Cây Lan Hồ Điệp

Cây Lan Hồ Điệp cũng mang ý nghĩa phong thuỷ tốt lành, là biểu tượng của sự giàu có, thịnh vượng, hạnh phúc tròn đầy và thành công viên mãn. Việc sở hữu cây Lan Hồ Điệp trong nhà sẽ mang đến nhiều tài lộc, vận may và niềm vui vẹn tròn cho gia chủ.

Cách chăm sóc: Cây Lan Hồ Điệp cũng không đòi hỏi quá nhiều ở khâu chăm sóc. Cây không những chịu hạn tốt mà còn có thể sinh trưởng cũng như phát triển tốt trong điều kiện thiếu sáng trong nhà và văn phòng.

Cây ưa nước bình thường cho nên tưới 3 – 4 lần/ngày là tần suất hợp lý. Hơn nữa, trồng kèm xơ dừa, thoát nước tốt sẽ giúp cây phát triển một cách khỏe mạnh.

Cây Vạn Niên Thanh

Cây Vạn Niên Thanh được biết đến là dòng cây lọc không khí hiệu quả, có tác dụng khử bớt khí độc từ môi trường hay các bức xạ được phát ra từ các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính… Trên thực tế, cây Vạn Niên Thanh còn đảm nhận vai trò thanh lọc formaldehyde và benzen một cách hiệu quả.

Cây Vạn Niên Thanh

Cây cũng có thể phát triển tốt trong môi trường thiếu sáng và càng được chăm sóc tốt bao nhiêu, cây sẽ càng thanh lọc không khí hiệu quả bấy nhiêu đặc biệt là ở những nơi ô nhiễm không khí do khói bụi. Đó cũng chính là lý do vì sao, cây Vạn Niên Thanh được đánh giá là một trong nhiều loại cây có khả năng hấp thụ độc tố tốt nhất.

Cách chăm sóc: Là một dòng cây ưa ẩm cho nên bạn cần tưới nước cho cây 2 – 3 ngày/lần. Thỉnh thoảng 1-2 tuần bạn nên cho Vạn Niên Thanh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời để cây có thể quang hợp một cách tự nhiên nhất.

Đối với cây Vạn Niên Thanh thuỷ sinh, bạn chỉ cần thay nước 2 tuần/lần và nhỏ từ 5 – 6 giọt dung dịch để cây phát triển tốt. Một lưu ý nhỏ nữa chính là khi trồng thuỷ sinh chỉ nên đổ nước ngập 1/3 rễ để cây phát triển tốt tránh bị úng.

Cây Sen Đá Nâu (Sen Đá Socola)

Cây Sen Đá Nâu hay còn gọi là Sen đá Socola – loài cây mang trong mình sức sống mãnh liệt. Sức sống của chúng bền bỉ tới mức, chỉ cần một chiếc lá Sen Đá Nâu rơi xuống nền đất ẩm ướt cũng có thể mọc thành mầm con trong thời gian ngắn.

Cây Sen Đá Nâu (Sen Đá Socola)

Đây cũng là lý do vì sao, Sen Đá Nâu chính là biểu tượng của tình yêu nồng nàn, tình bạn bất diệt với thời gian.

Cách chăm sóc: Tương tự tất cả các dòng Sen Đá khác, Sen Đá Nâu ưa sáng và không cần quá nhiều nước. Cây rất dễ chăm sóc, tần suất tưới nước sẽ dao động trong khoảng 3 – 5 ngày/lần và nên đặt ở nơi thoáng mát để cây có thể phát triển một cách tốt nhất.

Cây Ngũ Gia Bì

Cây Ngũ Gia Bì chính xác là một “cỗ máy” lọc không khí hiệu quả và điều này đã được NASA kiểm chứng. Chúng có tác dụng làm giảm  formaldehyde, toluene và benzene từ không khí, mang lại không gian thoáng đãng, trong lành.

Cây Ngũ Gia Bì

Bên cạnh khả năng đuổi muỗi, đuổi côn trùng, Ngũ Gia Bì còn là dòng cây được ưa chuộng dùng để trang trí bàn làm việc, bàn học, kệ sách… Trong phong thuỷ, cây Ngũ Gia Bì đặc biệt mang đến may mắn, tài lộc cho gia chủ tuổi Dần.

Cách chăm sóc: Cây Ngũ Gia Bì không ưa nước do vậy chỉ nên tưới cây 1 lần/tuần. Để cây quang hợp tự nhiên, bạn nên cho cây tiếp xúc với ánh sáng mặt trời 1 tuần/lần.

Cây Lan Quân Tử

Cây Lan Quân Tử thuộc họ nhà lan, là loại cây có thể sống khỏe mạnh trong nhiều điều kiện khắc nghiệt như nắng nóng, khô cằn, ẩm thấp, lạnh giá,… Dù hoàn cảnh khó khăn như thế nào, cây vẫn bung nở ra hoa đẹp, rực rỡ nhất. Cây Lan Quân Tử biểu trưng cho sự kiên cường bất khuất, biết nhẫn nại trong những hoàn cảnh khó khăn, không chịu lùi bước trước gian khổ. Theo phong thủy, thì Lan  Quân Tử sẽ hợp với người có Mùi.

Cây Lan Quân Tử

Cách chăm sóc: Cây Lan Quân Tử rất dễ chăm sóc. Cây chịu hạn và sinh trưởng tốt trong điều kiện thiếu ánh sáng trong nhà và văn phòng. Cây không ưa nước, tưới 7-10 ngày/ lần, đất trồng cần thoáng, thoát nước tốt giúp cây phát triển tốt.?

Cây Phong Lộc

cây Phong Lộc Hoa còn có nhiều những tên gọi khác như: Cây Phước Lộc Hoa, cây Nến Cảnh, cây Dứa Cảnh, cây Dứa Cảnh Lệ, cây Ngôi Sao Đỏ, cây Phước Lộc Hoa, cây Hoa Dứa Thái. Không những là dòng cây nổi bật với chức năng làm đẹp và làm sạch không gian sống, Phong Lộc Hoa còn được biết đến là cây phong thuỷ mang lại nhiều ý nghĩa tốt lành cho gia chủ, đem đến cho họ vận may, tài lộc, vượng khí hài hoà.

Cây Phong Lộc

Cũng không quá khó khăn để chăm sóc loại cây này bởi chúng dễ dàng thích nghi với mọi điều kiện. Vì thế cho nên, Phong Lộc Hoa thích hợp để trưng bày làm cây để bàn hay cây văn phòng. Dòng cây này đặc biệt thích hợp đối với gia chủ mệnh Hoả hay mệnh Kim bởi chúng mang đến vượng khí, tài lộc trong cả năm.

Cách chăm sóc: Không đòi hỏi quá nhiều ở khâu chăm sóc, cây Phong Lộc Hoa hoàn toàn có thể sinh trưởng và phát triển trong điều kiện thiếu sáng như trong nhà hoặc văn phòng. Cây ưa nước ở mức bình thường, trung bình 4 – 6 ngày tưới nước 1 lần là đủ. Cùng với đó, cây sẽ phát triển tốt nhất nếu như đất trồng thoáng và thoát nước tốt.

Cây Trầu Bà

Cây Trầu Bà Đế Vương Đỏ cũng được biết đến là một trong nhiều loại cây tuyệt vời nhất trong việc lọc formaldehyde và các hóa chất độc hại khác từ không khí. Trong điều kiện ánh sáng yếu, cây vẫn có thể phát triển một cách bình thường và thích hợp trong môi trường điều hoà.

Cây Trầu Bà

Cách chăm sóc: Cây Trầu Bà đặc biệt ưa mát vì thế cho nên, bạn chỉ cần tưới nước 1 tuần/lần và không cần tưới nhiều. Có thể giữ tần suất cho cây ra ngoài đón nắng khoảng 1 – 2 tuần/lần để cây có thể quang hợp tự nhiên và phát triển một cách tốt nhất.

Trên đây là những thông tin liên quan đến Top Những Loại Cây Phong Thủy Hợp Với Mệnh Thổ do 350.org.vn tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Hy vọng bài viết của chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin cần thiết nhé!

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *