Cây phượng vĩ – Công dụng và ý nghĩa của cây phượng vĩ

Cây phượng vĩ – Khi nhắc đến hoa phượng, chắc hẳn ai cũng nghĩ đến tuổi học trò. Hoa phượng gắn liền với biết bao thế hệ học trò, biết bao kỷ niệm. Dù đi đâu, trưởng thành, hay làm gì nhưng khi mỗi độ hè về. Nhìn những chùm phượng đỏ rực cả một vùng trời lại làm ta xao xuyến. Bồi hồi nhớ lại quãng thời gian ngồi trên ghế nhà trường. Bên cạnh đó cây phượng vĩ còn có nhiều công dụng khác trong cuộc sống, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây bạn nhé!

Phượng vĩ

Mô tả về cây phượng vĩ

Tên gọi khác cây phượng vĩ: phượng vỹ, xoan tây, điệp tây,…

Tên khoa học: Delonix regia

Họ: Fabaceae (Đậu)

Xuất xứ: là một loài thực vật có hoa sinh sống ở vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới.

Tại Việt Nam, phượng vĩ được người Pháp du nhập vào trồng khoảng những năm cuối thế kỷ 19 tại các thành phố lớn như Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn.

Hiện nay phượng vĩ là loài cây được trồng rộng rãi từ miền Bắc vào miền Nam trên vỉa hè, công viên, trường học. Thành phố Hải Phòng còn được gọi là thành phố Hoa phượng đỏ; nơi đây hoa phượng được trồng khắp nơi, có cả một công viên hoa phượng ngay trung tâm thành phố, có lễ hội hoa phượng diễn ra vào tháng 5 rất độc đáo.

Đặc điểm của cây phượng vĩ

Đặc điểm của cây phượng vĩ

Phượng vĩ là loài có thân gỗ lớn, dáng đẹp. Cây thường xanh và có chiều cao trung bình từ 5-12m.

Các hoa của phượng vĩ lớn, với 4 cánh hoa tỏa rộng màu đỏ tươi hay đỏ hơi cam, dài tới 8 cm, còn cánh hoa thứ năm mọc thẳng, cánh hoa này lớn hơn một chút so với 4 cánh kia và lốm đốm màu trắng/vàng hoặc cam/vàng (cũng có khi trắng/đỏ). Phượng vĩ nở hoa từ khoảng tháng 4 đến tháng 6, tùy theo khu vực.

Quả là loại quả đậu có màu nâu sẫm khi chín, dài tới 60 cm và rộng khoảng 5 cm. Tuy nhiên, các hạt riêng rẽ lại nhỏ và cân nặng trung bình chỉ khoảng 0,4g, hạt to cỡ hai ngón tay út, hạt ăn rất bùi và ngon.

Các lá phức có bề ngoài giống như lông chim và có màu lục sáng, nhạt đặc trưng. Nó là loại lá phức lông chim kép. Mỗi lá dài khoảng 30–50 cm và có từ 20 đến 40 cặp lá chét sơ cấp hay lá chét lông chim lớn, và mỗi lá chét lông chim lớn lại được chia tiếp thành 10-20 cặp lá chét thứ cấp hay lá chét con.

Cây Phượng Vĩ có ưu điểm tán rộng và dày, cây tỏa bóng mát giúp cho quang cảnh thêm mát mẻ
Ý nghĩa tên cây phượng vĩ

Tên “phượng vĩ” là chữ ghép Hán Việt – “phượng vỹ” có nghĩa là đuôi của con chim phượng. Đây có thể là một hình thức đặt tên gọi theo cảm xúc vì các lá phượng vĩ nhất là các lá non trông giống như hình vẽ đuôi của loài chim phượng.

Chuẩn bị trước khi trồng cây phượng vĩ

Hướng dẫn tạo giống cây phượng vĩ

Để tạo giống cây phượng vĩ chúng ta tạo bằng cách gieo hạt, việc xử lý hạt sẽ sử dụng nước ấm 40-50 độ C, sử dụng hai phần nước sôi ba phần nước lạnh, ngâm hạt trong nước ấm và để nguội dần sau 12h tiếp đó đãi hạt lép bỏ đi, rồi ủ trong túi vải, mỗi ngày bạn đem ra rửa chua 1 lần trong nước ấm từ 30-40 độ C sau 3-5 ngày hạt trương lên có hiện tượng nứt nanh, lựa những hạt này cho vào bầu ươm cây con hay đem gieo vào các khay cát. Sau khi bạn cho hạt vào bầu đất hay khay cát cần lấp đất lên hạt dày khoảng 1 cm, sau đó làm giàn che cho cây con. Độ che bóng của phượng vĩ đỏ từ 60-70% ngày gieo, hạt bắt đầu nảy mầm.

Cách tạo bầu đất

Vỏ bầu bằng túi P.E kích thước khoảng 15x20cm, nếu trồng cây phượng vĩ phục vụ cho cảnh quan đô thị thì kích thước bầu cần lớn hơn.

Ruột bầu bạn sử dụng 80% lớp đất mặt tại chỗ hay có thể vận chuyển từ nơi khác tới, lớp đất này cần tán nhuyễn, kế tiếp ray lại bằng sáng cát và trộn 20% phân chuồng hoai, tưới đãm bầu trước khi gieo hạt.

Cách trồng và chăm sóc

Cách trồng và chăm sóc

Cây phượng vĩ được trồng bằng hạt, chiết cành hoặc giâm cành vì thế việc trồng cây khá dễ dàng. Cây phù hợp với đất giàu dinh dưỡng, ẩm nhưng cần thoát nước tốt. Tuy nhiên, phượng vẫn là cây có thể chịu được thời tiết khô hạn hay đất mặn.

Cây phượng ưa sáng vì thế nếu trồng cây ta cần phải trồng ở nơi có đủ ánh sáng để cây quang hợp, tổng hợp chất dinh dưỡng nuôi cây. Nếu trồng trong bóng râm cây sẽ dễ chết hay vóng cao thân còi cọc.

Tưới nước cho cây cũng cần tưới hợp lý, không nên tưới quá nhiều nước, mà cũng cần trồng ở đất thoát nước tốt vào những ngày trời mưa.

Bên cạnh đó cành nhánh hoa phượng vĩ khá giòn dễ gãy nên cần được bảo vệ trước những tác động từ bên ngoài như mưa, gió, bão hay tác động của con người và động vật.

Cây phượng khá dễ trồng và dễ chăm sóc, bên cạnh đó nó còn có nhiều tác dụng, nếu thấy phù hợp với mình thì hãy sắm một cây về trồng bạn nhé.

Cây có thể phát triển tốt trên mọi loại địa hình: ven biển, đồi núi, trung du. Cây Phượng Vĩ thuộc loại ưa sáng, mọc khoẻ, phát triển nhanh, không kén đất, rất dễ gây trồng. Tuy nhiên, nhược điểm lớn là tuổi thọ không cao: cây trồng trên đường phố chỉ 30 tuổi là đã già cỗi, thân có dấu hiệu mục rỗng, sâu bệnh, nấm bắt đầu tấn công. Còn cây trồng trong công viên, trường học thì có thể có tuổi thọ cao hơn nhưng cũng chỉ đạt 40-50 năm tuổi.

Công dụng cây hoa phượng

Công dụng cây hoa phượng

Phượng vĩ có nguồn gốc từ Madagascar, người ta tìm thấy nó trong các cánh rừng ở miền tây Malagasy. Trong điều kiện hoang dã, nó là loài đang nguy cấp. Nhưng hiện tại nó được con người nhân giống và trồng ở rất nhiều nơi. Ngoài giá trị là cây cảnh, Phượng Vĩ còn có tác dụng như một loài cây tạo bóng râm trong điều kiện nhiệt đới. Do thông thường nó có thể cao tới một độ cao vừa phải nhưng có tán lá tỏa rộng và các tán lá dày dặc của nó tạo ra những bóng mát. Trong những khu vực với mùa khô rõ nét thì nó rụng lá trong thời kỳ khô hạn. Nhưng ở những khu vực khác thì nó là loài cây thường xanh.

Trên đây là những thông tin liên quan đến cây hoa phượng vĩ do 350.org.vn đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Hy vọng rằng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin hơn về cây hoa phượng vĩ nhé!

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *