Cây tầm vông là cây gì? Nguồn gốc, đặc điểm và ứng dụng như thế

Trong số loài cây con họ tre, còn có 1 loài cây đặc biệt phân bổ tại khu vực phía Nam. Loại cây này mang lại giá trị kinh tế rất cao nhờ việc nuôi trồng và chế tác chúng. Đó chính là cây tầm vông. Chắc hẳn bạn đã nghe câu ca dao “tập tầm vồng tay không tay có”, vậy cây tầm vông là cây gì? Nguồn gốc, đặc điểm và ứng dụng như nào? Và vì đâu nó lại có giá trị kinh tế cao?

Nguồn gốc, vai trò, đặc điểm của tầm vông.

Nguồn gốc:

Tên khoa học: Thyrsostachys Siamensis, thuộc họ Tre (Bambusoideae).

Tên gọi khác: cây trúc Thái, trúc Xiêm La.

Nguồn gốc: ở Đông Nam Á, trồng phổ biến ở miền nam Việt Nam (Bình Phước, An Giang).

Vai trò:

Từ xa xưa, trong công cuộc chống giặc ngoại xâm, tầm vông đóng vai trò là vũ khí chống giặc. Tầm vông được vạt nhọn đầu để sử dụng thay kiếm, giáo mác, có tính sát thương cao.

Hiện nay thời kì hòa bình, tầm vông lại đóng vai trò trong việc giúp phát triển kinh tế đất nước. Việc nuôi trồng tầm vông mang lại giá trị kinh tế cao, giúp cải thiện và nâng cao cuộc sống người dân. Giá bán tầm vông hiện nay dao động từ 20.000đ – 60.000đ/cây.

Đặc điểm hình thái:

Thân tầm vông:

Theo số đo phổ biến thì khi trưởng thành, cây tầm vông có cho mình chiều cao khoảng 14m và độ rông thân khoảng 7cm. Nhưng số đo không phù hợp lắm nên người ta đưa ra cách tính chiều cao và chiều rộng cụ thể như sau:

trong va khai thac tam vong
Trông và khai thác cây tầm vông

“Đầu tiên chọn cây cần sử dụng, đốn cây xuống. Tiếp thep để đo chiều cao thân cây ta cộng các số đo lại với nhau: chiều dài cây đã được đốn hạ + chiều dài của phần ngọn đã cắt + chiều dài phần gốc ngắn còn lại ở bụi. Và với chiều rộng hay còn gọi là đường kính ta lấy thước kẹp đo ngay giữa lóng gốc, lóng giữa, lóng ngọn của cây đã bị chặt mất ngọn. Làm như vậy cuối cùng ta sẽ có được số đo chính xác”.

Màu sắc của từng cây phụ thuộc theo độ tuổi và cách phân nhánh trên cây.

Gồm thân ngầm và gốc thân.

Thân ngầm: Thân ngầm là phần cuống thân tồn tại trong đất, tầm vông thuộc loại thân hợp trục. Bộ phận này tính từ chồi trên gốc thân cây mẹ, phát triển và mọc ngang trong đất. Thân ngầm sẽ nối liền tre mẹ và tre con mà không cần đến rễ và chồi.

Gốc thân: là phần nối liền với thân ngầm, trên đó mang nhiều rễ quanh thân và các chồi, tạo điều kiện cho sau này măng phát triển thành một cây tầm vông hoàn chỉnh.

Đốt (lóng):

Các đốt trên tầm vông có vách dày hơn đốt của các loài tre còn lại, đặc biệt các lóng tại vị trí gốc đều đặc ruột. Mỗi mắt đều sẽ có một vòng nổi màu nâu – là nơi mà lá mo đính vào để ôm chắc lóng(đốt) thân. Dưới mỗi mắt đốt có một vòng trắng, khá dễ để nhận biết rõ. Đây là một nét đặc trưng riêng của tầm vông so với các loài khác. Các đốt từ gốc đến ngọn trên thân cây có đường kính dần nhỏ dần.

Cách đo đốt là đo rồi lấy chiều dài của đốt ( gốc, giữa, và ngọn), tính từ mắt hiện tại cho tới vừa chạm đến mắt tiếp theo ở những cây khác đã được đốn hạ cùng trong vườn. Miêu tả đặc điểm của lóng: mắt giữa các đốt và lá mo: màu sắc, đặc điểm mặt bên trong, bên ngoài lá mo, kích thước bẹ, phiến mo và một số bộ phận phụ ở khớp nối tiếp theo của bẹ và cuống lá.

Măng:

Trong giai đoạn măng từ lúc hình thành cho đến khi đạt cho nó chiều cao vào tầm 30 – 45 cm, thì nó chưa phân đốt trên thân. Giai đoạn này thân măng chỉ mang đa số những đốt ngắn, xunh quanh măng bao bọc bằng nhiều lá mo non, màu xanh đậm, những lá mo xếp chồng đều lên nhau, và măng càng cao thì lá càng chuyển màu, cụ thể là ngả sang màu vàng nhạt. Phần mép lá bẹ sẽ bắt đầu khô rồi tới bên trong lá mo, cùng với đó rễ mọc ra nhiều dần.

Để đo kích thước của măng ta đo độ cao của măng từ mặt đất hay phần dưới cùng tới đỉnh măng.

Lá tầm vông

Gồm 2 loại: lá mo quanh đốt và lá trên cành.

Lá mo (mo nang): đặc điểm chung của các cây thuộc họ Tre đều có lá mo quanh đốt. Riêng tầm vông thì lá mo sống lâu trên thân, bộ phận bẹ mo ôm chặt vào đốt thân. Đây là 1 nét riêng tạo vẻ đẹp cho tầm vông. Lá mo hình thành theo măng. Mỗi lá mo gồm các phần như bẹ, phiến và các bộ phận phụ. Những lá mo gốc ngắn hơn so với lá mo trên thân trên. Lá mo có lông mịn, màu nâu, mép bẹ có nhiều lông

Lá trên cành: có khoảng 6-10 lá trên một cành. Mỗi lá gồm 3 bộ phận chính như: bẹ, cuống và phiến lá. Bẹ lá ôm chặt lấy cành, xếp trồng lên nhau. Phiến lá thon dài, trên đó có một gân chính và nhiều gân nhỏ khít nhau, chạy song song theo chiều dài phiến và tụ dần ở chóp lá. Mép lá có nhiều gai nhỏ.

Ứng dụng thực tiễn.

Là cây tầm vông nhưng lại mang trong mình tính chất của loài tre, nên có rất nhiều ứng dụng của tầm vông trong đời sống thực tế, được nhiều người ưa chuộng và sử dụng để trang trí và trong thi công, xây dựng. Bên cạnh đó loài cây này còn mang lại giá trị kinh tế rất cao cho người trồng.

bui tam vong rung
Bụi tầm vông

Trong xây dựng: tầm vông được sử dụng trong các công trình nhỏ như: làm hàng rào, làm vách ngăn, làm cổng,… còn dùng để lợp mái nhà nhờ khả năng làm mát và thân thuộc vói thiên nhiên.

Trong trang trí: tầm vông dùng làm trang trí cho nhiều nơi như nhà ở, khu nghỉ dưỡng, quán cà phê. Được chế tác thành các sản phẩm như: bàn ghế, giường,… ngồi, nằm đều sẽ rất mát, mang lại cảm giác nhẹ nhàng, thoải mái, và cho bạn một không gian thư giãn dân dã, hoài cổ.

Một số lưu ý về cách trồng và chăm sóc tầm vông để đạt hiệu quả cao.

Cách trồng:

Khi mới trồng, cần chú ý chăm sóc cho cây, để rễ bám chắc vào lòng đất, giúp cây sinh trưởng tốt, cứng cáp không bị gãy đổ.

Mật độ tưới nước: tưới 2 lần/1 tuần, mức tưới này phù hợp cho cây, vì tầm vông có khả năng chịu hạn hán tốt.

Đất trồng: phải là đất ẩm, có độ hút nước cao.

Cách chăm sóc:

Khi mới trồng phải chăm bón phân thường xuyên để tạo điều kiện cho cây sinh trưởng, phát triển, tạo cho rễ có độ bám chắc, lá cây xanh, tươi tốt.

Khi cây có hiện tượng lá vàng, lá úa, lá héo thì phải lập tức cắt bỏ ngay.

Nên chăm sóc đặc biệt nếu cây bị rụng lá hoặc có hiện tượng mềm, rục nhánh.

Kết luận

Qua bài viết này muốn chia sẻ tới bạn đọc tất tần tật về cây tầm vông. Một loại cây chỉ phổ biến ở khu vực miền nam. Loại cây mang lại giá trị kinh tế cao, với rất nhiều ứng dụng rộng rãi trong đời sống. Hy vọng tới đây bạn đã biết được cây tầm vông là cây gì rồi đúng không?

Related Posts