Cúng thần tài được xem là nghi thức rước về tài lộc và may mắn cho mỗi gia chủ. Vậy Cúng Thần Tài nên cúng gì? Cách chuẩn bị lễ cúng vía Thần Tài đầy đủ? Tìm hiểu những thông tin này trong bài viết dưới đây nhé!
Cách chuẩn bị và bố trí lễ vật cúng thần tài
Bạn có thể dễ dàng thấy bàn thờ thần Tài tại những gia đình buôn bán được đặt ở vị trí trang trọng ở dưới đắt và sát mép tường. Vị trí này thường gần cửa ra vào. Theo dân gian quan niệm việc đặt bàn thờ ở vị trí này sẽ đem đến nhiều may mắn và tài lộc hơn.
Để cúng thần tài, bạn cần chuẩn bị đầy đủ những lễ vật như: nến, 3 cốc đựng nước, 3 cốc đựng rượu, gạo tẻ, tiền vàng mã, muối trắng, thuốc lá. Đồng thời không thể thiếu bộ tam sên: gồm thịt heo luộc, 3 quả trứng luộc, 3 con tôm. Bên cạnh đó, bạn cũng nên chuẩn bị hoa tươi ,tiền lẻ, 1 đĩa bánh kẹo, 1 quả cau, 1 lá trầu và xôi đậu xanh.
Nên cúng thần tài vào những ngày nào, bạn có biết?
Các gia đình kinh doanh đều lập một bàn thờ Thần tài với hy vọng gặp may mắn trong việc kinh doanh. Theo quan niệm của người Việt ta từ xưa đến nay, các gia đình đều sẽ cúng thần Tài vào ngày mùng 10 hàng tháng. Ngày này còn được nhiều nơi gọi là ngày thỉnh thần Tài vào.
Tuy nhiên, ngày nay với phong tục khác nhau và do cách bố trí và lập chung cũng có sự khác nhau mà các gia đình sẽ thường dâng lễ thờ cúng Thần Tài vào các ngày rằm và ngày mùng 1. Có nhiều người cho rằng việc cúng bái và lựa chọn ngày này cũng không sai.
Cái quan trọng nhất đó chính là lòng thành và tâm của gia chủ. Bởi thế mà các ngày trong năm, bạn đều có thể cúng bái mà không phục thuộc ngày lễ nào đó hay buộc phải một ngày cố định nào đó. Khi lòng thành càng nhiều thì phúc đức của gia chủ sẽ càng tăng.
– Bàn thờ chỉ lập ở góc nhà, chất liệu là một chiếc khảm nhỏ đã được sơn son thếp vàng, phía trong có chứa bài vị của Thần Tài.
– Đặt trước bài vị là kê bát hương trên khay vàng giấy, hai bên là hai cây đèn (nến) nhỏ, khay nước ( 2 chén rượu và 3 cốc đựng nước).
Đồ cúng Thần Tài cần:
– Hương: Gia chủ có thể chọn ngày giờ đẹp sao cho kích hoạt trường khí tốt nhất vì có một số nơi cho rằng phải thắp vào sáng hoặc chiều tối mới tốt, điều đó không bắt buộc.
– Nước: Cần chú ý chén trước khi lấy nước mới cần được rửa sạch sẽ, không cần lấy năm hay ba chén mà chỉ cần lấy một chén nước là đủ. Tuy nhiên, không nên lấy nước quá đầy cách 1cm so với miệng chén, và cẩn thận không làm nước bị đổ hay tràn ra ngoài.
– Quả: quả cần tươi, nguyên vẹn, không dùng quả giả (nhựa, nhân tạo). Thường người ta hay chọn: chuối, cam, táo…
– Hoa: Cần chọn hoa tươi, hương thơm, nếu có nụ thì tốt. Hoa cần được cắm trong bình làm bằng chất liệu như: gốm, sứ, thủy tinh…
– Đèn, nến: Sử dụng đèn dầu hay đèn cúng hoặc nến, không dùng các loại đèn điện, đèn nhấp nháy… có thể gây ra trường khí không tốt ảnh hưởng tới việc thờ cúng.
Trên ban thờ Thần tài thường được đặt các đồ vật, lễ vật sau
– Ban thờ Thần tài: kích cỡ phù hợp với từng địa điểm, vị trí, trên vách dán một tấm bài vị.
– Tượng Thần tài – Thổ địa: thường được làm bằng sứ, đặt hai bên ban thờ. Theo nguyên tắc, vị trí đặt (nhìn từ ngoài vào) sẽ là: tượng Thần tài bên trái, tượng Thổ địa bên phải.
– Tượng Phật Di Lặc: là vị thần quản lý và ngăn chặn các vị thần làm những điều sai trái, thường được đặt bên trên ban thờ Thần tài.
– Hũ gạo, hũ muối, hũ nước đầy: được đặt ở giữa hai tượng Thần tài – Thổ địa. Đây là những vật tượng trưng cho cuộc sống no đủ, êm ấm và được đặt từ đầu năm cho tới cuối năm mới được đem thay.
– Bát nhang: được đặt giữa ban thờ và tuyệt đối không được xê dịch, di chuyển.
– Lọ hoa tươi: đặt bên phải ban thờ (không nên sử dụng hoa giả). Các loại hoa thường được sử dụng: hoa hồng, hoa cúc, hoa đồng tiền… và quan trọng không được để hoa, lá bị héo trên ban thờ.
– Quả tươi: thường là mâm/đĩa ngũ quả.
– 5 chén nước xếp hình chữ thập: tượng trưng cho ngũ hành và ngũ phương phát triển.
– 5 củ tỏi: đặt vào trong một chiếc đĩa nhỏ với ý nghĩa xua đuổi ma quỷ.
– Bát nước đầy rắc cánh hoa hồng ở trên: mang ý nghĩa giữ cho tiền bạc không bị trôi đi. Thường được đặt trên nền đất ngoài cùng ban thờ.
– Tượng Ông Cóc: đặt bên trái ban thờ với ý nghĩa đón sinh khí, tài lộc. Ban ngày quay tượng ra ngoài và tối quay vào trong.
Ý nghĩa các đồ vật được đặt trên ban thờ Thần tài: Để gia chủ hay cơ sở kinh doanh luôn gặp may mắn, thuận lợi, việc bài trí ban thờ Thần tài cũng được chú trọng hết mực.
Việc thờ cúng Thần tài cần được thực hiện quanh năm, đặc biệt là các ngày mùng 1 (âm lịch), ngày rằm và ngày 10 (âm lịch) hàng tháng là ngày vía thần tài. Xung quanh vị trí đặt ban thờ cũng như tượng các vị thần cần được giữ gìn, lau chùi, tắm rửa sạch sẽ thường xuyên.
Những lưu ý khi khấn thần tài mà gia chủ nên biết
Đối với những gia đình kinh doanh và buôn bán thì việc cúng thần tài là hết sức quan trọng. Gia chủ càng thể hiện được lòng thành kính của mình thì càng nhận được nhiều may mắn và thuận lợi trong cuộc sống. Dưới đây là một số lưu ý khi cúng thần tài mà bạn không nên bỏ qua để gặp nhiều thuận lợi trong khi làm ăn bạn nhé!
- Khi cúng thần tài mỗi ngày, bạn nên chỉ nên đốt nhang vào khoảng 6 giờ đến 7 giờ sáng và từ 18 giờ đến 19 giờ là tốt nhất. Mỗi lần thắp nhang thắp 5 cây nhang là được.
- Việc xin lộc của Thần tài nhiều hay ít sẽ phụ thuộc vào lòng thành của gia chủ. Gia chủ càng có thành thì sẽ càng nhận được nhiều thuận lợi.
- Khi đốt nhanh bạn nên dùng nước mới và nhớ rằng nước trong lọ hoa luôn là nước sạch để hoa luôn được tươi và trái cây thắp nhang nên là những quả đẹp và lành lặn,.
- Không nên để các con vật như chó mèo đến gần bàn thờ sẽ mất đi sự thiêng kiêng và tránh để ô uế bàn thờ không mang lại may mắn.
- Khi thắp nhang xong, những đồ như: gạo và muối nên cất đi và sử dụng để có lộc và không nên vãi ra ngoài.
- Đối với vàng bạc bạn nên hóa ở bên ngoài và những đồ cúng như:, rượu, nước thì gia chủ hãy đứng cửa tưới vào nhà. Điều này đang mang ý nghĩa đem tài lộc và may mắn vào nhà. Bên cạnh đó, bộ tam sên, trái cây chỉ nên chia nhau trong nhà mà không nên cho cho người ngoài.
- Bạn luôn để bàn thờ được sạch sẽ nhất. Vào ngày cuối tháng hay ngày 14 hàng tháng bạn nên lau bàn thờ với nước lá bưởi, hay rượu pha nước để đem đến sự thanh tịnh và thiêng liêng nhất. Đồng thời, bạn nên nhớ rằng khăn lau Thần Tài phải là khăn mới và không được dùng vào việc khác.
- Không chỉ khấn bề trên, khấn thần tài mà Văn khấn cầu thi cử đỗ đạt hay Bài Khấn Lễ Đền đều cần phải thể hiện được tấm lòng thành của mình. Như vậy, mới được bề trên chứng giám.
Trên đây, 350.org.vn đã chia sẻ đến các bạn cách cúng thần tài đem lại tài lộc may mắn cho gia chủ . Hy vọng chuyên mục phong thủy bài viết này sẽ là nguồn tư liệu tham khảo hữu ích dành cho quý độc giả bạn đọc.