Học Thuyết Ngũ Hành là gì? Khái niệm cơ bản và sự phát triễn của học thuyết

Thuyết ngũ hành được xây dựng dựa trên sự quan sát, phát hiện các mối liên hệ giữa các sự vật trong tự nhiên của con người. Còn trong y học, lý thuyết ngũ hành được ứng dụng trong việc nghiên cứu cơ thể con  người, tình trạng bệnh lý của các tạng phủ qua đó chẩn đoán bệnh tật. Vậy khái niệm Học Thuyết Ngũ Hành là gì? đặc tính của học thuyết ngũ hành ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết sau bạn nhé!

Khái niệm

Theo triết học cổ Trung Hoa, tất cả vạn vật đều phát sinh từ năm nguyên tố cơ bản và luôn luôn trải qua năm trạng thái được gọi là: Mộc, Hỏa, Thổ, Kim và Thủy. Năm trạng thái này, gọi là Ngũ hành (五行), không phải là vật chất như cách hiểu đơn giản theo nghĩa đen trong tên gọi của chúng mà đúng hơn là cách quy ước của người Trung Hoa cổ đại để xem xét mối tương tác và quan hệ của vạn vật.

ngu hanh la gi 5
Khái niệm

Học thuyết Ngũ hành diễn giải sự sinh hoá của vạn vật qua hai nguyên lý cơ bản (生 – Sinh) còn gọi là Tương Sinh và (克 – Khắc) hay Tương Khắc trong mối tương tác và quan hệ của chúng.

  • Trong mối quan hệ Sinh thì Mộc sinh Hỏa; Hỏa sinh Thổ; Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc.
  • Trong mối quan hệ Khắc thì Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc.

Một số học giả trên cơ sở sinh và khắc lại bổ sung thêm  thực chất là sự suy diễn ra từ hai nguyên lý cơ bản nói trên.

Năm nguyên tố và các nguyên lý cơ bản của Ngũ hành đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhiều lĩnh vực hoạt động của người Trung Hoa cũng như một số quốc gia và vùng lãnh thổ xung quanh như: Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore … từ thời cổ đại đến nay trong nhiều lĩnh vực như hôn nhân và gia đình, âm nhạc, hội hoạ, kiến trúc, y học cổ truyền, quân sự v.v.

Ngũ hành được ứng dụng vào Kinh Dịch, có từ thời kỳ nhà Chu (thế kỷ 12 TCN đến năm 256 TCN), một cuốn sách được coi là tác phẩm vĩ đại nhất trong lịch sử Trung Hoa về triết học.

  • Mộc: có tính chất động, khởi đầu (Sinh).
  • Hỏa: có tính chất nhiệt, phát triển (Trưởng).
  • Thổ: có tính chất nuôi dưỡng, sinh sản (Hóa).
  • Kim: có tính chất thu lại (Thu).
  • Thủy: có tính chất tàng chứa (Tàng).

Đặc tính của Ngũ hành

ngu hanh la gi 4
Đặc tính của Ngũ hành

Ngũ hành không chỉ biểu thị 5 loại vật chất cơ bản mà còn là biểu tượng của phù hiệu và các trạng thái không giống nhau.

Đặc tính của Kim

Kim chủ về đức nghĩa. Kim là “tòng cách”, tòng nghĩa là thuận, phục tùng; “cách” nghĩa là biến đổi, cải cách.

=> Đặc tính của Kim có thể mềm có thể cứng, có thể dài ra nhỏ lại, đàn hồi.

Đặc tính của Mộc

Mộc chủ về đức nhân. Mộc là “khúc trực”. “Khúc” nghĩa là thẳng, vươn lên.

=> Đặc tính của Mộc là thẳng mà vươn cao, Mộc có thể hấp thu khí của Thủy Thổ, trưởng thành và phát triễn.

Cho nên nói, Mộc là sự phát triễn nhu hòa, có tính nhân từ, thẳng thắn, hài hòa.

Đức tính của Thủy

Thủy chủ về đức trí. Thủy là “nhuần hạ”. “Nhuần” có nghĩa là thấm ướt, “hạ” có nghĩa là hướng xuống dưới.

=> Đặc tính của Thủy là thấm ướt xuống dưới, đại diện cho sự thông minh, linh hoạt, tính thiện.

Đức tính của Hỏa

Hỏa chủ về đức lễ. Hỏa là “viêm thượng”. “Viêm” có nghĩa là phát nhiệt; “thượng” có nghĩa là bốc lên.

=> Cho nên đặc tính của Hỏa là phát nhiệt bốc lên trên, có khả năng giữ ấm, giữa nhiệt, chế luyện kim loại, có tính gấp gáp.

Đức tính của Thổ

Thổ chủ về đức tín. Thổ là “giá sắt”. Trồng trọt là “giá”, thu hoạch là “sắt”. Đất có thể chứa muôn vật, có chức năng sinh hóa và dưỡng dục nên là mẹ của muôn vật. Vì là mẹ nê có tính đôn hậu.

Qui loại Ngũ hành

Có thể tóm tắt việc qui loại các sự vật hiện tượng trong tự nhiên lẫn trong cơ thể con người vào bảng sau (bảng 1)

Bảng 1: Qui loại Ngũ hành

ngu hanh la gi 2
Qui loại Ngũ hành
ngu hanh la gi 3
Qui loại Ngũ hành

Các qui luật của Ngũ hành

Có 4 qui luật hoạt động của Ngũ hành (nói cách khác, có 4 kiểu quan hệ giữa các sự vật hiện tượng), gồm có:

A. Trong điều kiện bình thường:

Có 2 qui luật:

1. Tương sinh (Sinh: hàm ý nuôi dưỡng, giúp đỡ): Tương sinh có nghĩa là giúp đỡ nhau để phát triển – vận động không ngừng. Đem ngũ hành liên hệ với nhau thì thấy 5 hành có quan hệ xúc tiến lẫn nhau, nương tựa lẫn nhau. Trong luật tương sinh của ngũ hành còn bao hàm ý nữa là hành nào cũng có quan hệ trên hai phương diện: Cái sinh ra nó và cái nó sinh ra, ứng dụng vào y học còn gọi là mẫu và tử.

Thí dụ: vận động chân tay (Mộc) làm cho người nóng lên (sinh Hỏa)…

2. Tương khắc (Khắc hàm ý ức chế, ngăn trở): Tương khắc có nghĩa là áp chế lẫn nhau để duy trì sự cân bằng, nhưng nếu tương khắc thái quá thì làm cho sự biến hóa trở thành bất thường. Trong tương khắc, mỗi hành cũng lại có hai mối quan hệ: Cái khắc nó và cái nó khắc.

Thí dụ: khi vận động chân tay (Mộc) thì hoạt động của tiêu hóa sẽ giảm đi (khắc Thổ)…

Sơ đồ: Quan hệ Tương sinh Tương khắc của Ngũ hành

ngu hanh la gi 1
Quan hệ Tương sinh Tương khắc của Ngũ hành

Tương tự như mối quan hệ giữa Âm và Dương, Tương sinh và Tương khắc không tách rời nhau, nhờ đó vạn vật mới giữ được thăng bằng trong mối quan hệ với nhau. Thí dụ: Mộc khắc Thổ, nhưng Thổ lại sinh Kim khắc Mộc nhờ đó Mộc và Thổ giữ được thế quân bình, Thổ không bị suy. Có tương sinh mà không tương khắc thì không thăng bằng, không phát triển bình thường được. Có tương khắc mà không tương sinh thì không thể có sự sinh trưởng biến hóa. Như vậy, qui luật tương sinh tương khắc của Ngũ hành, về bản chất, chính là sự cụ thể hóa Học thuyết Âm Dương.

B. Trong điều kiện bất thường:  (chỉ có trong quan hệ tương khắc)

Có hai qui luật:

Nếu một lý do nào đó phá vỡ sự thăng bằng giữa Ngũ hành với nhau, Ngũ hành sẽ chuyển sang trạng thái bất thường, không còn thăng bằng và hoạt động theo hai qui luật:

1. Tương thừa (khắc quá đỗi):

Trong điều kiện bất thường, Hành này khắc Hành kia quá mạnh, khi đó mối quan hệ Tương khắc biến thành quan hệ Tương thừa. Chẳng hạn: bình thường Mộc khắc Thổ, nếu có một lý do nào đó làm Mộc tăng khắc Thổ, lúc đó gọi là Mộc thừa Thổ. Thí dụ: giận dữ quá độ (Can Mộc thái quá) gây loét dạ dày (Vị Thổ bị tổn hại).

2. Tương vũ (khắc không nổi mà bị phản phục lại):

Nếu Hành này không khắc được Hành kia thì quan hệ Tương khắc trở thành quan hệ Tương vũ. Chẳng hạn: bình thường Thủy khắc Hỏa, nếu vì một lý do nào đó làm Thủy giảm khắc Hỏa (nói cách khác: Hỏa “khinh lờn” Thủy) thì lúc đó gọi là Hỏa vũ Thủy. Thí dụ: Thận (thuộc Thủy) bình thường khắc Tâm (thuộc Hỏa), nếu Thận Thủy suy yếu quá không khắc nổi Tâm Hỏa sẽ sinh chứng nóng nhiệt, khó ngủ…

Như vậy, quan hệ bất thường chủ yếu thuộc quan hệ Tương khắc. Có hai lý do khiến mối quan hệ Tương khắc bình thường trở thành quan hệ Tương thừa, Tương vũ bất thường.

(1) Một hành nào đó trở nên thái quá. Thí dụ: Thủy khí thái quá làm tăng khắc Hỏa; đồng thời cũng có thể khinh lờn Thổ.

(2) Một Hành nào đó trở nên bất cập. Thí dụ: Thủy khí bất túc làm Thổ tăng khắc Thủy; đồng thời Thủy cũng bị Hỏa khinh lờn.

Tuy vậy, quan hệ Tương sinh cũng có bất thường, đó là trường hợp Mẫu bệnh cập Tử, Tử bệnh phạm mẫu.

Ứng dụng vào một số lãnh vực đời sống

Ứng dụng vào việc ăn uống

– “Trời nuôi người bằng Ngũ khí, Đất nuôi người bằng Ngũ vị”.

– Người ta phân loại thức ăn theo Ngũ hành dựa vào màu sắc, mùi vị mà suy ra tác dụng của món ăn đối với cơ thể.

Thí dụ: món ăn chua đi vào Can, ngọt đi vào Tỳ… (bảng 1). Và sau đó áp dụng nguyên tắc ăn uống theo qui luật của Ngũ hành: dùng thức ăn phù hợp với tình hình sức khỏe của mình sao cho duy trì được thế quân bình (đối với người khỏe) hoặc tái lập mối quan hệ quân bình của Ngũ hành trong cơ thể (đối với người đau ốm). Món ăn đầy đủ Ngũ hành thường tồn tại rất lâu phong tục ẩm thực (tô phở, nước mắm…). Tránh tình trạng dùng thái quá một món ăn nào đó vì có thể hại sức khỏe. Thí dụ: ăn quá chua hại Can, quá mặn hại Thận; hoặc khi đang có bệnh về Tỳ (Thổ) nên tránh dùng thức ăn uống chua (Mộc) để tránh làm hại thêm Tỳ Vị (Mộc tăng khắc Thổ).

Ứng dụng vào tổ chức công việc, tổ chức sinh hoạt hàng ngày

Dựa theo tính chất của từng hành trong Ngũ hành: Sinh (Mộc), Trưởng (Hỏa), Hóa (Thổ), Thu (Kim), Tàng (Thủy) và qui luật của Ngũ hành mà tổ chức công việc hoặc sinh hoạt thường ngày.

Thí dụ:

– Khởi đầu một ngày, công việc luôn có tính chất Mộc cần có thời gian để Sinh. Thí dụ: máy chạy một chút cho trơn máy, người tập thể dục hít thở để khởi động cho một ngày.

– Kế tiếp là Hỏa (Trưởng): đẩy mạnh tiến độ công việc, đây là lúc năng suất công việc cao nhất.

– Công việc có kết quả, có sản sinh ra một cái gì mới mẻ thì công việc mới tồn tại: Thổ (Hóa).

– Khi đã có kết quả cần biết thu lại, rút lui từ từ về, nghỉ ngơi dần: Kim (Thu).

– Và ẩn, chứa lại, nghỉ ngơi để chuẩn bị cho ngày mới: Thủy (Tàng), chuẩn bị cho quá trình Sinh-Trưởng-Hóa-Thu-Tàng kế tiếp. Tránh làm ngược lại hoặc làm rối loạn quá trình đó.

Một thí dụ khác: Tổ chức hội họp: trước tiên cần có thời gian cho mọi người chuẩn bị, tập trung (Mộc); sau đó đi vào vấn đề bàn luận (Hỏa); việc bàn luận đó phải đi đến một kết quả, kết quả hữu ích (Thổ); rồi có đúc kết lại vấn đề (Kim), ra quyết định tiến hành công việc và chấm dứt cuộc họp (Thủy). Mối quan hệ của từng giai đoạn nêu trên cũng có Sinh, Khắc, Thừa, Vũ.

Việc tiến hành một công việc bất kỳ nào cũng tương tự. Có như vậy công việc mới thành công vì diễn tiến phù hợp với qui luật Ngũ hành.

Ứng dụng vào Y học

Ứng dụng vào Triệu chứng học:

Căn cứ vào Bảng qui loại của Ngũ hành, người ta phân loại triệu chứng bệnh để xem xét mối quan hệ của các triệu chứng ấy theo qui luật của Ngũ hành. Thí dụ: can có quan hệ với Đởm, chịu trách nhiệm hoạt động của gân cơ (chủ cân), tình trạng công năng của Can thể hiện ra mắt (khai khiếu ra mắt), móng tay móng chân (vinh nhuận ra móng), có liên quan đến tính khí giận dữ… Do đó, co giật, mắt đỏ, móng khô, nóng tính bất thường,… là triệu chứng của Can, vì Đởm, gân cơ, mắt, móng, tính khí giận dữ… tất cả đều cùng thuộc Hành Mộc (xem lại bảng 1).

 Ứng dụng vào việc phân tích bệnh và chẩn đoán:

– Tạng Phủ được qui vào Ngũ hành (bảng 1). Mối tương quan của Tạng Phủ trong trường hợp bệnh lý được phân tích theo qui luật Tương thừa – Tương Vũ. Thí dụ: bình thường Phế Kim khắc Can Mộc để duy trì sự cân bằng, khi thở quá mức (Phế Thịnh) sẽ gây tê rần và co rút chân tay (Mộc).

– Học thuyết Ngũ hành giúp truy tìm nguyên nhân hay gốc phát sinh bệnh ban đầu. Thí dụ: mất ngủ là chứng của Tâm (Hỏa) có thể do: (1) chính Tâm gây ra, hay (2) do Tạng Sinh nó gây ra: Can (Mộc), hay (3) do Tạng nó Sinh gây ra; Tỳ (Thổ), hay (4) do tạng nó Khắc gây ra; Phế (Kim), hay (5) do Tạng Khắc nó gây ra: Thận (Thủy).

Ứng dụng vào việc điều trị bệnh:

Điều trị bệnh chủ yếu dựa vào nguyên tắc: “Con hư bổ mẹ, mẹ thực tả con”. Thí dụ: Phế yếu (Phế Hư) phải làm mạnh Tỳ Vị lên (Kiện Tỳ) gọi là nguyên tắc Bồi Thổ sinh Kim.

Nguyên tắc này được ứng dụng nhiều nhất trong lãnh vực Châm cứu.

Ứng dụng vào việc phân loại, bào chế và sử dụng thuốc: Người xưa dựa vào màu sắc và mùi vị của thuốc mà phân loại thuốc theo Ngũ hành và từ đó suy ra tác dụng của thuốc đi vào Tạng Phủ tương ứng. Thí dụ: thuốc vị chua, màu xanh đi vào Can, vị ngọt, màu vàng đi vào Tỳ. Người xưa cũng dựa vào Ngũ hành để tìm thuốc mới và bào chế thích hợp để biến đổi tính năng của thuốc. Thí dụ: sao thuốc với giấm để thuốc đi vào Can; sao với đường, mật để vào Tỳ; tẩm muối để đi vào Thận; sao với gừng để vào Phế, sao cho vàng để vào Tỳ, chế cho đen để vào Thận…

Trên đây là những chia sẻ của 350.org.vn về nội dung Học Thuyết Ngũ Hành là gì? Khái niệm cơ bản và sự phát triễn của học thuyết. Hi vọng với những thông tin bổ ích này sẽ giúp cho các bạn có thêm những thông tin tham khảo bổ ích nhất. Chúc các bạn có một ngày thật vui vẻ và gặp nhiều niềm vui nhất.

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *