Hội Chùa Đậu – Kiến Trúc Nghệ Thuật Gợi Nhớ Vương Triều

Cách trung tâm Hà Nội hơn 20km, chùa Đậu còn có tên gọi khác là Pháp Vũ Tự, thờ nữ thần Pháp Vũ trong hệ thống Tứ Pháp. Nơi đây còn nổi tiếng với nhục thân của hai vị thiền sư là Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Trường. Từ xa xưa, Hội Chùa Đậu vẫn là lễ hội tâm linh mà các đời Vua Chúa thường lui tới để cầu mong cho quốc thái dân an, và được mệnh danh là “ đệ nhất đại danh lam”.

Giới thiệu tổng quan về Chùa Đậu

Chùa Đậu là một trong những ngôi chùa nổi tiếng ở ngoại thành Hà Nội. Chùa thờ Đại Bồ Tát Pháp Vũ (thần mưa) hay bà Đậu nên người dân còn gọi là chùa Đậu.

chua dau 1
Giới thiệu tổng quan về Chùa Đậu

Chùa Đậu còn có những tên gọi khác là: Thành Đạo Tự, Pháp Vũ Tự, chùa Vua, chùa Bà. Theo Tổng cục Du lịch Việt Nam, trong chùa còn lưu nhiều di vật và đồ thờ cổ có giá trị như đôi rồng đá, khánh, chuông… Ðặc biệt, trong chùa có hai pho tượng là nhục thân của hai vị thiền sư Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Trường đã trụ trì chùa vào khoảng thế kỷ 17.

Tại đây còn giữ được cuốn sách quý bằng đồng có từ thời Sĩ Nhiếp, đầu thế kỷ thứ 3 (200 – 210). Sách kể rằng, một lần Quách Thông trên đường hành đạo tới làng Gia Phúc, thấy thế đất trông tựa hình một bông sen đang nở. Lại nghe đồn năm đó như có luồng linh khí phát quang, Quách Thông trình lên Sĩ Nhiếp. Sĩ Nhiếp cho rằng đó là nơi đất Phật, bèn sai lập chùa để dân trong vùng làm chốn tu nguyện đặt tên là Thành Đạo Tự, rước Đại Thánh pháp Vũ Đại Bồ Tát về thờ nên gọi là Pháp Vũ Tự.

Chùa này chủ yếu dành cho các bậc vua chúa, người dân chỉ được vào lễ trong ba ngày có hội, nên gọi chùa Vua. Tại đây Bồ Tát hiện thân nữ nên gọi chùa Bà. Ngay từ khi mới lập, chùa đã nổi tiếng linh thiêng. Bậc trí sĩ tới cầu mùa màng tươi tốt, lộc lắm, hoa nhiều, quả đậu trĩu cành… từ đó dân gian còn có tên gọi là chùa Đậu (Đậu cũng có nghĩa là Thành Đạt.)

Chùa Đậu được nhiều đời vua chúa sửa chữa, tôn tạo. Đặc biệt, tới đời vua Lê Thần Tông (thế kỷ XVII), chùa được phong “Đệ nhất danh lam”. Sử sách ghi lại, các bậc vua chúa khi đến đây lễ bái, cầu an đều rất linh ứng.

Kiến trúc của Chùa Đậu

Chùa đã được trùng tu nhiều lần. Theo văn bia tu tạo dựng năm Dương Hoà đời thứ 5 thì ngôi chùa này được tôn tạo vào thời nhà Lý, thế kỷ thứ 11. Ngoài ra trong chùa còn nhiều viên gạch lớn thời nhà Mạc và một số bia có niên hiệu Sùng Khang (1566 – 1577).

chua dau 2
Tượng La Hán chùa Đậu

Cũng theo tấm bia trên, có một lần trùng tu lớn vào năm 1635 đời vua Lê Thần Tông.

Chùa được xây dựng kiểu “nội công ngoại quốc”. Tam quan chùa là một gác chuông đẹp, hai tầng tám mái với các đầu đao cong vút. Nhiều bộ phận gỗ được chạm khắc hình rồng, phượng và hoa lá.

chua dau 4
Các mảng chạm khắc toàn Tiền đường

Tầng trên treo quả chuông đúc năm Cảnh Thịnh thứ 9 (1801) thời nhà Tây Sơn.

Qua tam quan là một sân gạch rộng, hai bên có hai tòa giải vũ làm nơi nghỉ ngơi cho khách hành hương.

Tiền đường phía trước, nối liền với hai dãy hành lang hai bên và nhà tổ ở phía sau làm thành một khung vuông bao bọc lấy tòa thiêu hương và điện thờ Bà Đậu hay nữ thần Pháp Vũ.

chua dau 3
Đôi rồng đá ở thềm bậc Tiền Đường

Ở chùa Đậu có khá nhiều bia đá từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 18.

Trong chùa có chiếc khánh đồng đúc năm 1774 với bài minh do Phan Trọng Phiên biên soạn. Ở đây còn hai tấm biển gỗ sơn son thiếp vàng khắc bài thơ nôm của chúa Trịnh Căn (1682 – 1709) và chúa Trịnh Cương (1709 – 1729).

Các hoạt động diễn ra tại Chùa Đậu

Sở dĩ ngôi chùa thu hút đông du khách thăm thăm quan, lễ chùa do trải qua nhiều giai đoạn lịch sử đã ghi lại dấu ấn đậm nét của bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. Từ xa xưa ngôi chùa này đã từng có các triều đại Vua, Chúa lui tới lễ bái, cầu đảo, cầu cho quốc thái dân an đều rất linh ứng nên gọi là “ Quốc đảo”.

Các hàng chí sĩ đến đây cầu nguyện đăng khoa, công danh rạng rỡ, sự nghiệp viên thành, người nông dân thì cầu nguyện cho sức khỏe, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu nên các Vua Chúa đã cho xây dựng, sửa sang và phong tặng “Đệ nhất đại danh lam”. Theo văn bia tu tạo dựng năm Dương Hòa đời thứ 5 thì ngôi chùa này được tôn tạo vào thời Lý (thế kỷ thứ XI).

Theo cuốn “Sách Đồng” hiện còn lưu giữu tại Chùa thì ngôi chùa này có từ thời Sĩ Nhiếp (thế kỷ thứ 3 sau TL tức gần 2000 năm). Về kiến trúc, chùa Đậu được xây dựng theo kiểu “Nội công ngoại quốc”. Tam quan chùa là một gác chuông đẹp, hai tầng tám mái với các đầu đao cong vút. Nhiều bộ phận gỗ được chạm khắc hình rồng, phượng và hoa lá.

Đặc biệt, chùa Đậu là nơi lưu giữ tượng táng của hai nhà sư Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Trường, đặt trong hai am thờ phía sau chùa. Ngôi am gạch nơi nhà sư Vũ Khắc Minh nhập thất vẫn còn khá nguyên vẹn. Tương truyền 2 vị Thiền sư Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Trường, kế tiếp nhau trụ trì Chùa Đậu.

Tục truyền xưa kia, theo lời di chúc của Thiền sư: “Ta vào nhập thất 100 ngày tụng kinh niệm Phật, sau đó xác thân sẽ được giữu nguyên”. Hết 100 ngày các thiện tín Phật tử mở cửa am thấy Thiền sư vẫn ngồi theo thế nhập thiền và có mùi thơm.

Qua vài chục năm áo vải bị ẩm, rơi rụng, khi đó Thiền sư chỉ còn da bọc xương, các thiện tín đã mặc cho Thiền sư một lớp áo bằng sơn ta, cho đến nay áo đó vẫn còn nguyên. Các Ngài đã để lại Toàn thân Xá Lợi, đốt không cháy, ngâm trong nước không tan, không bị không khí, thời gian bào mòn.

Trải qua thời gian, chùa Đậu là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam, là một trong những di sản văn hóa quý và lâu đời của nước ta nói riêng và thế giới nói chung. Chùa là nơi danh lam thắng cảnh được thiên nhiên ưu đãi, có kiến trúc cổ kính, là nơi siêu thoát và thờ các vị Bồ Tát và là Quốc bảo thiêng liêng của đất nước. Chùa đã được Bộ Văn hóa công nhận di tích “Lịch sử văn hóa”.

Trên đây là những thông tin liên quan đến sự kiện Hội Chùa Đậu do 350.org.vn đã tổng hợp được. Hy vọng qua bài viết này bạn6 sẽ có thêm những thông tin cần thiết về Hội Chùa Đậu và đừng quên theo dõi chúng tôi để cập nhật những tin tức hay và bổ ích mỗi ngày nhé!

Related Posts

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *