Hội Chùa Tây Phương – Di tích quốc gia đặc biệt của thủ đô Hà Nội

Chùa Tây Phương, hay tên chữ “Sùng Phúc tự” là di tích thuộc loại hình kiến trúc nghệ thuật, nằm trên địa phận xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 40 km về phía Tây, theo Đại lộ Thăng Long, qua ngã tư Chùa Thầy, rẽ phải khoảng 5 km, sau đó rẽ trái 1 km nữa, là đến di tích. Cứ vào ngày mùng 6 tháng 3 âm lịch hằng năm, có rất nhiều người ở khắp mọi miền đất nước đã cùng nhau đến vùng đất Thạch Thất, Hà Nội, để dự lễ hội Chùa Tây Phương.

Giới thiệu về Chùa Tây Phương

Núi Câu Lậu – xã Thạch Xá – huyện Thạch Thất – thành phố Hà Nội – Nơi có di tích lịch sử lớn của nước ta đó là danh lam thắng cảnh chùa Tây Phương. Đến bây giờ ngôi chùa vẫn tồn tại trên đất Hà Nội ta.

Chùa Tây Phương nằm trên ngọn núi Câu Lậu, cao chót vót, bao phủ xung quanh là cây xanh. Ngôi chùa có diện tích khá rộng, cảnh tượng cây xanh bao vây trù phú đậm sắc dân tộc cổ xưa, hoang sơ mộc mạc. Cảnh thiên nhiên hùng vĩ với lối kiến trúc thiêng liêng mà líu lo tiếng chim hót. Tạo nên một bức tranh đẹp vô cùng. Ai ai cũng có thể đến nơi đây bằng bất kì phương tiện đường bộ nào nhưng muốn lên đến chùa thì phải đi bộ bằng chính đôi chân của mình.

Giới thiệu về Chùa Tây Phương

Từ xưa, vào thời Mạc ngôi chùa đã được trùng tu lại theo nền cũ của cha anh xây trước để lại. Năm 1554, chùa lại được trùng tu lại cho đẹp hơn và đậm sắc dân tộc Việt Nam hơn. Năm 1632 thì chùa lại được xây dựng thêm thượng điện ba gian, hậu cung cùng hành lang 20 gian. Và vào năm 1660 vào thời Tây Sơn, chùa được Tây Đô Vương Trịnh Lạc tu sửa lại và lấy tên là “Tây Phương cổ tự” – Một cái tên truyền thống và đẹp đẽ. Nhưng nhờ cái tên đó mà giờ đây nó vẫn còn tồn tại mà không hề qua một lần tu sửa nào khác. Kiến trúc độc đáo, nguyên liệu xây dựng vững chắc, lưu giữ bền vững đến bây giờ. Giờ đây, danh lam thắng cảnh chùa Tây Phương đã trở thành một di tích lịch sử của Việt Nam.

Giới thiệu về Chùa Tây Phương

Chúng ta đi lên 239 bậc đá ong thì đến đỉnh núi và cổng chùa, chính điện và hậu cung. Mỗi nếp chùa có hai tầng mái, tường được xây bằng gạch Bát Tràng nung đỏ, để trần tạo nên vẻ hoang sơ, mộc mạc. Các cột gỗ đều được kê trên đá tảng xanh, trong khắc hình cánh sen. Mái chùa Tây Phương cũng rất đặc biệt, có những góc mái cong như con rồng uốn lượn. Mái bên trên in hình lá đề, lớp dưới lót mái vuông sơn ngũ sắc như màu áo cà sa. Xung quanh diềm mái của ba tòa nhà đều trạm trổ tinh tế, các đầu mái đao cũng bằng đất nung đỏ nổi lên hình hoa lá, rồng bay, giàu sức truyền cảm. Nhìn từ xa ta thấy danh lam thắng cảnh chùa Tây Phương như một ngọn núi um tùm xanh lá cây cỏ nhưng nổi bật lên trên ngọn núi đó là mái chùa cong cong mà như cổ xưa trù phú.

Chùa nổi tiếng với rất nhiều pho tượng, ngôi tượng thần thánh, vị La Hán và Phật đều được tạc bằng gỗ và được sơn son thiếp vàng làm cho bức tượng càng tôn thêm vẻ uy nghi. Có những pho tượng cao hơn người như pho Kim Cương, Hộ pháp, cao 3m, trang nghiêm, phúc hậu, phần lớn chúng được tạc từ thế kỉ XVII, ngoài ra còn có cả những tác phẩm ở giữa thế kỉ XIV. Đặc biệt hơn cả là 18 vị La Hán to bằng người thật trong các tư thế: ngồi, đứng…Mỗi vị thể hiện một nỗi khổ, tính cách khác nhau, khá sinh động và ít thấy trong điêu khắc Việt Nam. Đó là hình tượng của những con người đắc đạo mà lòng vẫn trầm ngâm suy nghĩ về nỗi khổ của chúng sinh.

Danh lam thắng cảnh Chùa Tây Phương không chỉ nổi tiếng vì nguồn gốc lịch sử lâu đời mà còn nổi tiếng là khu du lịch thu hút các du khách thập phương gần xa, trong và ngoài nước về du lịch và lễ Phật. Với lối kiến trúc cổ lâu đời được lưu giữ đã qua bao thế kỉ, sự cổ kính đã được nhiều người yêu thích. Vào ngày 06-3 Âm lịch hàng năm là ngày Hội chính của Chùa, các du khách khắp nơi đổ về đây đi trẩy hội, lễ phật trốn linh thiêng. Vừa nổi tiếng, vừa mang đậm bản sắc dân tộc và ý nghĩa lịch sử nên vào năm 1962, nơi đây đã được Bộ văn hóa công nhận là di tích văn hóa cấp Quốc gia.

Lễ Hội Chùa Tây Phương

Qua nghiên cứu lễ hội ở chùa Tây Phương, chúng ta thấy lễ hội ở đây có những nét tương đồng với lễ hội ở nhiều nơi khác, song cũng có những điều dị biệt mà chỉ ở Tây Phương mới có. Thông thường, những lễ hội ở các ngôi chùa tương đối đơn giản nhưng trang nghiêm với những nghi lễ cúng Phật truyền thống. Có điều này bởi do đạo Phật là tôn giáo đầy nhân bản, cốt ở Tâm không cốt ở Tưởng. Từ – bi – hỉ – xả là nội dung cơ bản của Phật đạo. Mọi phù hoa ngã mạn đều không phù hợp với lối sống của nhà tu hành và đông đảo tín đồ Phật tử.

Lễ Hội Chùa Tây Phương

Chính những ý niệm khởi nguyên như vậy đã theo suốt quá trình phát triển của đạo Phật trên mọi nẻo đường. Là gốc, cội nguồn và cũng là động lực tiềm ẩn cho những lễ nghi Phật giáo nhằm mục đích: “hoằng dương Phật pháp – tế độ quần sinh”.

Ở chùa Tây Phương, lễ hội thường niên diễn ra vào đầu mùa xuân, câu ca dao xưa vẫn lưu truyền quanh vùng:

Tây Phương phong cảnh hữu tình

Rủ nhau trẩy hội có mình có ta

Nhớ ngày mùng sáu tháng ba

Ăn cơm với cà trẩy hội chùa Tây.

Không còn là của riêng nhân dân Thạch Xá nữa, mà đã là của chung nhân dân trong vùng và đông đảo tín đồ, du khách khắp mọi miền đất nước. Nghiên cứu lễ hội chùa Tây Phương, có thể coi lễ hội của chùa thành những dịp chính sau đây: Lễ sám hối vào ngày mùng sáu tháng hai (6/2) và lễ hội chính ngày mùng 6 tháng 3 (6/3).

Lễ sám hối, theo đúng tên gọi của nó nhằm giúp con người ta loại bỏ, quên đi những tội lỗi mà mình gây ra, đề rồi cho lương tâm mình thanh thản, nhẹ nhõm. Hơn thế nữa, cuộc lễ còn nhằm đề cao sự giác lòng từ bi của đạo Phật, kêu gọi mọi người sám hối tránh mọi điều ác… Trong những ngày này, người ta không sát sinh, một lòng thành kính dâng lên Phật đài hương, đăng, trà , quả… tất cả đều trong lành, chay tịnh như ước muốn của người Phật tử.

Lễ Hội Chùa Tây Phương

Chẳng biết tự bao giờ, lễ sám hối bắt nguồn từ câu chuyện được truyền trong dân gian trong vùng. Rằng có một người tên là Quảng Đức vốn là một quan nhỏ của triều đình chuyên trông nom việc thu thuế . Vốn có lòng từ tâm, xót thương trước cảnh khốn khó của những người nghèo khổ. Trong một lần đi thu thuế, do trời mưa phải ở lại gia đình nghèo khó vừa được ông tha tội thuế, ông đã mục kích cảnh gia đình người dân phải giết con gà mái mẹ duy nhất trong nhà để đãi khách quí, để lại đàn gà con mất mẹ bơ vơ… Càng nghĩ ông càng thấy ân hận với những lần khác có lẽ vô tình đã làm tan nát bao cảnh đời tục lụy. Ông giác ngộ, từ bỏ mọi vinh hoa phú quý, gửi mình vào chốn Phật đài nơi chùa Tây Phương. Người ta không biết rằng, ngày sáu tháng hai (6/2) là ngày ông xuất gia đầu Phật hay là ngày ông viên tịch, chỉ biết rằng, sám hối không còn là ý nghĩa của riêng một ai mà là một lễ hội không kém phần quan trọng của nhân dân trong vùng, những tín đồ Phật tử ở chùa Tây Phương.

Trên đây là những thông tin liên quan đến sự kiện Lễ Hội Chùa Tây Phương do 350.org.vn đã tổng hợp được. Hy vọng qua bài viết này bạn6 sẽ có thêm những thông tin cần thiết về Hội Chùa Tây Phương và đừng quên theo dõi chúng tôi để cập nhật những tin tức hay và bổ ích mỗi ngày nhé!

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *