Hội Đền Hai Bà Trưng

Từ triều nhà Lý đến nay, nhân dân các làng Hạ Lôi (Mê Linh), Hát Môn (Hà Tây), Đồng Nhân (Hà Nội), là ba nơi chính lập đền thờ và tổ chức lễ hội tưởng nhớ Hai Bà; nhưng ở mỗi địa phương, lễ hội lại có sắc thái riêng, mang đậm bản sắc văn hóa dân gian của từng vùng. Đền Hai Bà Trưng, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội đã được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt (tại Quyết định số 2383/QĐ-TTg ngày 9/12/2013). Lễ Hội Đền Hai Bà Trưng được Bộ Văn hóa Thông tin và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia (tại Quyết định số 409/QĐ-BVHTTDL ngày 09/02/2018).

Giới thiệu về Hội đền Hai Bà Trưng

Giới thiệu về Hội đền Hai Bà Trưng

Tết đến, xuân về, mời bạn ngược sông Hồng, về vùng đất cổ Mê Linh thăm viếng Hai Bà Trưng để tĩnh tâm và bồi đắp lòng tự hào, tự tôn của dòng giống Lạc Hồng.

Với đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” sau khi Hai Bà Trưng tạ thế, nhân dân ở nhiều nơi đã lập đền thờ để ghi nhớ công đức của Hai Bà. Trong số 103 nơi thờ Hai Bà Trưng và các tướng lĩnh ở 9 tỉnh, thành phố trong cả nước (riêng huyện Mê Linh có 25 di tích ở 13 xã).

Trong đó, đền Hai Bà Trưng ở thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh là có ý nghĩa quan trọng nhất bởi ở đây không chỉ là nơi lưu lại dấu thiêng về 2 vị nữ anh hùng thời thơ ấu, lúc bình sinh, mà còn là nơi lưu niệm về quá trình chuẩn bị khởi nghĩa Hai Bà Trưng của dân tộc hồi đầu Công nguyên.

Lễ hội đền Hai Bà Trưng 2010 vừa được long trọng tổ chức tại Khu di tích Đền thờ Hai Bà Trưng, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, Hà Nội-quê hương của Hai Bà và cũng là nơi Hai Bà xưng vương, lập đô sau khi đã đánh tan giặc ngoại xâm.

Lễ hội được tổ chức hàng năm là một hoạt động văn hóa tín ngưỡng nhằm tôn vinh công đức của hai vị nữ anh hùng dân tộc Trưng Trắc – Trưng Nhị và giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ.

Ở Đồng Nhân là lễ rước nước và múa đèn, ở Hát Môn là dâng cúng 100 chiếc bánh trôi, tượng trưng cho Mẹ Âu Cơ sinh ra trăm con Lạc Hồng; còn ở Hạ Lôi – Mê Linh, nơi Hai Bà phất cờ khởi nghĩa và đóng đô, nét độc đáo nhất của lễ hội là lễ giao kiệu. Hội được tổ chức từ mồng 6 đến mồng 10 tháng Giêng

Trước đó, từ mồng 4 tháng giêng, dân làng đã làm lễ mộc dục, thay bao sái tượng Vua Bà chứ không theo lệ thường ra sông múc nước về tắm tượng Thánh. Sau đó ngày mồng 4 và 5 làng Hạ Lôi tổ chức lễ tế Hai Bà ở đình làng cùng với Thành hoàng làng là 4 vị tướng – 4 anh em ruột Đô, Hồ, Bạch, Hạc đã phù Thánh Tản Viên dựng lại nghiệp đế họ Hùng.

Giới thiệu về Hội đền Hai Bà Trưng

Trong tâm thức người Việt, hình ảnh Hai Bà Trưng cưỡi voi dẫn đầu đoàn quân xung trận, đánh tan quan quân nhà Hán giành độc lập cho dân tộc sau hơn hai thế kỷ bị phong kiến nước ngoài đô hộ là một kỳ tích trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Sử sách đã hết lời ca tụng Hai Bà. Người Việt Nam xem Hai Bà là anh hùng của dân tộc nên đã lập đền thờ ở nhiều nơi.

Trong lễ rước hai Vua Bà từ Đền về Đình, gồm: 2 cỗ voi, 2 cỗ ngựa, đội thanh nữ mặc áo trắng khênh kiệu, đội nữ binh hộ giá mặc áo nâu, quấn xà cạp, vác gươm, hai đội nữ rước hai kiệu, đội mệnh bái mặc áo tế xanh có triện, đội nhạc công, xinh tiền, đội vác cờ súy, gươm trường, bát bửu, tán, lọng…

Cùng với người dân địa phương, hàng nghìn du khách trong, ngoài nước đã về đây tụ hội, dâng hương tưởng nhớ công lao chống giặc giữ nước của Hai Bà.

Nét độc đáo nhất trong lễ rước kiệu Hai Bà ở Hạ Lôi, khác hẳn Hát Môn và Đồng Nhân, chính là nghi thức giao kiệu: Bắt đầu lễ rước kiệu, từ Đền ra, kiệu Trưng Trắc đi trước. Ra đến đường kéo quân để về đình làng, thì kiệu Trưng Trắc né sang để kiệu Trưng Nhị đi trước. Đến cổng đình, kiệu chị đi trước, kiệu em đi sau. Hai bên nghênh đón hai Vua Bà, với ý nghĩa tượng trưng Vua từ kinh đô Mê Linh về thăm làng.

Trong đám rước tưng bừng, rộn rã tiếng chiêng, trống của phường bát âm, hai bên nam nữ hát đối, tương truyền bài hát có từ thời Hai  Bà Trưng, cổ vũ quân sĩ đánh giặc.

Cuộc tế lễ trang trọng diễn ra tại đình làng Hạ Lôi. Sáng mồng 6, vào chính hội, dân làng tiễn Hai Bà về kinh đô lên Đền. Và thứ tự rước kiệu ngược lại so với hôm về đình làng: Kiệu Thành hoàng và tướng Cốt Tung đứng hai bên sân bái Hai Bà về kinh, kiệu chị đi trước kiệu em; sau 2 lần giao kiệu ở cổng đình và đường kéo quân đến cổng Đền thì kiệu em né sang phải để kiệu chị lên trước vào Đền.

Trong không khí linh thiêng của lễ hội, vị chủ tế trang trọng đọc lời thề của Hai Bà: “Thiếp là Trưng nữ dấy binh dẹp giặc, che chở dân lành, thu phục lại muôn vật cũ của tổ tông, không phụ ý trời, thỏa nguyện nơi đền miếu của bậc đế vương các đời, không phụ sự trông đợi của tổ phụ nơi chín suối”.

Từ mồng 7 đến mồng 10 tháng giêng, là lễ viếng lục bộ nữ tướng, cầu phúc, yến hạ – khao quân, tạ lễ. Nhân dân Mê Linh và khách thập phương về dự lễ hội, hái lộc cầu may. Các trò chơi dân gian (đánh đu, đánh cờ người, cờ tướng, chọi gà, đấu vật) diễn ra náo nhiệt trong tiếng trống rộn rã.

Ngày nay, quần thể di tích lịch sử quốc gia Đền Hai Bà Trưng cơ bản đã hoàn thành. Đền thờ Hai Bà Trưng là di tích lịch sử văn hoá linh thiêng không chỉ của người dân Mê Linh mà còn với người dân cả nước. Đây là minh chứng cho tinh thần yêu nước, bất khuất của người phụ nữ Việt Nam. Lễ hội là hoạt động tưởng nhớ công ơn Hai Bà, cũng là hoạt động thiết thực nhằm giáo dục tinh thần yêu nước cho thế hệ trẻ.

Một số di tích khảo cổ liên quan đến cuộc khởi nghĩa Hai Bà trưng.

Đó là các di tích còn lại hoặc được lưu truyền lại ở huyện Mê Linh; gồm:

Đường kéo quân

Đường kéo quân

Con đường phía trước cửa đền ngày nay từ Tây Bắc đến Đông Nam. Lễ hội sáng ngày 06 tháng Giêng âm lịch hàng năm là sự hồi cố về lần xuất trận năm 40 (SCN) diễn ra trên con đường này. Địa danh con đường này hiện vẫn còn và lễ hội vẫn được diễn ra hàng năm.

Thành ống

Thành ống

Thành thuộc địa phận làng Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, ở phía sau đền thờ Hai Bà Trưng ngày nay (hiện nay còn dấu vết thành cổ đắp đất). Thành cổ có hình con rắn uốn minh, chiều dài 1.750m, chiều rộng (chỗ rộng nhất là 500m); chỗ hẹp nhất là 200m. Được đắp bằng đất luyện bề dày khoảng 1 ngũ (đơn vị đo lường thời cổ bằng khoảng 2m bây giờ), cao 1 trượng (khoảng 4m). Bao ngoài bờ thành là quách bề dày 2 ngũ, cao 1 trượng. Khoảng cách giữa thành và quách là đường thông cù rộng 2 ngũ. Do đó, con đường “Thông cù” này mà thành có tên là “thành ống”. Vòng ngoài cùng là hào cắm chuông tre. Trong thành đặt cung điện của Trưng Vương. Ngoài thành có các trại quân bộ, quân thủy do các tướng chỉ huy. Ngay còn di tích các đồn quân của nữ tượng Lự Nương và nam tướng Bạch Trạch ở phía trước đền Hạ Lôi thuộc địa bàn xã Tráng Việt là gần đô kì nhất (khoảng 0.5km đường chim bay). Đây chính là đất Phấn Lộ, huyện Chu Diên, nơi Hai Bà Trưng cho đắp đô thành.

Hành cung thiết triều ở xứ Đầu Voi

Bà Trưng lại chọn đất cho xây dựng một sở “hành cung” ở xứ Đầu Voi rất gần nơi ở của dân làng Hạ Lôi, ở phía trên làm nơi “Sở thiết triều” (nơi bàn việc nước lưu động). Nơi hành cung ấy nay là đến chính thờ Hai Bà. Một thế cục đất đai thật đẹp đẽ như tòa hoa sen hóa hình chiim phượng đang múa. Bên trái, bên phải lớp lớp bao vòng lấy minh đường. Bên ngoài một dòng nước khuất khúc vây quanh. Có người cho đó là thế “Bạch tượng uyển hồ” (voi trắng uống nước dưới hồ), hiện trong khuôn viên nhà đền vẫn còn hồ Mắt Voi làm minh chứng. Mương nước sau Tam quan đền chảy vòng là hình tượng vòi voi. Xưa kia đền nhỏ hẹp, đến năm 1889 (năm Kỷ Sửu đời vua Thành Thái triều Nguyễn) thì ngôi đền được xây lại và đổi theo hướng ban đầu là hướng như ngày nay.

Thành Cự Triều (thành Dền)

Thành Cự Triều (thành Dền)

Còn được gọi là thành Tam Ca, xưa thuộc đất Cư An nay thuộc làng Phú Mỹ, xã Tự Lập. Thành do bà Trưng Nhị chỉ huy xây đắp sau thắng lợi của cuộc khởi nghĩa năm 40 (SCN). Hai bờ thành là đầm nước sâu, thành cách bờ sông Nguyệt Đức hiện nay chừng 2km về phía Tây Bắc, cách sông Hồng (quãng sông xưa còn gọi là sông Mê Linh) 4km về phía Đông Nam cách làng Hạ Lôi 6km về phía Đông. Toàn bộ khu thành rộng tới 24.217m2, dưới lòng đất là tầng di chỉ thuộc giai đoàn tiền Đông Sơn ở trung du và đồng bằng Bắc Bộ. Về tổng thể, thành có hình gần như bán nguyệt, chiều dài khoảng 200m, rộng chừng 170m, khồng kể số đo các đường hào xung quanh thành.

Trên đây là những thông tin liên quan đến sự kiện Hội Đền Hai Bà Trưng do 350.org.vn đã tổng hợp được. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ có thêm những thông tin cần thiết về Hội Đền Hai Bà Trưng và đừng quên theo dõi chúng tôi để cập nhật những tin tức hay và bổ ích mỗi ngày nhé!

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *