Hội Phủ Dầy – Những hoạt động chính

Lễ Hội Phủ Giầy đươc tổ chức hàng năm vào tháng 3 âm lịch. Lễ hội nhằm tôn vinh “Mẫu” Liễu Hạnh. Một nhân vật tín ngưỡng nằm trong hàng Tứ bất tử được người dân Việt Nam suy tôn: Thánh Tản Viên, Thánh Gióng, Tiên Chử Đồng Tử và Mẫu Liễu Hạnh. Đặc biệt lễ hội mang một ý nghĩa tâm linh to lớn trong lòng người dân xứ Nam Định.

Lễ Hội Phủ Giày là gì?

Lễ Hội Phủ Giày là gì?

Lễ hội Phủ Giầy được tổ chức để suy tôn Mẫu Liễu Nghi về những điều thiện mà làm từ khi còn sống. Và đặc biệt là để suy tôn sự linh thiêng của vị Thánh Mẫu này. Họ cầu mong một năm may mắn và nhiều tài lộc.

Nơi diễn ra lễ hội Phủ Giầy

Địa điểm diễn ra lễ hội Phủ Giầy tại Phủ Dầy, xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Tham khảo địa chỉ trên Google Maps.

Lễ hội Phủ Giầy diễn ra vào ngày 1/3 đến ngày 10/3 âm lịch hàng năm. Thời gian diễn ra lễ hội chính vào ngày 10/3 âm lịch.

Nguồn gốc lễ hội Phủ Giầy

Khi mùa xuân đến, những cánh đồng lúa bát ngát phủ xanh cả một vùng đồng bằng, những sức sống mới đâm chồi nẩy nở. Cái nguồn sống tâm linh của những người dân xứ Nam Định cũng bắt đầu dâng đầy với nhiều lễ hội diễn ra. Phủ Giầy dần trở thành một lễ hội không thể thiếu được khi xuân về của người Nam Định và những người miền Bắc.

Nguồn gốc lễ hội Phủ Giầy

Phủ Giầy trước đây có tên là Kẻ Giầy, nơi suy tôn Liễu Hạnh. Sau này khi Liễu Hạnh được phong thành Mẫu Nghi của đất Việt, Chế Thắng Hòa diệu Đại vương và sắc phong Thượng đẳng tối linh thành. Nơi đây cũng đổi tên từ Phủ Giầy thành Kẻ Giầy.

Phủ Giầy có nghĩa là đền lớn của Kẻ Giày. Không rõ Phủ Giày được xây từ năm nào. Chỉ biết rằng năm 1557 thời vua Lê Anh Tông nhà Lê nơi đây vì xích mích giữa người dân nên chia làm 2 xã Tiên Hương và Vân Cát. Sau này Phủ Giầy cũng chia kiến trúc thành 2 khu vực riêng tên là phủ Tiên Hương và phủ Vân Cát.

Phủ Giầy hay Phủ Dày là đúng

Tuy vậy, ngày nay nhiều đền chùa thường gắn với cái tên Phủ Dày. Cái tên sai với nguồn gốc nhưng lại dễ độc và dễ ghi hơn rất nhiều. Dần dần cái tên sai đó được phổ cập rộng hơn cả cái tên đúng là Phủ Giầy. Nên hiện nay cái tên Phủ Dày không hẳn là sai theo thuyết nhiều người dùng sẽ trở thành đúng. Nhưng cho tôi mạn phép dùng đúng phương ngữ và từ chính xác từ xưa đến nay là PHỦ GIẦY.

Truyền thuyết Mẫu Liễu Hạnh

Theo truyền thuyết kể lại, Liễu Hạnh nguyên là công chúa Quỳnh Hoa – con gái Ngọc Hoàng. Sau này vì đánh rơi chén ngọc nên bị giáng xuống trần vào năm 1557. Cô đầu thai vào nhà Lê Thái Công với cái tên Giáng Tiên. Giống như cái tên và nguồn gốc của nàng. Sắc đẹp của nàng thanh cao, nho nhã như tiên giáng trần. Tài năng thơ ca, đàn hát đều đầy đủ. Nàng nhiều lần xướng họa văn ca cùng chồng là Đào Lan và những bậc nho giả đại tài thời đó như Phùng Khắc Khoan.

Về sau, nàng xuất gia nương cửa Phật và nhiều lần giúp dân trừ bệnh dịch. Nàng đi nhiều nơi làm điều thiện giúp nhiều người nghèo khó. Từ đó người dân khắp nơi suy tôn nàng lên hàng Thánh Mẫu, Mẫu Liễu và lập đền thờ. Đặc biệt đền thờ nơi nàng sinh ra được gọi là Kẻ Giầy (về sau đổi tên thành Phủ Giầy). Hoặc khá nổi tiếng là Phủ Tây Hồ (Ở Hà Nội), nơi Mẫu trước đây hay ghé thăm bình thơ cùng các bậc nho giả.

Những hoạt động trong lễ hội

Mỗi dịp xuân về, từ khắp các tỉnh thành miền Bắc đều tập trung người trẫy hội, hành hương dự lễ hội Phủ Giầy. Họ vừa du lịch tham quan vừa cầu mong Mẫu Liễu Hạnh ban cho những điều phước lành và mau mắn trong cuộc sống.

Rước Mẫu

Lễ hội kéo dài trong 10 ngày từ mùng 1/3 đến 10/3 âm lịch tại Phủ Giầy.

Lễ hội kéo dài trong 10 ngày từ mùng 1/3 đến 10/3 âm lịch tại Phủ Giầy.

Mùng 1: Lễ nhập hội. Họ Trần Lê (Dòng họ của Mẫu Liễu) vào làm lễ tại Phủ Chính rồi sang nơi thờ họ Lê ở phủ Nội và phủ Ngoại. Phủ Vân Cát cũng làm lễ nhập hội và làng lo việc tế.

Mùng 2: Làng cử hành lễ vào buổi tối và kèm theo lễ rước nước với đuốc thắp sáng. Nước được lấy vào chum (chĩnh) về tắm tượng Thánh Mẫu (Hay còn gọi là lễ Mộc Dục).

Mùng 3: Ngày lễ chính giỗ Mẫu Liễu Hạnh và được tổ chức lễ ở phủ Tiên Hương. Lễ vật bao gồm: nhang đèn, hoa quả, 100 bánh giầy lớn, một con lợn sống. Trong ngày này phủ Vân Cát cũng làm lễ với lễ cúng: một trâu thui, một bò thui, một lợn luộc (Tam sinh), hoa quả và một trăm cặp bánh giày.

Mùng 4 và 5: Lễ tế tiếp, các chức sắc trong làng sẽ tế theo thứ tự định trước.

Mùng 6: Rước Thánh Mẫu từ phủ Tiên Hương đến chùa Gôi. Đám rước kéo dài gần 1km với quy mô lớn và trang trọng. Thành phần dự gồm nhà chùa (Hòa thượng), Mẫu Liễu (Đạo Tứ Phủ), các quan chức và các người hành nghề cúng đạo, kèm theo là đội lân sư rồng.

Mùng 7, 8 và 9: Trò chơi Kéo chữ được diễn ra. Đây là nét đặc trưng độc đáo của lễ hội Kẻ Giầy. Mỗi lần xếp chữ cần trên 100 phu cờ ăn mặc đồng phục chỉnh tề. Khăn xếp trên đầu (Chít khăn), áo vàng, thắt lưng xanh, quần trắng, xà cạp đỏ. Mỗi người cầm một cây gậy khoảng 2m. Sẽ có một người điều khiển gọi là tổng cờ. Khi trò chơi bắt đầu, chủ lễ sẽ xin Mẫu ra chữ sau đó tổng cờ ra lệnh phu cờ xếp theo chữ.

Trò chơi kéo chữ Phủ Giầy

Trong quá trình diễn ra ngày lễ, ngoài lễ chính thì người dân và chức sắc trong Phủ Giầy cũng tổ chức nhiều trò chơi khác: hát tuồng, chèo, trống quân hay tổ chức các cuộc thi võ đầy sôi động.

Chợ Viềng

Ngoài ra, người dân còn tổ chức chợ Viềng bày bán nhiều loại sản phẩm: thủ công mỹ nghệ, các vật dụng cúng Phủ Giầy và nhiều loại đồ vật khác nhau. Đặc biệt bày bán những loại đặc sản như bò thui, bánh dày.

Chợ Viềng ở Phủ Dầy không chỉ đơn thuần buôn bán kinh tế. Mà nó còn là đặc trưng văn hóa lâu đời của người dân. Ở đây không quá chú trọng việc mua rẻ hay đắt mà người hành hương muốn mua điều gì đó may mắn từ chợ.

Kiến trúc Phủ Giầy

Phủ Giầy có bộ 3 kiến trúc chính thờ Mẫu Liễu Hạnh: Phủ Tiên Hương (Phủ chính), phủ Vân Cát và Lăng Chúa Liễu.

Phủ Tiên Hương

Phủ Tiên Hương

Phủ Tiên Hương (Phủ chính) là công trình đẹp nhất. Trước phủ là một chiếc giếng tròn với một cột cờ ở giữa. Nó nối với một sân rộng với một hệ thống nghi môn trụ, trên đỉnh là lân và phụng. Kế đến là ba tòa nhà ngang: nhà chiêng, nhà trống và nhà bia. Một hồ bán nguyệt bao quanh với bình phong và hai cầu vượt đều bằng đá.

Điện thờ chính thờ Mẫu Tứ Phủ, Mẫu Thượng Thiên (Trời) ở giữa. Thờ Mẫu Địa (Đất) bên phải. Thờ Mẫu Thoải (Nước) bên trái. Thờ Mẫu Thượng Ngàn (Núi Rừng) ở phía trước.

Phủ Vân Cát

Phía trước phủ Vân Cát là một hồ bán nguyệt. Đi tiếp sẽ gặp ngũ môn. Trung tâm là nơi thờ Chúa Liễu. Khu vực bên trái thờ các tượng Phật và bên phải là đền thờ Lý Nam Đế.

Lăng chúa Liễu

Lăng chúa Liễu nằm bên cạnh phủ chính. Nơi đây phân ra thành một khu vực riêng hình chữ nhật. Tất cả công trình đều làm bằng đó với chạm trổ tỉ mỉ chi tiết. Ở giữa lăng là một ngôi mộ hình bát giác.

Trên đây là những thông tin liên quan đến sự kiện Hội Phủ Dầy do 350.org.vn đã tổng hợp được. Hy vọng qua bài viết này bạn6 sẽ có thêm những thông tin cần thiết về Hội Phủ Dầy và đừng quên theo dõi chúng tôi để cập nhật những tin tức hay và bổ ích mỗi ngày nhé!

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *