Lễ Hội Gò Tháp – Nguồn Gốc Và Ý Nghĩa

Lễ Hội Gò Tháp là lễ hội lớn và quy mô nhất Đồng Tháp, tổ chức mỗi năm 2 lần vào tháng 3 và tháng 11 âm lịch. Từ 10 năm nay lễ hội Gò Tháp đã trở thành một lễ hội tầm cỡ ở các tỉnh Nam Bộ. Cứ mỗi độ lễ hội, dường như nhịp sống của người dân huyện Tháp Mười cũng khác đi, cũng hối hả, nhộn nhịp theo từng đoàn khách thập phương từ các nơi lũ lượt kéo về với đủ mọi phương tiện: tàu, ghe, xe lam, xe khách v.v.

Nguồn gốc lễ hội Gò Tháp

Khu di tích Gò Tháp nằm trên địa phận xã xã Tân Kiều, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp, cách thị trấn Mỹ An, huyện Tháp Mười khoảng 11km về phía Bắc. Khu di tích Gò Tháp chứa đựng nhiều giá trị văn hóa-lịch sử của dân tộc điển hình là 5 di tích tiêu biểu: Gò Tháp Mười; Tháp Cổ Tự; Đền thờ Thiên hộ Võ Duy Dương và cụ Đốc Binh Kiều, mộ cụ Đốc Binh Kiều; gò Minh Sư và miếu Bà Chúa Xứ. Năm 2012, Khu di tích Gò Tháp đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng vào danh sách Di tích quốc gia đặc biệt.

Nguồn gốc lễ hội Gò Tháp

Mỗi năm, lễ hội Gò Tháp được tổ chức hai lần vào tháng 3 và tháng 11 âm lịch. Trong đó từ ngày 14 đến rạng sáng 16 tháng 3 âm lịch là lễ hội nhằm tưởng niệm Bà Chúa Xứ – người có công lao khai phá, tạo dựng và phát triển vùng đất Gò Tháp. Còn lễ hội diễn ra vào ngày 14 đến rạng sáng 16 tháng 11 âm lịch là lễ hội nhằm tưởng niệm hai vị anh hùng dân tộc Thiên hộ Dương (Võ Duy Dương) và Đốc binh Kiều (Nguyễn Tấn Kiều).

Các hoạt động diễn ra tại lễ hội

Là lễ hội truyền thống lớn nhất Đồng Tháp vì thế lễ hội Gò Tháp được tổ chức vô cùng long trọng thu hút hàng trăm ngàn người tham gia mỗi năm. Lễ hội bao gồm hai phần chính là phần lễ và phần hội. Phần lễ bao gồm các nghi lễ thiêng liêng như lễ cúng Bà Chúa Xứ, Lễ cúng hai vị anh hùng dân tộc Thiên hộ Dương và Đốc Binh Kiều, lễ cúng Thần Nông, lễ cầu an, lễ thỉnh sinh…

Các hoạt động diễn ra tại lễ hội

Mỗi nghi lễ sẽ có những nghi thức đặc trưng riêng biệt nhưng đều có nét chung nhất là thầy bô lão chánh bái sẽ thay mặt nhân dân đọc văn tế, văn tế sẽ vừa được đọc vừa được diễn kèm theo là các tiết mục lễ nghi phụ họa như : dàn nhạc lễ réo rắt, dâng trà, rượu, hương v.v.. Nghi lễ này nhằm ca ngợi công được của những bậc tiền nhân, những vị anh hùng đã có công với nhân dân, đồng thời cầu khẩn đất trời ban cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Những nghi lễ này thường được tổ chức rất sớm, tuy nhiên hàng ngàn con hương phật tử vẫn đến từ sáng sớm để thành kính thắp hương cúng viếng. Những nghi lễ này chính là nét văn hóa đặc trưng của văn hóa miền Tây Nam Bộ, tôn vinh truyền thống uống nước nhớ nguồn cũng như văn hóa tín ngưỡng thiêng liêng của người dân Đồng Tháp.

Các hoạt động diễn ra tại lễ hội

Bên cạnh không khí thiêng liêng của phần lễ, phần hội lại diễn ra hết sức rộn rã. Trong suốt những ngày diễn ra lễ hội, khắp nơi tại khu di tích Gò Tháp diễn ra nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật đặc sắc từ múa hát, trò chơi dân gian, hát bội, đấu võ khiến du khách tham dự lễ hội được đắm chìm trong một không gian văn hóa đậm chất miền Tây, hoà vào không khí rộn rã của lễ hội, quên đi những lo toan của cuộc sống hằng.

Các hoạt động diễn ra tại lễ hội

Hàng trăm các tiết mục văn nghệ, văn hóa diễn ra tại lễ hội Gò Tháp điển như trích đoạn cải lương, ca múa nhạc; biểu diễn tuyên truyền về di sản văn hóa và đặc biệt là chương trình tổ chức trình diễn, giao lưu trong quần chúng nhân dân về di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Đờn ca tài tử – niềm tự hào của người dân Nam Bộ. Những giai điệu đờn ca tài tử nhẹ nhàng, uyển chuyển đi vào lòng người qua tiếng hát của người nghệ sĩ cùng sự kết hợp tinh tế của những nhạc cụ Việt Nam như đàn tranh, đàn tỳ bà, đàn kìm, đàn cò, và đàn tam chính là hình ảnh ấn tượng đối với bất cứ ai đến với lễ hội. Ngoài ra lễ hội còn có nhiều hoạt động ý nghĩa khác như tuyên truyền đoạn video quảng bá hình ảnh Khu di tích quốc gia đặc biệt Gò Tháp; chiếu phim tư liệu về Đồng Tháp; triển lãm hình ảnh di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh và các bộ sưu tập cổ tỉnh Đồng Tháp….

Ngoài ra, lễ hội Gò Tháp cũng tổ chức các hoạt động thể thao thú vị như thi đấu Cờ tướng; hội thi biểu diễn các bài thể dục dưỡng sinh; Hội thi thể thao: đẩy gậy, nhảy bao bố, kéo co… và các trò chơi dân gian; tổ chức các gian hàng trưng bày triển lãm sản phẩm du lịch, các sản phẩm đặc sản ẩm thực; triển lãm, quảng bá hình ảnh tour, tuyến du lịch của Đồng Tháp.

Trên đây là những thông tin liên quan đến sự kiện Lễ Hội Gò Tháp do 350.org.vn đã tổng hợp được. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ có thêm những thông tin cần thiết về Lễ Hội Gò Tháp và đừng quên theo dõi chúng tôi để cập nhật những tin tức hay và bổ ích mỗi ngày nhé!

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *