Đá Cẩm Thạch – Nguồn gốc và Ứng dụng đá cẩm thạch trong cuộc sống

Đá cẩm thạch cũng là một trong những loại đá quý được mọi người khá ưa chuộng hiện nay. Loại đá quý này đang xuất hiện chiếm được khá nhiều sự yêu thích của khách hàng. Vậy thực hư về loại đá này là như thế nào? Chúng có những nét gì độc đáo khiến mọi người tin tưởng đến thế? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé.

Đá Cẩm Thạch - Nguồn gốc và Ứng dụng đá cẩm thạch trong cuộc sống
Đá Cẩm Thạch – Nguồn gốc và Ứng dụng đá cẩm thạch trong cuộc sống

Nguồn gốc xuất xứ của đá cẩm thạch

Như chúng ta cũng biết đá cẩm thạch hiện nay được biết đến rất nhiều là bởi vì chúng là một loại đá khoáng rất hiếm, được hình thành trong quá trình dioxy biến chất, chúng được phân phổ ở rất nhiều nơi như Myanmar, Nga hay Trung Quốc. Đá cẩm thạch được tạo thành nhiều hạt và sợi nhỏ, chúng có độ cứng trung bình từ 6.5 – 7 trên thang độ cứng của MOH.

Hiện nay đá cẩm thạch được sử dụng khá phổ biến ở phương Đông, đặc biệt nhất và Việt Nam và Trung Quốc, nơi đây được người dân ưa chuộng và đón nhận rất nhiều. Phải nói đây chính là thời kỳ phồn vinh của đá cẩm thạch, với một lượng tiêu dùng rất lớn.

Cẩm thạch (Jade) chính là danh từ chung dùng để chỉ hai loại đá quý riêng biệt đó là Jadeite và Nephrite. Cẩm thạch là loại đá quý đa khoáng nghĩa là Jadeite hoặc Nephrite chỉ là một trong các thành phần tạo đá. Tuy nhiên hàm lượng của chúng chiếm đa số nên tên của chúng thường được dùng để gọi tên đá như là Cẩm thạch Jadeite hoặc cẩm thạch Nephrite. Hiện tại Jadeite được ưa chuộng và có giá trị hơn.

Nguồn gốc xuất xứ của đá cẩm thạch
Nguồn gốc xuất xứ của đá cẩm thạch

Với nguồn Jadeite thì rất phổ biến ở Myanmar, Guatemala, Nga và Mỹ còn nguồn Nephrite thì phổ biến nhiều nhất là ở Trung Quốc, Nga, Canada, Mỹ và New Zealand. Nguồn đá Jadeite đẹp nhất không thể không nhắc đến là từ Myanmar. Chúng được bán vào Trung Quốc từ cuối thế kỷ 16. Còn Việt Nam thì vẫn chưa tìm được nguồn cẩm thạch đẹp.

Hiện nay toàn bộ cẩm thạch ở Việt Nam đều được nhập khẩu từ nước ngoài, chủ yếu là từ Hong Kong vì đây chính là một trong những nơi chế tác và buôn bán cẩm thạch lớn nhất thế giới.

Giá trị tuyệt vời của đá cẩm thạch

Những yếu tố thường quyết định giá trị tuyệt vời của đá cẩm thạch là trọng lượng (hoặc kích thước), màu sắc, độ trong suốt, mức độ tạp chất và độ rạn nứt.

Trọng lượng, kích thước

Những sản phẩm cẩm thạch khi càng lớn thì giá trị của chúng càng cao, nếu như cẩm thạch đạt c

hất lượng quý thì các nơi chế tác thường sẽ cắt thành những lớp mỏng, bề dày lớp đá vừa đủ để ưu tiên mài các vòng đeo tay, phần dư còn lại thì sẽ làm các sản phẩm khác để tận dụng hết khối đá quý ấy.

 

Màu sắc đá cẩm thạch

Đối với màu sắc thì đây chắc có lẽ là yếu tố quan trọng nhất trong định giá cẩm thạch. Màu Jadeite rất đa dạng như: trắng, lục (xanh lá), vàng, cam, hồng, tím, đen, kể cả không màu,… Độ màu từ đậm (mạnh) đến nhạt hoặc là sẫm tối. Thường màu Jadeite phân bổ không đều, thành dạng đốm nhỏ hay lớn, đá thường có từ 2 màu trở lên vậy nên để có loại thuần một màu và phân bố đều thì sẽ rất hiếm.

Màu sắc đá cẩm thạch
Màu sắc đá cẩm thạch

Trên thị trường hiện nay thường dùng màu của các vật có sẵn để gọi màu đá quý nhằm giúp cho người tiêu dùng dễ dàng hình dung được màu lục emerald, lục táo, lục đậu, màu dầu hoặc màu môn,… Đặc biệt màu Jadeite được mọi người ưa chuộng nhất hiện nay là màu lục, ở thị trường Việt Nam thường gọi màu này là màu lý, màu lục càng nhạt thì càng giảm giá trị.

Màu có giá trị cao nhất đó là màu lục emerald (giống như màu của đá emerald), đó chính là màu lục mạnh và tươi. Jadeite màu này và có độ trong suốt cao thì sẽ được gọi là Jade hoàng tộc, là loại Jadeite có giá trị cao nhất và cực kỳ hiếm. Thường các màu lục khác sẽ nhạt hơn nhưng sẽ dễ tìm hơn, đó là màu lục táo, lục đấu giống như màu vỏ trái táo và vỏ đậu,…

Độ trong suốt và kiến trúc đá

Màu sắc cùng với yếu tố này sẽ kết hợp lại với nhau và quyết định vẻ đẹp của cẩm thạch. Theo như thông thường thì cẩm thạch sẽ không bao giờ trong suốt bằng các đá quý đơn khoáng khác như kim cương hay ruby nhưng vì đá cấu tạo bởi vi hạt, vi sợi nên cẩm thạch hầu hết thường là chắn sáng (không cho ánh sáng đi qua đá), một số thì trong mờ và cao nhất là bán trong (nửa trong suốt), nhưng loại này thì hiếm.

Độ trong suốt và kiến trúc đá
Độ trong suốt và kiến trúc đá

Với kích thước và tính đồng đều của các vi hạt sẽ rất ảnh hưởng đến độ trong suốt. Nhiều đá có hạt vừa và thô làm đá dễ bị đục nhưng ngược lại thì các hạt cực nhỏ và đồng nhất thì đá sẽ trong hơn. Trên thị trường hiện nay những cẩm thạch có độ trong cao thì sẽ được gọi là cẩm thạch kính. Về mặt giá trị thì cẩm thạch càng trong giá trị sẽ càng cao.

Tạp chất đá cẩm thạch

Những tạp chất trong đá cẩm thạch chính là hàm lượng các vật chất không phải là các khoáng của đá cẩm thạch. Với đặc điểm này không thể xác định bằng mắt thường được, thế nhưng chúng ta có thể cảm nhận được chúng thông qua độ trong hoặc màu sắc của đá. Cẩm thạch càng thuần chất thì đá sẽ trong hơn và màu sắc sẽ đều hơn rất nhiều.

Một số tạp chất có màu nâu, xám hay đen sẽ làm giảm vẻ đẹp của đá và khi giảm vẻ đẹp thì giá trị của chúng cũng sẽ bị giảm đi một phần nào đó. Để xác định được đá có phải là cẩm thạch hay không thì rất đơn giản, là Jadeite hay Nephrite thì có thể dùng các phương pháp đo tỷ trọng và phương pháp phổ hấp thụ để chúng ta kiểm chứng sản phẩm.

Độ rạn nứt đá cẩm thạch

Độ rạn nứt sẽ bao gồm các vi lỗ rỗng và khe nứt. Những ranh giới các vi hạt và sợi trong cẩm thạch sẽ tạo nên các vi lỗ rỗng. Các khe nứt sẽ được tạo ra do các lực nén ép tự nhiên sau khi đá hình thành. Quá trình chế tác hoặc va chạm khi đeo cũng có thể sẽ tạo nên những khe nứt nhỏ hay lớn. Những khe nứt do quá trình tự nhiên thường sẽ có vật chất lấp đầy, đây chính là một dạng tạp chất thường có màu sắc khác hẳn đá gốc làm đá không đều màu.

Độ rạn nứt đá cẩm thạch
Độ rạn nứt đá cẩm thạch

Những vi lỗ rỗng sẽ ít ảnh hưởng đến độ bền của đá nhưng các rạn nứt thì có thể ảnh hưởng rất nhiều. Đá cẩm thạch thường rất chắc, chúng khó bị mẻ, bể thế nhưng nếu như đá có những khe nứt lớn thì khi va chạm mạnh đã sẽ bị tách và bể theo những khe nứt này nhanh chóng, làm cho viên đá bị vỡ ra không còn giá trị nữa.

Đá cẩm thạch được ứng dụng như thế nào trong cuộc sống?

Đá cẩm thạch hiện nay được mọi người xem là một loại ngọc quý, những người xưa thường có tâm niệm rằng đá cẩm thạch có thể mang đến cho người đeo sự may mắn, sức khỏe và tài lộc. Trang sức được sử dụng nhiều như là mặt dây chuyền, vòng tay.

Đá cẩm thạch được ứng dụng như thế nào trong cuộc sống?
Đá cẩm thạch được ứng dụng như thế nào trong cuộc sống?

Cẩm thạch cũng giống như các loại đá quý khác chúng mang một nguồn năng lượng rất dồi dào vì vậy nên khi mang bất kỳ một món trang sức nào được làm từ cẩm thạch chúng ta sẽ được tiếp thêm nguồn động lực khá mạnh mẽ và lạc quan trong cuộc sống này. Ngoài ra chúng còn giúp ta xua tan đi mọi phiền muộn, giúp cho tâm hồn của chúng ta trong trẻo hơn, thư thái hơn.

Ở Phương Đông người ta thường quan niệm rằng vòng tay bằng đá cẩm thạch sẽ có thể giúp cho người đeo cải thiện được sức khỏe, hỗ trợ phòng và điều trị những bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa, giải độc tố ra khỏi cơ thể, giảm đi những cơn đau bụng ở phụ nữ vào những ngày đèn đỏ,… Đặc biệt chúng còn giúp những cặp vợ chồng hiếm muộn thúc đẩy khả năng sinh sản.

Đá cẩm thạch mang đến cho chúng ta rất nhiều tài lộc và may mắn, giúp con người rất nhiều trong cuộc sống này. Để sản phẩm phát huy hết được tác dụng của mình thì mọi người hãy sử dụng đúng cách nhé.

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *