Đá Hồng ngọc (Ruby) – Tổng quan về đá Ruby A-Z

Đá Hồng ngọc (Ruby), hay ngọc đỏ (tiếng Đức: Rubin, tiếng Anh: Ruby), là một loại đá quý thuộc về loại khoáng chất corundum. Chỉ có những corundum màu đỏ mới được gọi là hồng ngọc, các loại corundum khác được gọi là xa-phia. Cùng chúng tôi tìm hiểu cách sử dụng và ý nghĩa của loại đá hồng ngọc – ruby qua bài viết dưới đây bạn nhé!

đá Ruby

Xuất xứ của đá Ruby

Đá ruby chất lượng trung bình thì được tìm thấy ở Ấn Độ, Trung Quốc, Pakistan, Afghanistan và Việt Nam. Ngoài ra có các mỏ mới phát hiện thời gian gầy đây tại châu Phi (Kenya, Tanzania…) cũng có giá trị cao. Điều đặc biệt là tại Việt Nam có hai mỏ đá ruby tại Lục Yên và mỏ đá ruby ở Quỳ Châu, trong đó mỏ đá ruby ở Quỳ Châu hiện tại ngưng khai thác và nó cũng được xếp và mỏ đá ruby chất lượng cao. Đá ruby chất lượng thấp là những viên đá ruby được tìm thấy ở Tanzania, Bắc Mỹ (Bắc Carolina), Nam Mỹ (Colombia), Phần Lan, Na Uy và Macedonia.
Xuất xứ của đá Ruby
Hiện nay trên thị trường xuất hiện rất nhiều loại Ruby, cả nhân tạo và tự nhiên. Ruby nhân tạo thì đa số là hàng dập khuôn, sản xuất hàng loạt từ nhựa, bột ép ngay tại Việt Nam. Còn Ruby tự nhiên được lấy từ nhiều nguồn trên thế giới và được gọi tên gắn liền theo sau Ruby như:
Ruby Lục Yên: loại Ruby này hoàn toàn không xử lý, do đó những viên đá có giá trị thấp thì bên trong có các tạp chất màu vàng, còn những viên đỏ trong, màu đậm, bé tí như hạt dưa cũng có giá lên tới cả 60 – 70 triệu.
Ruby Nam Phi: thường sẽ đục, ít trong và không thông đèn được do hình thành trên nền đá khác là Zoizit màu xanh lá.
Ruby Thái: đây là loại Ruby xuất hiện nhiều nhất trên thị trường do màu sắc tươi sáng và có giá trị vừa phải để có thể đến tay người dùng. Đa phần Ruby Thái sẽ được xử lý nhiệt, xử lý keo hoặc xử lý phủ thủy tinh chì. Đây đều là các phương pháp xử lý được chuyên gia công nhận nhằm cải thiện độ trong, độ đậm và độ cứng của viên đá.

Thông tin chung về đá Ruby

Thông tin chung về đá Ruby
Đá Ruby thường được gọi là Hồng ngọc, là một loại khoáng chất Corundum. Tên gọi Ruby cũng xuất phát từ chữ “rubeus” trong tiếng La tinh có nghĩa là “màu đỏ sẫm”. Nằm trong bộ 4 loại đá quý giá trị nhất hiện nay, trong đó có đá Sapphire (Ngọc Bích), đá emerald (Ngọc Lục Bảo) và Kim cương. Trong đó, Ruby là loại đá quý hiếm nhất được mệnh danh là “Vua của các loại đá quý” bởi nó sở hữu màu sắc rực rỡ, độ cứng tốt nhất và mang lại những phản ứng quang học đặc biệt.
Những chiến binh Myanmar xưa kia cũng thường đeo Ruby để làm cho họ trở nên người anh hùng bất khả chiến bại. Trong Kinh thánh, phụ nữ nào khôn ngoan và đạo đức sẽ được sánh với đá ruby. Điều này ngầm khẳng định giá trị và ý nghĩa đá quý Ruby.
Ruby nằm trong bộ 4 loại đá quý giá trị nhất hiện nay, trong đó có đá Sapphire (Ngọc Bích), đá emerald (Ngọc Lục Bảo) và Kim cương.
Đá Ruby có công thức hóa học là Al2O3 trong đó có thành phần Cr tạo màu đỏ đẹp mắt. Độ cứng của Ruby đạt 9,0 trên thang đo Mohs (chỉ đứng sau kim cương) với khối lượng riêng: 3,95 – 4,10 g/cm3.
Thông thường, nhiều người cho rằng, kim cương là loại đá quý hiếm và đắt giá nhất. Tuy nhiên, theo đánh giá của giới nghiên cứu, Ruby trong gia đình đá quý mới thật sự đứng số 1, đá Emerald là loại quý số 2 và kim cương chỉ đứng thứ 3 mà thôi. Cũng theo các nhà nghiên cứu, một viên ruby tự nhiên 1 cara trở lên sẽ có giá trị gấp 20 lần một viên kim cương có khối lượng tương đương. Điều này đủ cho thấy đây là loại đá quý cực đặt, cực hiếm như thế nào.
Những ai được tiếp xúc với loại đá này đều biết được là thực chất không chỉ có màu hồng mà Ruby thường có các sắc màu: sắc đỏ, sắc cam, sắc hồng, sắc tím. Giá trị của các viên Hồng ngọc chủ yếu được xác định bởi màu sắc, và một viên hồng ngọc có màu đậm được gọi là màu “huyết bồ câu” được đánh giá là màu đẹp nhất và có giá trị cao nhất trong các loại đá ruby.

Nơi phân bố của đá Ruby

Nơi phân bố của đá Ruby
Đá Ruby có mặt ở khắp mọi nơi trên thế giới, các mỏ khai thác có khắp ở các châu lục trừ châu Nam Cực. Và nó được tìm thấy nhiều nhất ở khu vực châu Á. Các nước như Myanma, Thái Lan, Sri Lanka là các nước xuất khẩu quan trọng nhất và có giá trị nhất. Ngoài ra, loại ngọc này còn được tìm thấy ở Ấn Độ, Trung Quốc, Pakistan, Afghanistan và Lục Yên (Việt Nam).
Hồng Ngọc được phát hiện ở một số nước ở Châu Phi như: Kenya, Tanzania cũng có giá trị cao. Tuy nhiên ở Châu Mỹ và châu Đại Dương người ta chỉ tìm thấy những quặng mỏ hồng ngọc, không có giá trị cao.
Một số nước ở châu Âu như Phần Lan, Na Uy và Macedonia cũng có các mỏ khai thác loại đá quý này.

Phân loại đá Ruby

Phân loại đá Ruby

Theo tính chất đá

Ruby thịt: Là dòng ruby bình thường, khi được ánh sáng chiếu vào sẽ không xuất hiện ánh sao.
Ruby sao: Là dòng ruby cao cấp hơn vì khi chiếu ánh sáng vào xuất hiện 3 vệt sáng và tạo thành hình sao 6 cánh.
Trong cùng điều kiện về trọng lượng, kích thước, màu sắc thì Ruby sao quý và có giá trị cao hơn so với Ruby thịt.

Theo phương pháp xử lý

Ruby tự nhiên hoàn toàn: không xử lý (Ruby sống)
Ruby xử lý nhiệt (Ruby đốt): Dùng nhiệt độ cao để đốt cháy tạp chất, tăng độ trong và màu sắc.
Đá giả Ruby: Một số loại đá tự nhiên khác có màu tương tự Ruby
Ruby xử lý phủ thủy tinh (Ruby Phi, Ruby Thái): Nung Ruby cùng với thủy tinh, để thủy tinh len vào che lấp hết khe nứt, tăng độ bóng và màu sắc.

Những phương pháp xử lý đá quý thường gặp

Những phương pháp xử lý đá quý thường gặp
Xử lý đá quý là công nghệ đã tồn tại và phát triển từ hàng trăm năm nay, và là một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến giá trị đá quý. Phần lớn đá thô khi khai thác trong tự nhiên có chất lượng thấp, không đủ điều kiện để chế tác. Đối với các loại đá quý hiếm, lượng đá đủ tiêu chuẩn để làm trang sức lại càng ít hơn.
Để nâng cao giá trị thương mại của lượng đá chất lượng bình thường, cung như đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của thị trường, công nghệ xử lý đá quý ngày càng được phát triển, với những phương pháp xử lý ngày càng tinh vi hơn, giúp tăng vẻ đẹp của đá quý.
Nung nhiệt là phương pháp xử lý phổ biến nhất hiện nay trên thị trường. Nó có thể cải thiện màu sắc đá, làm đá sáng hơn hoặc sẫm hơn. Một số trường hợp, nung nhiệt làm thay đổi hoàn toàn màu sắc đá.
Nhuộm màu là phương pháp xử lý rất phổ biến. Tùy thuộc từng loại đá mà phương pháp này có thể tốt hoặc không tốt. Các sản phẩm đã nhuộm màu thường trông “không thật” và rất dễ nhận biết. Tuy nhiên màu sắc của chúng rất đẹp, giá thành rẻ, do đó thỏa mãn nhu cầu của cả người mua lẫn người bán.
Ngoài ra một phương pháp ít được chấp nhận hơn được nhiều người biết đến trong những năm gần đây là thêm thủy tinh chì vào.Thêm vào trong các khe nứt của Ruby bằng thủy tinh chì để tăng độ trong suốt.

Công dụng của đá Ruby

Công dụng của đá Ruby
Đeo đá Ruby có tác dụng gì đối với sức khỏe của con người
Người xưa quan niệm rằng, các loại đá quý tự nhiên được khai thác từ trong lòng đất sẽ có công dụng xua đuổi mọi bệnh tật ra khỏi cơ thể. Ruby cũng là một trong số đó, trang sức làm từ đá Ruby không chỉ tôn vinh vẻ đẹp của phụ nữ, nó còn có khả năng ngăn ngừa một số căn bệnh nặng và tạo cho cơ thể một nguồn năng lượng dồi dào.
Các nghiên cứu cho thấy, nguồn năng lượng dương tích lũy trong Ruby có thể giúp hỗ trợ điều trị một số căn bệnh về máu, xương khớp, ngăn ngừa những cơn động kinh, cải thiện chứng trầm uất, mất ngủ hay thậm chí là tâm thần phân liệt.
Đặc biệt, Đeo trang sức đá Ruby thường xuyên còn giúp giảm nguy cơ mắc một số bệnh liên quan đến tim, giải độc cơ thể, cải thiện chức năng hệ thần kinh giúp tăng cường trí nhớ và sức khỏe của con người.
Xét về mặt phong thủy đá Ruby có tác dụng gì đối với đời sống con người?
Theo quan niệm phong thủy, đá Ruby được coi là lá bùa hộ mệnh của chủ sở hữu. Nhiều người tin rằng, viên đá Ruby màu đỏ tự nhiên giống như máu chim bồ câu tượng trưng cho những giọt máu rỉ ra từ trái tim của người mẹ vĩ đại. Khi bạn sở hữu một viên ngọc Ruby nghĩa là bạn đã có được nhiều may mắn và hạnh phúc trong cuộc sống.
Giải đáp cho câu hỏi đá Ruby có tác dụng gì các chuyên gia phong thủy cho biết ở loại đá này còn ẩn chứa một nguồn năng lượng vô cùng mạnh mẽ. Đặt một viên đá dưới gối sẽ giúp bạn xua đuổi những cơn ác mộng triền miên, cải thiện giấc ngủ cũng như đời sống tình dục, vậy nên bạn nên tìm hiểu đá Ruby hợp mạng nào để chọn được trang sức hợp phong thủy nhất.
Ngoài ra, đá Ruby còn được xem là biểu tượng của tình yêu, sự nồng nàn và lãng mạn trong đời sống hôn nhân. Vì vậy, nếu nói kim cương là trang sức đính hôn thì nhẫn Ruby lại được coi là lễ vật kỷ niệm ngày cưới hoàn hảo nhất.
Các chuyên gia cũng khuyên bạn nên có cách chọn đá Ruby phù hợp với tuổi và mệnh của bạn để hài hòa âm dương, có nhiều may mắn và được hạnh phúc viên mãn. Đặc biệt Ruby là chất đá hợp đa mệnh nên bất cứ ai cũng có thể đeo được chất đá này.

Cách ước lượng giá của một viên đá

Cách ước lượng giá của một viên đá
Nhiều bạn hỏi tôi: “Đá ruby tự nhiên có giá bao nhiêu? có đắt không?”. Sau đây, tôi xin chia sẻ với các bạn cách để ước lượng giá của một viên đá ruby.

Xác định rõ loại đá

Điều đầu tiên bạn cần làm là xác định rõ xem nó là loại đá gì, để biết nó là loại đá đắt hay rẻ tiền. Trong bảng xếp hạng các loại đá quý có mặt tại Việt Nam. Được xếp hạng tỷ lệ thuận với độ cứng của chúng trong thang đo Mohs. Bảng xếp hạng đá quý như sau:
  • Kim cương – Độ cứng 10
  • Ruby – Độ cứng 9
  • Sapphire – Độ cứng 9
  • Spinel – Độ cứng 8
  • Topaz – Độ cứng 8
  • Tourmaline – Độ cứng 7,5
  • Các loại đá bán quý có độ cứng < 5 khác
Sau khi xác định được loại đá, ta sẽ xem đến màu sắc của viên đá đó. Mỗi loại đá có sẽ màu sắc chấm điểm khác nhau.
Ví dụ: Đá ruby màu đá đẹp nhất là màu “huyết bồ câu”, còn Sapphire thì màu đẹp nhất là màu “xanh hero”.

Ruby huyết bồ câu

Tùy vào mắt của mỗi người mà có thể nhìn nhận được màu sắc đẹp hay xấu. Tuy nhiên, định mức của thợ đá đẹp dựa vào màu kể như trên. Như viên đá Ruby ở trên, nó đã đạt được màu sắc tốt nhất, thì giá của nó cũng sẽ tương đối cao.

Hình khối của viên đá

Tiếp theo ta xét đến hình khối của viên đá đó. Về đá quý trang sức thì có rất nhiều hình khối mà người thợ dựa vào khối đá gốc để cắt ra viên đá đó. Tuy nhiên, một viên đá sẽ đẹp nhất khi nó tròn trịa, hoặc vuông đẹp (không méo mó). Đặc biệt, khối đáy của nó đủ để khi gặp ánh sáng, đá có thể phản chiếu màu sắc tốt hơn.

Độ tinh khiết của viên đá

Tiếp theo, ta xét đến độ tinh khiết của viên đá. Nói cách khác, chúng ta đi tìm các điểm lỗi của viên đá. Nếu là đá tự nhiên 100%, đá sẽ có lỗi tạp chất, cước, bọt, màu tạp. Thông thường, nếu đạt được các tiêu chí phía trên (màu sắc, hình khối đẹp) thì đá ruby đá rất đắt rồi.
Khi dùng đèn soi vào, mắt thường chúng ta có thể nhìn thấy những vệt trắng (hoặc đen) bên trong viên đá. Đó chính là các tạp chất tinh thể Rutil trong đá tự nhiên, càng xuất hiện nhiều đá càng giảm giá trị.

Tinh thể Rutil trong đá Ruby

Yếu tố cuối cùng tôi muốn các bạn xét đến là khối lượng của viên đá. Tất nhiên, khi viên đá đã đẹp mà lại còn to nữa thì giá của nó sẽ rất cao.
Để biết được trọng lượng của đá, người ta dùng cân tiểu ly điện tử. Đơn vị đo lường trọng lượng của đá quý là Carat (ct). Các máy cân này các bạn có thể dễ dàng mua được qua các cửa hàng, web TMĐT online trên thị trường.

Cách phân biệt Ruby thật – giả trên thị trường

Cách phân biệt Ruby thật – giả trên thị trường
Đối với Ruby xử lý nhiệt: Chẳng có cách nào cho người thường phân biệt, cách duy nhất là soi kính hiển vi, nhận biết nhờ tạp chất bị biến mất. Tuy nhiên việc phân biệt này cũng không quan trọng lắm, vì xử lý nhiệt rất bền, ít ảnh hưởng giá trị đá.
Đá giả Ruby: Một số loại đá thường bị nhầm với Ruby như Garnet, Tourmaline đỏ, Spinel … Đây cũng là những loại đá tự nhiên khá quý hiếm, giá trị cao. Nên đề nghị người bán làm kiểm định để nhận biết.
Ruby phủ thủy tinh: Đây là kiểu xử lý rất phổ biến vì giá thành rẻ. Ruby phủ thủy tinh có thể dễ dàng nhận biết bằng mắt thường. Lấy đèn pin điện thoại soi, nếu bên trong có bong bóng, các vết rạn không rõ nét, đá trong mờ thì đó là Ruby đã phủ thủy tinh. Cần lưu ý là Ruby phủ thủy tinh có giá rất rẻ so với Ruby sống và Ruby đốt có cùng chất lượng.
Ruby nhuộm ở Việt Nam không phổ biến lắm. Loại này chủ yếu có ở Ấn Độ. Màu nhuộm trông rất tươi, giống màu đỏ cờ. Những khe nứt thường có màu đậm hơn những chỗ khác, do có màu nhuộm len vào. Khi lấy Axeton (thuốc tẩy sơn móng tay) quệt qua sẽ thấy màu nhuộm dính ra tay.
Ruby nhân tạo: Hàng này trong vắt, đỏ đậm đẹp, không tỳ vết, nhìn cái là biết liền. Ruby tự nhiên nhìn chung không bao giờ đạt được chất lượng đó. Mà nếu có thì chắc cũng không ai đủ tiền mua.
Ruby giả: Có thể là thủy tinh, nhựa, thạch anh bắn màu … Loại này phân biệt tương tự Ruby nhân tạo.
Sử dụng xong đồ trang sức bằng Ruby nên cất luôn vào hộp và không nên để chung các đồ trang sức với nhau.

Cách bảo quản đá quý và trang sức đá quý bằng Ruby

Cách bảo quản đá quý và trang sức đá quý bằng Ruby
Trang sức làm bằng đá quý nên đeo sau cùng và tháo ra đầu tiên. Điều này đảm bảo rằng, một số hóa chất trong các sản phẩm mỹ phẩm không tạo các phản ứng hóa học làm hư hoặc làm biến đổi màu sắc của đá.
Tháo trang sức trước khi thay đồ, làm việc nội trợ hoặc trước khi đi ngủ. Không nên đeo trang sức khi tham gia các hoạt động mạnh. Bởi các loại đá quý có thể bị rơi rớt hoặc bị va đập làm biến đổi hình dáng thậm chí có thể làm vỡ đá.
Sử dụng xong đồ trang sức nên cất luôn vào hộp và không nên để chung các đồ trang sức với nhau.
Dùng một miếng vải mềm hoặc bàn chải mềm, cho thêm một chút sữa tắm hoặc dầu gội đầu và nước ấm, thực hiện chà nhẹ nhàng mặt viên đá nhằm làm sạch bụi bẩn và những vết bẩn bám trên bề mặt đá hoặc có thể dùng 1 miếng da thật để chùi đá rất nhanh và hiệu quả. Tuyệt đối không sử dụng bàn chải cứng bởi việc này sẽ đảm bảo mặt đá sẽ không bị xước.
Trên đây là những thông tin liên quan đến đá hồng ngọc – ruby do 350.org.vn đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Hy vọng rằng với những chia sẻ trên đây bạn sẽ có thêm nhiều thông tin hơn về đá hồng ngọc bạn nhé!

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *