Đá Lam ngọc (Sapphire) – Tổng quan về đá Sapphire

Ruby và Đá Lam ngọc (Sapphire) đã quá quen thuộc với giới ưa chuộng đồ trang sức ở Việt Nam, tuy nhiên những kiến thức về chúng thì không phải ai cũng có được và nhiều khi dẫn đến việc mất tiền mua những món hàng không đáng giá và ít có giá trị khi ứng dụng chọn làm đá phong thủy hộ mệnh. Bài viết Đá Lam ngọc (Sapphire) sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về loại đá quý có giá trị này, cùng theo dõi nhé!

saphia

Lịch sử hình thành và phát triển

Lịch sử hình thành và phát triển

Nguồn gốc về đá Sapphire

Sapphire ( phát âm: Saphia ) là viên đá tượng trưng cho những người sinh tháng 9, cung Xử Nữ. Cái tên Sapphire xuất phát từ tiếng Latin: Saphius và tiếng Greek: Shapeiros, cả hai đều có nghĩa là màu xanh.
Trong một vài ngôn ngữ khác, viên đá này có ý nghĩa là “Sao Thổ thân yêu”. Ngôi sao của thần Saturn, trong tín ngưỡng La Mã cổ đại, vị thần này cai quản vòng tuần hoàn sự sống và cái chết, sự sung túc và tự do. Thời đại do thần Saturn cai quản cũng là thời vàng son của sự thịnh vượng và hoà bình.

Sự phát triển của đá Sapphire trong lịch sự

Các vị vua thường chọn đeo Sapphire quanh cổ như một lá khiên bảo vệ mạnh mẽ khỏi những đố kỵ và thu hút sự ưu ái của các vị thần. Từ thế kỷ 12, Sapphire bắt đầu được dùng trong các giáo hội. Người Sinhalese tin rằng viên đá này sẽ mang lạị sức mạnh chống lại phù thuỷ. Vua Salomon vĩ đại cũng có một chiếc nhẫn Sapphire mà ngài luôn đeo trên tay. Chiếc nhẫn đính hôn của vị công nương quá cố Diana cũng là nhẫn Sapphire.
Nếu có dịp sang Mỹ, chắc chắn bạn nên ghé thăm Bảo tàng Lịch sử tự nhiên New York, nơi đang cất giữ viên Sapphire được cho là đắt giá bậc nhất thế giới, Ngôi sao Ấn Độ, nặng đến 563 carat.

Ý nghĩa của đá Sapphire

Sapphire đã có mặt từ lâu và được gắn liền với sự trong trắng, lòng ăn năn và đạo đức. Viên đá này đem lại cho chủ nhân sự khôn ngoan, kiến thức và sự hiểu biết về công lý. Bên cạnh đó, đá Sapphire cũng giúp người đeo tìm thấy sự thanh thản và khao khát sự chân thành, giữ tâm hồn luôn sáng trong cuộc sống đầy khó khăn, mỏi mệt. Với tình yêu, Sapphire là lời thề nguyền thuỷ chung, niềm tin và hy vọng trong một cuộc tình
Suốt hàng thế kỷ, Sapphire là biểu tượng của thiên đàng, bảo vệ những con chiên vô tôi, là người bạn của sự thật, sự trong trắng và sức khoẻ tốt. Viên đá quý mang lại niềm vui, sự thịnh vượng, bình an.

Có bao nhiêu loại đá Sapphire

Có bao nhiêu loại đá Sapphire
Như đã nói ở trên, Sapphire có nhiều màu sắc khác nhau, phổ biến nhất là màu đỏ – Ruby và màu xanh lam – Sapphire. Cả hai đều được đánh giá rất cao, chỉ đứng sau kim dương trên thang độ cứng Mohs, những tính chất này khiến Sapphire trở thành lựa chọn hoàn hảo cho chế tác trang sức. Sự phản chiếu trên những trang sức Sapphire mềm mại và mượt mà như tấm tơ tằm hảo hạng.
Sapphire xanh là phổ biến nhất trên thế giới, màu sắc naỳ là pha trộn giữa gam xanh da trời và tía, màu tím hoặc xanh lá cây.
Sapphire sao là loại sapphire mà khi chiếu sáng vào sẽ hiện ra hình ngôi sao sáu cánh, loại này cũng khá hiếm gặp, đây cũng là loại
Sapphire sở hữu sắc xanh thẫm nhất. Giá trị của nó sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như khối lượng màu sắc, hình dáng,
Sapphire đổi màu là loại Sapphire có thể thay đổi màu sắc khi chiếu sáng vào, dưới ánh sáng tự nhiên, sẽ có màu xanh da trời, nhưng dưới sắc đèn huỳnh quang thì lại chuyển sang tông tím. Một số loại Sapphire mang ánh hồng nhưng chiếu đèn lại biến thành màu xanh. Sapphire đổi màu thường được tìm thấy tại các mỏ ở châu Phi, vùng Tanzania.
Sapphire Padparadsha là loại có màu sắc được pha trộn giữa màu hồng và cam. Loại này được tìm thấy ở Sri Lanka, châu Phi và Việt Nam.
Sapphire hai màu cực kì hiếm, thường gặp nhất là màu vàng chuyển sang xanh lá hoặc xanh tím đến tím, khác biệt màu càng lớn thì gía trị càng cao.
Sapphire mắt mèo, loại đá này đặc biệt hay gặp trong các bộ phim hoặc truyện thần thoaị, loại đá này tạo hiệu ứng như mắt meò khi ở dưới ánh sáng.

Phân biệt các loại đá Sapphire

Phân biệt các loại đá Sapphire
Đại đa số Sapphire trên thị trường đều đã được xử lý nung nhiệt để tăng độ trong và làm màu sắc đậm hơn. Xử lý này rất bền vững và hầu như không ảnh hưởng tới giá trị viên đá.
Sapphire phủ thủy tinh được nung cùng với thủy tinh, để thủy tinh len vào các khe nứt, giảm rạn nứt, tăng độ bóng bề mặt. Loại này tương đối rẻ và độ bền kém.
Sapphire giả được làm từ nhựa, thủy tinh, thạch anh bắn màu. Những loại này thường có màu Royal Blue, trong vắt không tỳ vết. Nhìn chung khá dễ phân biệt bởi độ hoàn hảo bất thường, và giá thành quá rẻ so với Sapphire thật cùng chất lượng.
Thứ thường gây nhầm lẫn hơn cho khách hàng, đó là những loại đá có tính chất tương tự Sapphire:
– Royal Blue Sapphire: Rất dễ bị nhầm với Kyanite, Tanzanite, Iolite, Spinel xanh. Trong đó ngay cả mình cũng từng bị nhầm Kyanite là Sapphire mà không hề hay biết, cho tới khi đi kiểm định ở 2 trung tâm giám định mới vỡ lẽ.
– Sapphire vàng: Dễ nhầm với Beryl vàng, Citrine.
– Sapphire xanh lá: Dễ nhầm với Tourmaline, Peridot
Do Sapphire là đá quý giá trị cao, nên đừng ngại ngần đề nghị người bán cung cấp chứng thư giám định đá quý trước khi mua. Đa số người bán trung thực sẽ không e ngại vấn đề này.

Sự phân bố của đá Sapphire

Hiện nay ở trên thế giới đang tồn tại rất hiều các vùng mỏ, địa điểm khai thác đá đá Sapphire như ở Miến Điện, Sri Lanka, tại Thái Lan, Nam Phi, Campuchia, Bắc Mỹ, Pakistan,… thậm chí là ở Việt Nam.
Tại Việt nam, Sapphire xuất hiện ở vùng mỏ Quỳ Châu (tỉnh Nghệ An), Tân Hương, Lục Yên (tỉnh Yên Bái), hay tại Di Linh, Tiên Cô, Đá Bàn, Đak Nông…

Công cuộc khai thác đá Sapphire

Việc khai thác đá Sapphire tại các mỏ quặng có thể tiến hành bằng phương pháp sàng tay thô sơ hoặc là sử dụng phương tiện cơ giới hỗ trợ. Cách làm tiêu biểu nhất hiện nay đang áp dụng chính là:
– Đầu tiên sử dụng máy móc cơ giới là khoan đầu búa nhằm làm lỏng mô đất đá của khu vực khai thác.
– Sử dụng các xe kéo tay đơn giản và thô sơ để vận chuyển lớp đất đá này đi nơi khác.
– Một bộ phận máy móc công nghệ cao sẽ được đưa vào sử dụng, sàng lọc và tìm kiếm Shapphire. Cuối ngày làm việc, các thợ khai thác sẽ kiểm tra và thu hồi lại lượng Shapphire này.

Ứng dụng của đá Sapphire trong đời sống

Ứng dụng của đá Sapphire trong đời sống
Giúp người đeo trở nên bình tĩnh và tỉnh táo: Sapphire có khả năng tích tụ năng lượng và giải phóng nguồn năng lượng đó theo một hướng cố định, sẽ giúp người đeo nhìn nhận vấn đề một cách bình tĩnh và tỉnh táo, tránh đưa ra các quyết định sai  lầm.
Giúp tập trung công việc hiệu quả: hàm lượng Fe và Ti giúp cảm nhận được sức sống nội tại, hết ưu phiền, tập trung hơn trong công việc, hàm lượng Ti giúp con người ta trở nên vững vàng hơn, không bỏ cuộc khi gặp khó khăn.
Giảm căng thẳng, áp lực: đá Sapphire giúp bạn trở nên bình tĩnh, quyết đoán hơn, thấu đáo hơn.

Ứng dụng của đá Sapphire trong phong thủy

Ứng dụng của đá Sapphire trong phong thủy
Theo thuyết ngũ hành, đá Sapphire là bùa may mắn cho những người mệnh Mộc, mệnh Thủy. Những người tuổi Dần cũng đặc biệt phù hợp với viên đá hoàng gia này. Chiếu theo cung hoàng đạo, sapphire còn là viên đá của những người thuộc cung Xử Nữ (23/8-22/9) và cung Ma Kết ( 22/12-19/1). Theo đó, nếu thuộc các cung, mệnh và năm sinh trên, khi mang đá chủ nhân sẽ luôn gặp được may mắn và thịnh vượng trong đời sống.
Ngoài ra, ý nghĩa của đá saphie trong phong thủy còn là biểu tượng của tình yêu, hôn nhân bền vững, sự giàu có và lòng chung thủy. Chính vì thế, chúng thường được dùng làm trang sức đá phong thủy cho mùa cưới như một biểu hiện của một tình yêu vĩnh cửu và cuộc hôn nhân viên mãn nhất. Là món quà kỷ niệm 5 năm và 45 năm ngày cưới của các cặp vợ chồng.
– Một ý nghĩa khác của đá Sapphire là chúng có thể mang lại cảm giác êm đềm và tập trung tâm trí, giảm sự mệ mỏi, căng thẳng, giúp tinh thần thoải mái và loại bỏ được những suy nghĩ tiêu cực cho người đeo. Người ta tin rằng, mỗi khi cảm thấy bất an, chỉ cần nhìn vào viên đá Sapphire lấp lánh, bạn sẽ cảm nhận được sự trong sáng và thuần khiết. Từ đó giúp khai mở tâm trí, suy nghĩ được thông suốt, trở nên tích cực, lạc quan hơn, cơ thể nhờ thế cũng khỏe mạnh, phấn chấn hơn.
– Mang vẻ đẹp hoàn hảo, đá Sapphire được coi là biểu tượng của sự toàn vẹn, mang lại hiệu quả tối ưu. Chúng rất hữu ích trong việc giúp chủ nhân đưa ra những quyết định sáng suốt, công bằng và tích cực về những vấn đề liên quan đến pháp lý, công lý. Chính vì vậy, ngay từ xa xưa, trước khi đi ký kết các hiệp ước quan trọng, người ta thường mang theo một mảnh nhỏ của đá Sapphire để giúp đem đến sự minh mẫn và sáng suốt khi ký kết để tránh không bị lọc lừa hay thất bại.
– Đặc biệt, Sapphire cũng được coi là viên đá của tri thức, sự lãnh đạo sáng suốt và trung thực. Nó giúp kích thích tâm trí, khơi mở sự khôn ngoan cho những người làm công việc lãnh đạo, điều hành như các bộ trưởng, các nhà lãnh đạo, giám đốc công ty, doanh nhân…
– Viên đá này cũng là niềm hy vọng cho bất cứ ai cần đến sự giúp đỡ trong việc biến ý tưởng thành hiện thực. Chúng giúp các nhà báo, luật sư phán xét công tâm và sáng suốt hơn đồng thời luôn mang lại may lành và bình an cho thân chủ.

Tác dụng của Saphire trong y học

Đá Sapphire còn có tác dụng chữa bệnh đặc biệt. Nhiều người cho rằng loại đá này có năng lực cảm thụ, giúp giảm huyết áp, chống mất ngủ, đau lưng hiệu quả. Thậm chí người ra còn tin rằng Sapphire có khả năng chữa bệnh hen suyễn, tim mạch và ung thư. Viên đá quý này đặc biệt hữu hiệu trong việc điều trị bệnh phong và các loại u ác. Nước ngâm đá Sapphire còn hỗ trợ chữa các bệnh về mắt.
Sapphire còn mang một tên gọi vô cùng đặc biệt là “viên đá của nữ tu”. Bởi lẽ, chúng có khả năng giúp hộ thân và khiến chủ nhân luôn được tỉnh táo, không bị lợi dụng, xâm phạm. Những người huyết áp cao, thường nóng nảy và dễ bị kích động nên mang theo đá Sapphire bên mình, chúng sẽ giúp bạn cân bằng và bình tĩnh hơn.
Một số loại đá Sapphire còn có khả năng đem lại trí tuệ và tri thức, chúng giúp các nhà khoa học nhận được những tri thức từ các nền văn minh cổ đại khi đang mơ hoặc đang thiền.

Những người nên sử dụng đá sapphire

Những người nên sử dụng đá sapphire
Đây là một câu hỏi mà Vietgemstones nhận được khá nhiều. Đá sapphire thật sự phù hợp với những ai muốn tập trung tốt hơn trong công việc, giảm thiểu năng lượng xấu. Đối với  những ai chuẩn bị đi chơi xa hoặc có ý định chuyển công việc thì Lam Ngọc là một loại đá rất phù hợp.
Tuy nhiên, để tránh mất mát nguồn năng lượng bên trong đá trong quá trình đeo chúng ta có thể làm như sau:
Bảo quản trong tinh dầu khi không sử dụng. Rửa bằng nước muối loãng nhưng nếu đá Sapphire được gắn cùng kim loại như nhẫn, bông tai thì nên tránh tiếp xúc với muối vì có thể ảnh hưởng đến chất lượng của kim loại đi kèm nhé.
Trên đây là những thông tin liên qua đến đá lam ngọc do 350.org.vn đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Hy vọng rằng với những chia sẻ trên đây bạn có thể có thêm nhiều cách lựa chọn cũng như hiểu được công dụng của loại đá mà mình đang đeo nhé!

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *