Những thông tin cơ bản liên quan đến đá thủy tinh núi lửa – Obsidian

Thủy tinh núi lửa cũng là tên gọi của các vật chất chất nền trong các đá núi lửa ẩn tinh hoặc các loại đá mácma. Thủy tinh núi lửa cũng có thể là tên gọi của đá vỏ chai (obsidian), một loại thủy tinh rhyolit có hàm lượng silic điôxit cao. Và để tìm hiểu thêm những thông tin liên quan đến đá thủy tinh núi lửa hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây bạn nhé!

Đá Obsidian

Đá Obsidian là gì?

Đá Obsidian là gì?
Đá Obsidian còn gọi là đá thủy tinh núi lửa, được hình thành từ loại dung nham đã phun trào của núi lửa ở dạng của đá mac ma. Cấu trúc của đá Obsidian là trên 70% Silicon Dioxide (SiO2). Chúng ta sẽ gặp thường xuyên với loại đá Obsidian có màu đen và xám đen, một số loại có màu xanh lá, nâu, tím hay lam.

Nguồn gốc của đá Obsidian là gì?

Trước đây người ta biết đến đá Obsidian với  các nền văn hóa cổ đại trong thời kỳ đồ đá. Nó được dùng để làm các công cụ sắc bén hoặc làm đầu mũi tên. Loại này còn được mài bóng để làm gương.
Ở Trung Đông – Ubaid là Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay vào thế kỷ thứ 5 TCN người ta tìm thấy lưỡi dao từ Obsidian. Ngoài ra thì người Ai Cập cũng đã sử dụng loại đá này để làm các dụng cụ có lưỡi.

Sự hình thành đá Obsidian

Đá thủy tinh núi lửa còn có tên gọi khác là đá vỏ chai (Obsidian), một loai thủy tinh rhyolite có hàm lượng silic điôxit cao (chúng chiếm khoảng 65% đến 80%); được hình hành từ dung nham đã phun trào của núi lửa.
Đá obsidian có màu sậm và bề mặt bóng như thủy tinh và có thể trạm khắc chế tác thành nhiều sản phẩm mỹ nghệ được yêu thích. Được hình thành từ nham thạch khi núi lửa phun trào chính. Vì vậy có thể tìm thấy đá này ở bất cứ đâu nơi núi lửa hoạt động. Tại Việt nam đá này xuất hiện nhiều ở vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Tây Bắc. Trên thế giới thấy ở các nước Nam Mỹ,Mexico, Afghanistan, Nhật Bản,…
Đá obsidian hình thành và có giá trị nhất khi bị đóng băng tại các vùng tuyết khi phun trào. Năng lượng chưa kịp tỏa ra thì đã gặp băng lạnh và đông kết lại.
Đá thủy tinh núi lửa có độ cứng 5.5 với thành phần chính là SIO2.

Màu sắc Đá Obsidian

Đá thủy tinh núi lửa có các màu như đen, nâu, lục, lam, tím…, đôi khi có chấm lốm đốm màu trắng bên trong. Nhưng đặc trưng thường hay thấy nhất là màu đen. Đặc biệt Obsidian Snowflake có chấm với màu trắng trong đá như tuyết rất đẹp. Và loại giá trị nhất là Obsidian cầu vồng với ánh tím, ánh xanh. Đôi lúc có bảy màu xen lẫn những dãi vàng kim óng ánh.

Phân bố đá Obsidian

Phân bố đá Obsidian
Đá Obsidian được tìm thấy ở nhiều nơi có sự hoạt động của núi lửa phun trào dung nham như: Argentina, Armenia, Guatemala, Iceland, Ý, Nhật Bản, Kenya, México, Canada, Chile, Hy Lạp, El Salvador, New Zealand, Peru, Scotland và Hoa Kỳ.
Với các dòng Obsidian bị chôn vùi sau đó được phủ lên được tìm thấy ở miệng của các núi lửa như núi lửa Newberry và núi lửa Medicine Lake ở dãy Cascade thuộcTây Bắc Mỹ và nằm ở phía đông Inyo Craters của Sierra Nevada thuộc California.
Người ta cũng tìm thấy một sườn núi có thành phần obsidian ở khu vườn quốc gia Yellowstone nằm giữa Mammoth Hot Springs và Norris Geyser Basin.
Các mỏ Obsidian có thể được tìm thấy ở một số nơi khác của miền tây Hoa Kỳ như Arizona, Washington, Colorado, Texas, New Mexico, Utah, Oregon và Idaho. Ngoài ra Obsidian cũng được tìm thấy ở Virginia.
Ở Việt Nam loại đá này cũng được tìm thấy ở vùng Tây Bắc và Tây Nguyên.

Tính chất hóa học của Obsidian

Loại đá: Đá Thủy tinh núi lửa
Tên khoa học: Obsidian
Công thức hóa học: SiO2 – Silicon Dioxide chứa tạp chất
Thành phần hóa học: Trên 70% silica, silic, ôxy, nhôm, natri, và kali
Màu sắc: Đen, đen xám đến xánh lá, tím, lam, nâu, ánh vàng, cầu vồng
Độ cứng Mohs: 5 – 5.5
Trọng lượng riêng: ‎~ 2,5.

Tính chất vật lý

Loại đá Obsidian nhìn giống như khoáng vật nhưng lại không phải vì nhìn nó giống như thủy tinh và không kết tinh và có thành phần phức tạp nên không thể tạo nên một khoáng vật riêng biệt nào đó. Loại đá này không bền trên bề mặt trái đất, theo thời gian chúng sẽ bị phân hủy thành các tinh thể khoáng mịn. Loại đá này có hàm lượng nước thấp khi chưa bị phong hóa.
Đá Obsidian có màu tối nhưng có thể thay đổi tùy thuộc lượng tạp chất chứa trong đó
Loại đá này có màu tối nhưng có thể thay đổi tùy thuộc lượng tạp chất chứa trong đó. Hàm lương Magiê và Sắt sẽ làm cho Obsidian có màu lục sẫm và Obsidian là loại ít tìm được ở dạng không màu.

Ý nghĩa và công dụng của đá Obsidian là gì?

Ý nghĩa và công dụng của đá Obsidian là gì?
Nhiều người cũng thắc mắc không biết Obsidian có công dụng và ý nghĩa như thế nào. Vì thế trong phần này KingGems sẽ cùng bạn tìm hiểu về công dụng, ý nghĩa của đá Obsidian là gì?

Công dụng về y học, sức khỏe của đá Obsidian

Khi kết hợp đá thủy tinh núi lửa cùng tinh thể đá thạch anh, người ta thấy được những công dụng trong điều trị các vấn đề về tâm lý, tinh thần, giúp làm giảm áp lực, căng thẳng cũng như giúp đem đến sự thoải mái cho tinh thần.
Đặt Obsidian dưới gối sẽ giúp chủ nhân có giấc ngủ ngon hơn, sâu hơn và ít gặp phải ác mộng.
Người hay gặp phải những căn bệnh về hệ thần kinh như đau đầu, mệt mỏi sẽ cảm thấy dễ chịu hơn nhiều nhờ tác động tích cực của đá Obsidian.
Người ta cũng tìm thấy tác động tích cực của đá Obsidian đối với luân xa thứ 6 giúp chữa các bệnh về hệ tiêu hóa, dạ dày để cải thiện chức năng giúp ăn ngon, hấp thu tốt hơn.
Obsidian cũng giúp huyết áp được ổn định và củng cố, tăng cường hệ miễn dịch.
Người Ấn Độ dùng loại đá này để khử từ trường giúp giảm đi những nguy hại từ ô nhiễm môi trường, giúp làm sạch để cải thiện, bảo vệ sức khỏe tốt hơn.
Obsidian được chế tạo thành dao mổ vì lưỡi sắc bén hơn so với những loại thép, gang hay sắt, hợp kim. Các vết mổ bằng dao Obsidian sẽ đẹp hơn, giảm thiểu nguy hiểm hơn cho bệnh nhân.
Loại đá này cũng có tác dụng giảm đau hiệu quả, được dùng để chữa các bệnh liên quan đến khớp và cơ.

Ý nghĩa phong thủy của đá Obsidian

Ngoài công dụng về sức khỏe, đá Obsidian còn được biết đến với các ý nghĩa về phong thủy tâm linh như:
Obsidian được biết đến như một hòn đá hộ thân bảo vệ toàn vẹn. Loại đá này giúp tăng sức mạnh để bảo vệ chủ nhân khi gặp nguy hiểm. Nó thu hút những nguồn năng lượng tích cực và xua đuổi những nguồn năng lượng tiêu cực để bảo vệ chủ nhân khỏi tà ma.
Loại đá này nhờ nguồn năng lượng tốt mà giúp bảo vệ tâm trí, trấn an tinh tần để luôn bình tĩnh, tự tin và tỉnh táo. Từ đó giảm đi những áp lực và xua tan sự sợ hãi, rối loạn tâm trí hoặc tức giận vô cớ.
Obsidian giúp chủ nhân kiềm chế cảm xúc của mình một cách hiệu quả, giúp ngăn không cho con người rơi vào vòng tội lỗi, thích nghi được với môi trường nhưng không làm ảnh hưởng tới tính cách, phẩm chất tốt.
Obsidian cũng là loại đá giúp tăng cường sự tích cực đối với các mối quan hệ về tình cảm, đồng nghiệp, bạn bè, gia đình…
Nói chung Obsidian là viên đá hộ mệnh giúp đem đến những tác động tích cực cả về sức khỏe lẫn phong thủy. Vì thế bạn có thể lựa chọn viên đá này cho mình nhưng theo dõi tiếp xem nó có phù hợp hay không theo cung mệnh nhé.
+ Obsidian đen
Người Hindu cho rằng đá Obsidian có màu đen huyền bí thiên về tâm linh là lá bùa hộ mệnh giúp cho người đeo nhận thức được các khía cạnh còn yếu kém trong bản thân. Bên cạnh đó obsidian đen còn được ứng dụng rất tốt trong bộ môn thiền giúp khai mở các luân xa nhất định.
Obsidian có màu đen rất khó phân biệt, bề ngoài rất dễ nhầm lẫn với đá Thiên Thạch (Tektite). Để phân biệt được 2 loại đá này đòi hỏi phải có kinh nghiệm thực tế.
+ Obsidian xanh dương
 Tác động lên luân xa cổ họng giúp chữa một số bệnh  liên quan đến cổ họng, rối loạn mắt. Là viên đá rất tốt cho bói toán và tăng thần giao cách cảm
+ Obsidian xanh lá
Làm giảm căng thẳng, giảm bớt chứng mất ngủ, bảo vệ người sử dụng thoát khỏi những cơn ác mộng, tăng thêm sự lạc quan về cuộc sống
+ Obsidian xám vàng
Tăng cường tính kiên trì và kiên nhẫn ứng phó tốt trong cuộc sống

Những ai có thể sở hữu được đá Obsidian?

Những người có thể sử dụng được đá Obsidian là người có cung phi thuộc Hành Thủy và Hành Mộc. Bởi đặc trưng của Obsidian là
màu xám đen, đen nên đó là màu bản mệnh của hành Thủy và là màu tương sinh với người mệnh Mộc. Vì thế đeo sẽ tốt cho những người này.
Đá Obsidian phù hợp với mệnh Thủy và mệnh Mộc

Vậy phân biệt đá Obsidian như thế nào?

Hiện nay thị trường có nhiều nơi cung cấp đá giả để đánh lừa khách hàng. Với những người không có kinh nghiệm thì việc chọn phải hàng giả là rất dễ. Tuy nhiên việc nhận biết loại đá này cũng không khó vì hàng giả thường được làm từ nhựa hoặc mủ cao su.
Hàng giả thường sẽ rất nhẹ, đặc biệt là không có hiệu ứng quang học.
Tuy nhiên có loại được bơm thêm hiệu ứng quang học để tạo ánh bạc giả nhưng khi đeo 1 thời gian sẽ bị giảm dần hiệu ứng do màu quang học này sẽ bị bay hơi.Bạn chỉ cần chú ý đến hiệu ứng quang học và mức giá phù hợp để tránh mua phải hàng giả nhé.

Hướng dẫn sử dụng đá Obsidian – Thủy tinh núi lửa

Hướng dẫn sử dụng đá Obsidian – Thủy tinh núi lửa
Đá Obsidian có vô vàn công dụng với sức khỏe, tuy nhiên ta cũng không nên đéo vòng đá Obsidian suốt ngày. Khi làm việc nặng thì bỏ ra để tránh trầy xước đá hay tắm rửa thì cũng tháo ra, tránh để chất tẩy rửa làm mất độ bóng và từ trường của đá Obsidian
Một điều vô cùng quan trọng khi sử dụng vòng tay đá Obsidian là bạn cần tẩy uế cho nó định kì. Bởi đá Obsidian hút rất nhiều năng lượng tiêu cực xung quanh, bảo vệ thân chủ nên bản thân nó cũng cần tịnh hóa định kì. Có 2 cách rất đơn giản để tẩy uế: bạn có thể ngâm đá Obsidian trong dung dịch muối khoảng 24 giờ hoặc để đá Obsidian dưới vòi nước sạch khoảng 5 phút. Chỉ vậy thôi là bạn đã tẩy uế thành công và sạc lại năng lượng tốt cho vòng tay đá Obsidian rồi.
Trên đây là những thông tin liên quan đên đá thủy tinh núi lửa do 350.org.vn đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Hy vọng rằng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin hơn về loại đá quý này bạn nhé!

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *