Nguồn Gốc Và Ý Nghĩa Của Ngày Tết Trung Thu

Trung thu là tết đoàn viên, là nét văn hóa truyền thống của người Việt Nam bởi nó mang cho mình nguồn gốc cũng như ý nghĩa đầy thú vị. Những có lẽ không phải ai trong chúng ta cũng biết rõ về sự tích huyền bí cũng như phong tục của ngày Tết Trung Thu, chỉ biết vào ngày này trăng sáng nhất, tròn nhất và mọi người quây quần bên mâm cỗ. Vậy hãy cùng nhau lội ngược thời gian, quay trở về với dân gian và cùng nhau lý giải phong tục tết trung thu đầy ý nghĩa này nhé.

Nguồn gốc, ý nghĩa của Tết Trung thu

Khi nói tới Tết Trung thu, người Việt Nam vẫn thường nghĩ đây là ngày Tết có nguồn gốc từ Trung Hoa, sau đó trong quá trình lịch sử được du nhập vào Việt Nam. Chúng ta không thể phủ nhận rằng phong tục vui Tết Trung thu ở hai nước có nhiều điểm tương đồng, tuy nhiên, điển tích về Tết Trung thu ở nước ta và Trung Quốc có sự khác nhau.

tet trung thu 6
Trung Quốc

Ở Trung Quốc, phong tục Tết Trung thu bắt nguồn từ sự tích về nàng Dương Quý phi, sủng phi của Đường Huyền Tông. Do nhan sắc quá khuynh thành nên triều thần sợ vua vì quá say đắm bà mà bỏ bê triều chính. Họ đã ép vua ban tử cho sủng phi của mình.

Sau khi bà mất, vua nhớ thương bà da diết. Cảm động trước tình cảm này, các nàng tiên đã quyết định cho vua gặp lại Dương Quý phi vào đêm trăng sáng nhất của mùa thu. Về sau, vua chọn ngày Rằm tháng Tám để tưởng nhớ sủng phi của mình.

– Còn ở Việt Nam, theo nhiều tài liệu ghi lại, Tết Trung thu là ngày mà vua Lý muốn tạ ơn thần Rồng đã mang mưa tới cho mùa màng bội thu, dân chúng được ấm no, hạnh phúc.

Nhìn chung, điển tích về ngày Tết Trung thu ở Việt Nam và Trung Quốc tuy không giống nhau nhưng cho tới ngày nay, Tết Trung thu được biết đến như một ngày Tết của tình thân, của sự yêu thương và sum vầy. Vào ngày này, mọi người sẽ trao nhau những món quà, ở bên gia đình và tổ chức những buổi tiệc nhỏ ấm cúng. Các em thiếu nhi sẽ được rước đèn, phá cỗ và được tặng quà.

Trung thu ở Việt Nam và các nước châu Á có gì khác biệt?

Tuy cùng là một ngày Tết Trung thu nhưng mỗi nền văn hóa lại có những phong tục khác nhau. Cùng khám phá xem phong tục vui Tết Trung thu tại một số nước láng giềng ở châu Á nhé:

Trung Quốc

Vào thời Đường Huyền Tông, Tết Trung Thu chỉ được gọi với tên đơn giản là Tết ngắm trăng. Tuy nhiên, ngày nay, Tết Trung thu ở Trung Quốc đã trở thành biểu tượng cho sự đoàn viên. Vào ngày này, người ta sẽ tặng cho nhau những chiếc bánh Trung thu đẹp đẽ, bắt mắt, và cùng quây quần bên những người thân của mình, tận hưởng không khí ấm cúng.

tet trung thu 1
Trung Quốc

Tết Trung thu là dịp trẻ em được xem các tiết mục rước đèn, múa lân,… Bên cạnh đó còn có những hoạt động đặc sắc và ý nghĩa khác như: tế trăng, thả đèn hoa đăng, thưởng rượu, giải câu đố,…

Nhật Bản

Ngày Trung thu ở Nhật Bản còn được gọi là ngày Zyuyoga, gắn với phong tục cổ truyền “Otsukimi” (tạm hiểu là ngắm trăng vào ngày rằm giữa mùa thu). Vào ngày này, người dân đất nước mặt trời mọc thường tổ chức lễ hội nhằm tôn vinh mặt trăng trong mùa thu.

tet trung thu 2
Nhật Bản

Loại bánh người ta thường làm trong lễ hội này có tên là Dango (làm từ bột gạo, được nướng lên và phủ lên mặt vỏ một lớp đường mật). Bánh này thường được dùng khi thưởng trà.

Trẻ em ở Nhật vào ngày này sẽ được tặng một chiếc lồng đèn cá chép, với mong muốn bé lớn lên sẽ dũng cảm và can đảm.

Hàn Quốc

Ở Hàn Quốc, ngày Rằm tháng Tám âm lịch được biết đến với cái tên “Tết Chuseok” (Lễ Tạ ơn). Vào ngày này, những người con xa xứ sẽ quay trở lại mái ấm gia đình để hưởng niềm vui đoàn viên, tạ ơn tổ tiên, cầu cho mùa màng bội thu và cuộc sống no đủ.

tet trung thu 3
Hàn Quốc

Theo truyền thống, cả gia đình sẽ cùng nhau làm và thưởng thức món bánh songpyeon (bánh gạo có hình trăng lưỡi liềm với ý nghĩa trăng khuyết nào đến đúng chu kỳ cũng sẽ lại tròn), rượu dongdongju hay rượu sindoju.

Thái Lan

“Lễ cầu trăng” của người Thái Lan là một dịp để tất cả các thành viên trong gia đình tạm gác những bận rộn của cuộc sống để cùng nhau thành tâm khấn cầu trước bàn thờ Quan Thế Âm Bồ Tát và Bát Tiên, cầu nguyện cho những điều tốt đẹp nhất đến với bản thân và gia đình.

tet trung thu 4
Thái Lan

Vào dịp lễ này, người Thái sẽ cúng bánh Trung thu hình quả đào để cầu sự ban phước và điều tốt lành. Ngoài bánh Trung Thu quả đào, người Thái còn ăn bưởi – loại quả tượng trưng cho sự viên mãn, sum vầy và ngọt ngào.

Triều Tiên

Vào ngày “Thu tịch tiết” (lễ hội đêm thu), người dân Triều Tiên sẽ thăm mộ tổ tiên, cúng bái, sau đó sẽ cùng nhau ngắm trăng, chơi kéo co, hát múa,… Những cô gái sẽ mặc bộ trang phục đẹp nhất của họ để tham gia lễ hội. Món bánh muffin (bánh nướng xốp hình bán nguyệt với lớp bột gạo bao phủ bên ngoài còn bên trong là nhân mứt, táo, đậu,…) là món ăn biểu tượng của ngày Thu tịch tiết tại Triều Tiên.

Việt Nam

Ở Việt Nam, Tết Trung thu thường được biết đến với một tên gọi phổ biến là Tết Thiếu nhi. Vào ngày này, các em sẽ được nhận những món quà xinh xắn, được xem múa Lân, được cùng các bạn rước đèn lồng và được phá cỗ.

tet trung thu 5
Việt Nam

Tuy nhiên, nếu chỉ nói Tết Trung thu là Tết Thiếu nhi thì quả thật vẫn còn nhiều thiếu sót. Tại Việt Nam, Tết Trung thu cũng chính là ngày Tết Đoàn viên, Tết của sự sum vầy. Người ta dành cho nhau những món quà ý nghĩa và cùng thưởng thức ánh trăng, tâm sự về những điều trong cuộc sống bên mâm cỗ, bánh Trung thu và những tách trà tỏa hương thơm nhẹ nhàng.

Ý nghĩa ngày Tết Trung thu

Trải qua hàng ngàn năm, con người luôn cho rằng có mối liên hện giữa cuộc đời và vầng trăng. Trăng tròn và trăng khuyết, niềm vui nỗi buồn, sự đoàn tụ, sum họp hay chia tay. Cũng từ đó trăng tròn là biểu tượng của sum họp và Tết trung thu cũng được gọi là Tết đoàn viên.

Trong ngày vui này, theo phong tục người Việt, tất cả các thành viên trong gia đình đều mong muốn quây quần bên nhau cùng làm cỗ cúng gia tiên.

Khi đêm xuống, mặt đất ngập tràn ánh trăng vàng, xóm làng cùng nhau tụ họp uống nước chè xanh, ăn bánh, ngắm trăng và bày hoa quả, bánh kẹo cho trẻ em vui chơi, rước đèn, múa Lân, trông trăng, phá cỗ…

Ngoài ý nghĩa vui chơi cho trẻ em và người lớn, Tết Trung thu còn là dịp để người ta ngắm trăng tiên đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia. Nếu trăng thu màu vàng thì năm đó sẽ trúng mùa tằm tơ, nếu trăng thu màu xanh hay lục thì năm đó sẽ có thiên tai, và nếu trăng thu màu cam trong sáng thì đất nước sẽ thịnh trị.

Lý giải phong tục tết trung thu về múa Lân

tet trung thu 9
Lý giải phong tục tết trung thu về múa Lân

Tết trung thu đường phố nhộn nhịp tiếng trống cùng những điệu múa Lân. Người Trung Quốc múa lân vào dịp tết Nguyên Đán còn người Việt lại múa Lân vào dịp tết trung thu. Thường múa Lân sẽ được tổ chức vào đêm 14 và đêm 15. Đội múa Lân gồm có một người đội chiếc đầu lân và chỉ huy cả đội múa những điệu bộ của con vật này theo nhịp trống. Con Lân tượng trưng cho điềm lành vì vậy múa Lân đêm trung thu là ước mong cho những điềm lành đến với mọi nhà.

Lý giải phong tục cắt bánh trung thu

tet trung thu 8
Lý giải phong tục cắt bánh trung thu

Dường như bánh trung thu đã trở thành một thức bánh chỉ có vào dịp tết trung thu và không thể thiếu của mọi nhà. Được làm từ bột mì nhân hạt sen và bột đường, bánh trung thu biểu tượng cho sự đoàn tụ và hòa thuận của gia đình.

Thường bánh trung thu sẽ được cắt bằng với đúng số thành viên trong gia đình. Miếng bánh càng đều thì gia đình càng hạnh phúc hòa thuận.

Trên đây là những thông tin liên quan đến sự kiện Ngày Tết Trung Thu do 350.org.vn đã tổng hợp được. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ có thêm những thông tin cần thiết về Nguồn Gốc Và Ý Nghĩa Của Ngày Tết Trung Thu và đừng quên theo dõi chúng tôi để cập nhật những tin tức hay và bổ ích mỗi ngày nhé!

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *