Bản đồ Châu Âu – Những đặc điểm về địa lý Châu Âu

Châu Âu là một bán đảo hay còn gọi là tiểu lục địa, mang đặc trưng của nền văn hóa phương Tây với những kiến trúc được coi là tuyệt tác trên thế giới. Châu Âu là nơi mà biết bao nhiêu người mơ ước được đi tới, được thưởng thức ngắm nhìn những tác phẩm có giá trị cho đời. Châu Âu là một trong những châu lục rộng lớn, hình thành nên phần cực tây của đại lục Á – Âu. Để cụ thể hơn và hiểu rõ hơn về châu Âu, các bạn hãy mua cho mình một tấm bản đồ Châu Âu giúp các bạn định hình và hiểu rõ hơn vị trí châu Âu trên bản đồ thế giới. Và hãy tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi về bản đồ châu Âu.

Vị trí địa lý của Châu Âu trên bản đồ thế giới

Phía bắc châu Âu tiếp liền với Bắc Băng Dương, phía Tây liền kề với Đại Tây Dương, phía Nam liền kề với Địa Trung Hải và biển Đen, riêng phía Đông thì ranh giới không cụ thể.

chau au 1
Vị trí địa lý của Châu Âu trên bản đồ thế giới

Từ bản đồ thế giới chúng ta có thể thấy châu Âu tiếp giáp với châu Á, hình thành nên phần cực tây của đại lục Á – Âu. Dãy Ural của quốc gia Nga là đường ranh giới giữa châu Âu và châu Á. Đường ranh giới giữa châu Âu và châu Á được kéo dài tới phía Nam xuống rất nhiều con sông và cuối cùng dẫn tới eo biển Darnanelles.

Ngoài ra từ bản đồ thế giới chúng ta cũng thấy được châu Âu liền kề với châu Phi, chính vì vậy châu Âu cũng bị ảnh hưởng số lượng tương đối dân số là người da đen, một số quốc gia bị ảnh hưởng màu da như Pháp, Ý, Tây Ban Nha.

Vị trí địa lý của Châu Âu

Về mặt địa lý, châu Âu nằm trong đại lục rộng hơn là lục địa Âu Á. Ranh giới của lục địa châu Âu với châu Á bắt đầu từ dãy Ural ở Nga phía đông, đến đông nam thì không thống nhất, có thể coi là sông Ural hoặc sông Emba. Từ đó ranh giới này kéo đến biển Caspia, sau đó đến sông Kuma và Manych hoặc dãy Kavkaz, rồi kéo đến Biển Đen; eo biển Bosporus, biển Marmara, và eo biển Dardanelles chấm dứt ranh giới với châu Á. Biển Địa Trung Hải ở phía nam phân cách châu Âu với châu Phi. Ranh giới phía tây là Đại Tây Dương, tuy thế Iceland, nằm cách xa hẳn so với điểm gần nhất của châu Âu với châu Phi và châu Á, cũng nằm trong châu Âu. Hiện tại việc xác định trung tâm địa lý châu Âu vẫn còn trong vòng tranh luận.

Trên thực tế, biên giới của châu Âu thông thường được xác định dựa trên các yếu tố chính trị, kinh tế, và văn hóa. Do vậy mà kích thước cũng như số lượng các nước của châu Âu sẽ khác nhau tùy theo định nghĩa. Hầu hết các nước trong châu Âu là thành viên của Hội đồng châu Âu, ngoại trừ Belarus, và Tòa Thánh (Thành Vatican).

Khái niệm lục địa châu Âu không thống nhất. Vì châu Âu không được bao bọc toàn bộ bởi biển cả nên nhiều người coi nó chỉ là bán đảo của lục địa Âu Á. Trong quá khứ, khái niệm lãnh thổ Kitô giáo được coi là quan trọng hơn cả đối với châu Âu.

Châu Âu được chia làm 4 khu vực: Bắc Âu, Nam Âu, Tây Âu, Đông Âu.

Trên thực tế, châu Âu ngày càng được dùng là cách gọi tắt để chỉ Liên minh châu Âu (LMCÂ) và các 25 thành viên hiện tại của nó. Một số nước châu Âu đang xin làm thành viên, số khác dự kiến cũng sẽ tiến hành thương lượng trong tương lai.

Địa hình của Châu Âu

Về mặt địa hình, châu Âu là nhóm các bán đảo kết nối với nhau. 2 bán đảo lớn nhất là châu Âu “lục địa” và bán đảo Scandinavia ở phía bắc, cách nhau bởi Biển Baltic. Ba bán đảo nhỏ hơn là (Iberia, Ý và bán đảo Balkan) trải từ phía nam lục địa tới Địa Trung Hải, biển tách châu Âu với châu Phi. Về phía đông, châu Âu lục địa trải rộng trông như miệng phễu tới tận biên giới với châu Á là dãy Ural.

Bề mặt địa hình trong châu Âu khác nhau rất nhiều ngay trong một phạm vi tương đối nhỏ. Các khu vực phía nam địa hình chủ yếu là đồi núi, trong khi về phía bắc thì địa thế thấp dần từ các dãy Alps, Pyrene và Karpati, qua các vùng đồi, rồi đến các đồng bằng rộng, thấp phía bắc, và khá rộng phía đông. Vùng đất thấp rộng lớn này được gọi là Đồng bằng Lớn Âu Châu, và tâm của nó nằm tại Đồng bằng Bắc Đức. Một vùng đất cao hình vòng cung nằm ở biên giới biển phía tây bắc, bắt đầu từ quần đảo Anh phía tây và dọc theo trục cắt fjord có nhiều núi của Na Uy.

Mô tả này đã được giản lược hóa. Các tiểu vùng như Iberia và Ý có tính chất phức tạp riêng như chính châu Âu lục địa, nơi mà địa hình có nhiều cao nguyên, thung lũng sông và các lưu vực đã làm cho miêu tả địa hình chung phức tạp hơn. Iceland và quần đảo Anh là các trường hợp đặc biệt. Iceland là một vùng đất riêng ở vùng biển phía bắc được coi như nằm trong châu Âu, trong khi quần đảo Anh là vùng đất cao từng nối với lục địa cho đến khi địa hình đáy biển biến đổi đã tách chúng ra.

Do địa hình châu Âu có thể có một số tổng quát hóa nhất định nên cũng không ngạc nhiên lắm khi biết là trong lịch sử, vùng đất này là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc tách biệt trên các vùng đất tách biệt mà ít có pha trộn.

Khí hậu của Châu Âu

Mùa xuân ở Châu Âu

Mùa xuân ở Châu Âu bắt đầu từ khoảng tháng 2 cho đến tháng 4. Vào thời gian này ở một số nước ở phía đông Bắc Âu và phía bắc Đông Âu là thời điểm tuyết bắt đầu tan, trời vẫn còn khá lạnh và có mưa nhiều. Bạn không nên đến những khu vực này vào mùa xuân vì thời tiết lúc này khá khó chịu và ẩm ướt.

Thay vào đó bạn có thể lựa chọn các nước sát biển ở hoặc phía Nam và Tây Âu (như: Hà Lan, Pháp, Bỉ, Na Uy…) có thời tiết ấm và ít mưa hơn. Ở các nước này vào mùa xuân cũng là thời điểm có nhiều hoa nở nhất.

Mùa hè ở Châu Âu

Mùa hè ở Châu Âu bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 7, tháng 8. Màu hè là thời điểm vô cùng thích hợp để đi du lịch Châu Âu. Lúc này thời tiết Châu Âu nóng hơn nhưng vẫn vô cùng mát mẻ, đêm ngắn, ngày dài nên bạn sẽ có nhiều thời gian hơn để đi tham quan vui chơi ở ngoài trời. Vào thời gian này các bạn có thể tham quan hầu hết các nước ở các khu vực khác nhau ở Châu Âu như: Pháp, Luxembourg, Ý, Bỉ, Đức, Hà Lan, Thụy Sỹ, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hy Lạp…

Mùa thu ở Châu Âu

Mùa thu là thời gian lãng mạn nhất ở Châu Âu. Tháng 9, tháng 10, tháng 11 là thời điểm cả Châu Âu khoác lên mình chiếc áo vàng rực rỡ của mùa cây thay lá. Thời tiết ở Châu Âu lúc này vô cùng dễ chịu, những con đường tràn ngập nắng vàng, lá vàng sẽ khiến bất kì ai cũng phải mê mẩn. Các nước ở Bắc Âu như Đan Mạch, Thủy Điển, Phần Lan, Na Uy hay Séc, Hungary, Slovakia, Pháp, Đức, Áo… là những nước rất thích hợp để đi du lịch khi mùa thu đến ở Châu Âu.

Mùa đông ở Châu Âu

Màu đông Châu Âu thường bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau, thời tiết lúc này khá lạnh. Đặc biệt là ở các nước Bắc Âu và phía Bắc Đông Âu có tuyết rơi dày và nhiều. Nếu muốn ngắm tuyết hay trượt tuyết thì đây sẽ là thời điểm lý tưởng dành cho các bạn, đây cũng là thời điểm bạn có thể đón không khí giáng sinh và năm mới nhộn nhịp, đông vui tràn ngập khắp nơi. Lapland ở Phần Lan – nơi được coi là quê hương của ông già Noel luôn là điểm đến đến hấp dẫn trong mùa đông Châu Âu. Ngoài ra bạn cũng có thể đến Séc, Áo, Đan Mạch, Thủy Điển…

Dân số của Châu Âu

Đa số người châu Âu định cư ở đây trước hoặc trong thời kỳ Băng hà cuối cùng cách đây khoảng 10.000 năm. Người Neanderthal và người hiện đại sống chung với nhau ít vào một giai đoạn nào đó của thời kỳ này. Việc xây dựng các con đường La Mã đã pha trộn các giống người châu Âu bản địa.

Từ thời xa xưa, con người ở đây có sự phát triển vượt bậc, biết chế tạo cũng như phát minh nhiều thứ để phục vụ cho đời sống. Khi sang thế kỷ XX, số dân châu Âu là hơn 600 triệu người, nhưng hiện nay số dân đang vào giai đoạn giảm dần vì các nhân tố xã hội khác nhau.

Trong năm 2016, dân số của châu Âu ước tính là 741 triệu người theo Triển vọng Dân số Thế giới, chỉ bằng 1/9 dân số toàn cầu. 1 thế kỷ trước, dân số châu Âu chiếm gần 1/4 dân số thế giới. Dân số châu Âu đã tăng trưởng nhanh trong thế kỷ qua, nhưng ở các khu vực khác trên thế giới (đặc biệt là châu Phi và châu Á) dân số đã tăng nhanh hơn rất nhiều . Trong số các châu lục, châu Âu có mật độ dân số tương đối cao, chỉ đứng sau châu Á. Monaco là nước có mật độ dân số cao nhất thế giới.

Châu Âu là nơi có số lượng người nhập cư nhiều nhất trên toàn cầu với 70,6 triệu người, báo cáo của IOM cho biết .

Kinh tế của Châu Âu

chau au 2
Kinh tế Châu Âu

Kinh tế châu Âu là nền kinh tế của hơn 710 triệu người sống trong 48 quốc gia khác nhau ở châu Âu. Giống như các lục địa khác, tài sản của các quốc gia châu Âu không đều nhau, mặc dù theo GDP và điều kiện sống, số người nghèo nhất vẫn có mức sống cao hơn nhiều so với những người nghèo ở các lục địa khác. Sự khác nhau về tài sản của các quốc gia có thể nhìn thấy rõ nét giữa các nước Đông Âu và Tây Âu. Trong khi các quốc gia Tây Âu có GDP và mức sống cao, nhiều nền kinh tế Đông Âu vẫn bị ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng của Liên Xô và Yugoslavia trước đây. Thuật ngữ châu Âu ở đây không chỉ các nước ở chỉ ở châu Âu mà còn tính cho một số nước mặc dù về mặt địa lý thuộc châu Á, hoặc một phần thuộc châu Á, nhưng tính chất địa chính trị và kinh tế, văn hóa thuộc châu Âu như Azerbaijan và Cyprus…

Nền kinh tế lớn nhất châu Âu là Đức, có GDP danh nghĩa đứng thứ 4 toàn cầu, và đứng thứ 5 nếu tính theo sức mua tương đương; nền kinh tế đứng thứ 2 là Vương quốc Anh, xếp thứ 5 toàn cầu theo GDP danh nghĩa và xếp thứ 6 theo sức mua tương đương. Liên minh châu Âu, giống như một quốc gia riêng rẽ, có nền kinh tế lớn nhất thế giới (theo xác định của IMF và WB – 2005) hoặc đứng thứ 2 trên thế giới (theo CIA World Factbook – 2006)– xem Danh sách quốc gia theo GDP (PPP).

Các nước Bắc Âu có mức sống cao, nhờ khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế đạt hiệu quả. Nguồn thủy điện dồi dào và rẻ là điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp.

Hành chính Châu Âu

ban do 15
Biểu đồ Hành chính Châu Âu

Hội đồng châu Âu (European Council):

Liên minh châu Âu (the European Union, gọi tắt là EU) hiện bao gồm 27 nước thành viên: Pháp, Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan, Lúc-xăm-bua, Anh, Ai Len, Đan Mạch, Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Áo, Thụy Điển, Phần Lan, Séc, Hung-ga-ri, Ba Lan, Slô-va-kia, Slô-ve-nia, Lít-va, Lát-vi-a, Exờ-tô-nia, Man-ta, Síp, Bun-ga-ri và Ru-ma-ni.

– Hội đồng châu Âu là cơ quan quyền lực cao nhất của EU gồm lãnh đạo 27 nước thành viên, Chủ tịch Hội đồng châu Âu và Chủ tịch EC. Hội đồng đưa ra định hướng và ưu tiên chính trị cho cả khối, cùng với Nghị viện châu Âu thông qua các đạo luật của EU và ngân sách chung của Liên minh. Các quyết định của Hội đồng châu Âu chủ yếu được thông qua theo hình thức đồng thuận.

– Chủ tịch Hội đồng châu Âu (President of the European Council) có nhiệm kỳ 2,5 năm (tối đa 2 nhiệm kỳ).

Hội đồng Bộ trưởng (tên gọi sau Hiệp ước Lisbon của Council of the European Union hoặc Council of Ministers hoặc The Council):

– Hội đồng Bộ trưởng gồm đại diện (thường ở cấp Bộ trưởng) của các quốc gia thành viên là cơ quan đưa ra định hướng chính sách trong các lĩnh vực cụ thể và khuyến nghị EC xây dựng các đạo luật chung.

– Ngoài Hội đồng Ngoại trưởng do Đại diện cấp cao về Chính sách đối ngoại và An ninh chung của EU làm Chủ tịch, Chủ tịch Hội đồng các Bộ trưởng khác do nước Chủ tịch luân phiên đảm nhiệm.

Nghị viện châu Âu (European Parliament – EP):

Nghị viện châu Âu có chức năng chính là cùng Hội đồng Bộ trưởng ban hành luật pháp; giám sát các cơ quan của Liên minh châu Âu, đặc biệt là Ủy ban châu Âu. Nghị viện có quyền thông qua hoặc bãi miễn các chức vụ ủy viên Ủy ban châu Âu; cùng Hội đồng Bộ trưởng có thẩm quyền đối với ngân sách, đối với việc chi tiêu của Liên minh. Từ năm 1979, các Nghị sĩ của Nghị viện EU được bầu cử trực tiếp, nhiệm kỳ 5 năm. Lần bầu cử mới đây vào tháng 6/2009. Trong Nghị viện các Nghị sĩ phân chia theo nhóm chính trị khác nhau mà không theo Quốc tịch.

Ủy ban châu Âu (European Commission – EC)

– Ủy ban châu Âu là cơ quan hành pháp của khối. EC hoạt động độc lập, có chức năng xây dựng, kiến nghị các đạo luật của EU, thực thi, áp dụng và giám sát việc triển khai các hiệp ước và điều luật của EU, sử dụng ngân sách chung để thực hiện các chính sách chung của cả khối theo quy định.

– Chủ tịch Ủy ban do Chính phủ các nước thành viên nhất trí đề cử. EC có 26 ủy viên và 01 Chủ tịch từ 27 nước thành viên, các ủy viên được bổ nhiệm trên cơ sở thỏa thuận giữa các nước thành viên và được Nghị viện phê chuẩn, nhiệm kỳ 5 năm.

Trên đây là những thông tin liên quan đến bản đồ Châu Âu cũng như những đặc điểm về tự nhiên, dân số, khí hậu, hành chính,..của Châu Âu do 350.org.vn đã tổng hợp. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ có thêm những kiến thức mới về bản đồ của Châu Âu cũng như biết được những đặc điểm cơ bản về châu lục này.

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *