Bản đồ Đà Lạt – Những thông tin cần biết liên quan đến bản đồ Đà Lạt

Thành phố Đà Lạt là tỉnh lỵ của tỉnh Lâm Đồng, nằm trên cao nguyên Lâm Viên, thuộc vùng Tây Nguyên, Việt Nam. Từ xa xưa, vùng đất này vốn là địa bàn cư trú của những cư dân người Lạch, người Chil và người Srê thuộc dân tộc Cơ Ho. Và để hiểu thêm về vùng đất nơi đây xin mời các bạn đến với bài viết giới thiệu về bản đồ Đà Lạt, cùng theo dõi nhé!

Vị tri địa lý Đà Lạt

ban do da lat
Bản đồ Vị tri địa lý Đà Lạt

Thành phố Đà Lạt rộng 394,64 km², nằm trên cao nguyên Lâm Viên, nơi có độ cao khoảng 1.500 mét so với mực nước biển. Thành phố có tọa độ địa lý 11°48′36″ đến 12°01′07″ vĩ độ bắc và 108°19′23″ đến 108°36′27″ kinh độ đông.

Dân số Đà Lạt năm 2018 là 406.105 người. Đây là đô thị miền núi đông dân đứng thứ hai cả nước, chỉ sau thành phố Buôn Ma Thuột.

Địa giới hành chính thành phố:

Phía đông và đông nam giáp huyện Đơn Dương
Phía tây giáp huyện Lâm Hà
Phía nam giáp huyện Đức Trọng
Phía bắc giáp huyện Lạc Dương.

Địa hình Đà Lạt

ban do da lat 1
Bản đồ Địa hình Đà Lạt

Địa hình Đà Lạt được phân thành hai dạng rõ rệt: địa hình núi và địa hình bình nguyên trên núi. Địa hình núi phân bố xung quanh vùng cao nguyên trung tâm thành phố. Các dãy núi cao khoảng 1.700 mét tạo thành một vành đai chắn gió che cho khu vực lòng chảo trung tâm.Từ thành phố nhìn về hướng bắc, dãy Lang Biang như một tường thành theo hướng đông bắc – tây nam, kéo dài từ suối Đạ Sar đến hồ Dankia. Hai đỉnh cao nhất của dãy núi này có độ cao 2.167 mét và 2.064 mét. Án ngữ phía đông và đông nam Đà Lạt là hai dãy Bi Doup và Cho Proline. Về phía nam, địa hình núi chuyển tiếp sang bậc địa hình thấp hơn, đặc trưng là khu vực đèo Prenn với các dãy núi cao xen kẽ những thung lũng sâu. Trung tâm Đà Lạt như một lòng chảo hình bầu dục dọc theo hướng bắc – nam với chiều dài khoảng 18 km, chiều rộng khoảng 12 km. Những dãy đồi đỉnh tròn ở đây có độ cao tương đối đồng đều nhau, sườn thoải về hướng hồ Xuân Hương và dần cao về phía các vùng núi bao quanh. Nơi cao nhất trong trung tâm thành phố là dinh Nguyễn Hữu Hào trong Bảo tàng Lâm Đồng với độ cao 1.532 mét, còn điểm thấp nhất là thung lũng Nguyễn Tri Phương, độ cao 1.398 mét.

Trên địa phận thành phố Đà Lạt, xen giữa vùng đồi thấp trung tâm thành phố và các dãy núi bao quanh, có thể thấy hơn 20 dòng suối có chiều dài trên 4 km, thuộc các hệ thống suối Cam Ly, Đa Tam và hệ thống sông Đa Nhim. Đây đều là những con suối đầu nguồn thuộc lưu vực sông Đồng Nai, trong đó hơn một nửa là các con suối cạn, chỉ chảy vào mùa mưa và cạn kiệt vào mùa khô.Suối Cam Ly dài 64,1 km, bắt nguồn từ huyện Lạc Dương, chảy theo hướng bắc – nam và đổ vào hồ Xuân Hương. Đây chính là hệ thống suối lớn nhất Đà Lạt, có vai trò quan trọng trong việc tạo cảnh quan cho khu vực đô thị trung tâm. Đà Lạt còn nổi tiếng là thành phố của hồ và thác với khoảng 16 hồ lớn nhỏ phân bố rải rác, phần nhiều là các hồ nhân tạo. Hồ Xuân Hương nằm ở trung tâm thành phố, rộng khoảng 38 ha, được tạo lập năm 1919 trong quá trình xây dựng Đà Lạt. Trước năm 1986, hồ Xuân Hương cùng hồ Chiến Thắng và hồ Than Thở là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho thành phố. Ngày nay, nguồn nước sinh hoạt được dẫn về từ hồ Dankia thuộc huyện Lạc Dương, cách Đà Lạt khoảng 17 km.

Khí hậu Đà Lạt

ban do da lat 3
Bản đồ Khí hậu Đà Lạt

Do nằm ở độ cao 1.500 mét và được các dãy núi cùng quần hệ thực vật rừng, đặc biệt là rừng thông bao quanh, nên đối lập với khí hậu nhiệt đới gió mùa của miền trung và khí hậu nhiệt đới xavan ở miền nam, thành phố Đà Lạt có một khí hậu miền núi ôn hòa dịu mát quanh năm.

Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới xavan, Đà Lạt có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 10. Còn mùa khô kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau. Vào mùa khô, Đà Lạt chịu ảnh hưởng của khối không khí biển Đông, mang lại thời tiết nắng ấm, ít mây, không mưa, nhiệt độ hạ thấp về ban đêm và biên độ nhiệt lớn. Trong những tháng mùa mưa, gió mùa đông bắc hầu như không còn ảnh hưởng đến Đà Lạt, thay thế bởi khối không khí xích đạo từ phía nam tràn lên phía bắc. Gió mùa tây nam mang lại nguồn ẩm chủ yếu cho những trận mưa lớn và những đợt mưa kéo dài nhiều ngày. Mặc dù vậy, do ảnh hưởng của khối không khí nhiệt đới Thái Bình Dương, trong mùa mưa vẫn có những thời kỳ thời tiết tạnh ráo.

Nhiệt độ trung bình tháng ở Đà Lạt luôn dưới 20°C, ngay cả trong những tháng nóng nhất. Tuy vậy, Đà Lạt cũng không phải là nơi có nhiệt độ trung bình tháng thấp nếu so với các tỉnh thành phố miền bắc có khí hậu cận nhiệt đới. Trong những tháng mùa đông, nhiệt độ trung bình tháng vẫn trên 15°C. Theo số liệu thống kê từ năm 1964 tới năm 1998, nhiệt độ trung bình năm ở Đà Lạt là 17,9°C, trong đó năm 1973 có nhiệt độ trung bình cao nhất lên đến 18,5°C, còn năm 1967 nhiệt độ trung bình xuống thấp nhất, 17,4°C. Nếu so sánh với Sa Pa, thị trấn nghỉ dưỡng ở miền Bắc ở độ cao 1.581 mét so với mặt biển và nằm trong vùng cận nhiệt đới, thì nhiệt độ trung bình năm ở Đà Lạt cao hơn 2,6°C. Vào tháng 12 thời điểm cuối năm, Đà Lạt hạ nhiệt vào ban đêm từ 6°C đến 8°C thậm chí xuống 4°C. Buổi sáng vào mùa đông, Đà Lạt có mưa phùn và trời ít khi có nắng. và nếu xét riêng các tháng mùa đông thì nhiệt độ trung bình của Đà Lạt cao hơn Sapa đến 7°C (tuy nhiên về mùa hè Sapa thường ấm hơn khoảng 2°C đến 3°C so với Đà Lạt không đáng kể).

Biên độ nhiệt độ ngày đêm ở Đà Lạt rất lớn, trung bình năm đạt 11°C, cao nhất trong những tháng mùa khô, lên tới 13 – 14°C, và thấp nhất trong những tháng mùa mưa, chỉ khoảng 6 – 7°C. Ngược lại, biên độ nhiệt trung bình giữa các tháng trong năm lại nhỏ, tháng ấm nhất và tháng lạnh nhất cũng chỉ chênh lệch 3,5°C. Độ dài ngày trong các mùa ở Đà Lạt không có sự chênh lệch lớn, trung bình khoảng từ 11 đến ít hơn 12 giờ vào mùa đông và trên 12 giờ vào mùa hè. Tổng số giờ nắng trong năm ở đây tương đối cao, khoảng 2.236 giờ một năm, tập trung chủ yếu vào các tháng 12, 1, 2 và 3 của mùa khô. Tổng lượng bức xạ thu nhập ở Đà Lạt khoảng 140 kCalo/cm²/năm, nhiều nhất vào tháng 4 và ít nhất vào tháng 8. Nếu so với các vùng lân cận, lượng bức xạ Mặt Trời của Đà Lạt không cao, nhưng đây là nguồn năng lượng chủ yếu cho các quá trình trao đổi nhiệt, mang lại nền nhiệt độ thấp và tương đối ôn hòa.

Mùa mưa ở Đà Lạt thường bắt đầu vào cuối tháng 4, đầu tháng 5 và kết thúc vào khoảng cuối tháng 10, đầu tháng 11. Tuy hàng năm, thời điểm bắt đầu và kết thúc của mùa mưa có thể thay đổi, nhưng mùa mưa ở đây thường kéo dài khoảng hơn 6 tháng. Trung bình, một năm Đà Lạt có 160 ngày mưa với lượng mưa 1.768 mm, tập trung nhiều nhất vào ba tháng 7, 9 và 10, ba tháng có sự hoạt động mạnh của trường gió mùa tây nam. Nếu lấy trung bình từ tháng 5 tới tháng 10, tổng lượng mưa trong mùa mưa ở Đà Lạt chiếm đến gần 80% lượng mưa của cả năm. So với vùng đồng bằng, Đà Lạt có số ngày mưa trong năm nhiều hơn, nhưng lượng mưa lại thấp hơn. Ở Đà Lạt còn có một hiện tượng thời tiết đáng chú ý khác là sương mù, trung hình 80 đến 85 ngày trong một năm, nhưng xuất hiện nhiều nhất vào khoảng thời gian từ tháng 2 tới tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 10. Phổ biến hơn cả là loại sương mù bức xạ được hình thành khi mặt đất bị lạnh đi nhiều do bức xạ vào lúc trời quang, lặng gió. Sương mù dày ít xảy ra hơn, thường gặp vào tháng 9 và tháng 10, trung bình mỗi tháng có tới 4 đến 5 ngày sương mù dày.

Dân số Đà Lạt

Dân số Đà Lạt đã tăng lên đáng kể từ 1.500 người vào năm 1923 lên 11.500 người năm 1939. Những năm Chiến tranh thế giới thứ hai, nhiều người Pháp không thể trở về nghỉ ở quê hương và Đà Lạt trở thành điểm đến của họ. Thành phố tiếp tục được mở rộng và dân số tăng lên nhanh chóng, từ 13.000 người năm 1940 lên 25.500 người vào năm 1944.

Dân số thành phố gia tăng điều hòa trong thập niên 1960, nhưng giảm sút trong thập niên 1970, khi chiến tranh Việt Nam bước vào giai đoạn căng thẳng.Khoảng thời gian đầu sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, nhiều người phục vụ trong quân đội, chính quyền Việt Nam Cộng hòa trở về quê quán khiến dân số Đà Lạt giảm xuống, nhưng sau đó được bổ sung bởi các di dân mới từ miền Bắc và miền Trung. Cuối thế kỷ 20, địa giới hành chính Đà Lạt được mở rộng, dân số thành phố tăng lên mạnh mẽ và có sự gia tăng dân số cơ học đáng kể. Năm 2011, Đà Lạt có dân số 211.696 người, chiếm 17,4% dân số của tỉnh Lâm Đồng, mật độ 536 người/km².

Hành chính Đà Lạt

ban do da lat 2
Bản đồ Hành chính Đà Lạt

Về hành chính, thành phố Đà Lạt được chia thành 12 phường và 4 xã trực thuộc. Ủy ban nhân dân thành phố nằm tại số 3 đường Trần Hưng Đạo, đối diện Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng và không xa trụ sở Hội đồng nhân dân thành phố. Nhiệm kỳ 2011–2016, người giữ chức vụ Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Lạt là ông Võ Ngọc Hiệp.[33] Thành ủy Đà Lạt có trụ sở tại 31 đường Đinh Tiên Hoàng, Phường 2. Bí thư Thành ủy nhiệm kỳ 2010–2015 là ông Đoàn Văn Việt, cũng là người giữ cương vị Chủ tịch Hội đồng nhân dân Đà Lạt nhiệm kỳ 2011–2016.[33]

Danh sách các đơn vị hành chính trực thuộc thành phố Đà Lạt
Tên Diện tích (km²) Dân số (người)[34]
Phường (12)
Phường 1 1,76 9.520
Phường 2 1,26 19.072
Phường 3 27,24 17.062
Phường 4 29,10 21.427
Phường 5 34,74 13.938
Phường 6 1,68 16.955
Phường 7 34,22 14.721
Phường 8 17,84 26.369
Tên Diện tích (km²) Dân số (người)[34]
Phường 9 4,70 16.792
Phường 10 13,79 15.382
Phường 11 16,44 9.243
Phường 12 12,30 7.905
Xã (4)
Tà Nung 45,82 3.981
Trạm Hành 55,38 4.646
Xuân Thọ 62,47 6.253
Xuân Trường 35,64 6.035

Kinh tế Đà Lạt

Đà Lạt có một nền kinh tế thiên về các lĩnh vực du lịch, dịch vụ và nông nghiệp. Vào năm 2007, các ngành du lịch và dịch vụ chiếm đến 70% tổng sản phẩm nội địa của thành phố. Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế của Đà Lạt năm 2011 đạt 2.047,400 tỷ đồng, tương đương với Bảo Lộc, thành phố thứ hai của Lâm Đồng. Trong lĩnh vực công nghiệp, thu hút nhiều lao động nhất là các ngành công nghiệp chế biến. Một số sản phẩm của Đà Lạt như rượu vang, trà Atisô hay mứt trái cây từ lâu đã được biết đến rộng rãi. Nhờ điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng thích hợp, Đà Lạt còn là vùng đất trồng nhiều chè và cà phê, cũng là hai sản phẩm quan trọng trong lĩnh vực công nghiệp chế biến của thành phố. Một nghề mới phát triển trong những năm cuối thế kỷ 20 tại Đà Lạt là nghề thêu, nổi bật hơn cả là những sản phẩm tranh thêu của Công ty XQ Đà Lạt. Trong thành phố, còn có thể thấy sự hiện diện của các công ty in ấn, may mặc, dệt, chế biến tinh dầu, sản xuất lâm sản… Năm 2011, thành phố Đà Lạt có tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 17%, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 42,7 triệu đô la Mỹ và thu nhập bình quân đầu người khoảng 26,6 triệu đồng.

Tài nguyên thiên nhiên Đà Lạt

ban do da lat 4
Bản đồ Tài nguyên thiên nhiên Đà Lạt

Lâm Đồng có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng. Một số loại khoáng sản có trữ lượng lớn và chất lượng tốt đủ điều kiện để khai thác ở qui mô công nghiệp.
Nguồn nguyên liệu nông lâm sản phong phú về chủng loại, có thể tổ chức sản xuất thành những vùng chuyên canh về qui mô lớn phục vụ cho công nghiệp chế biến. Hệ thống sông, suối, hồ, đập… có tiềm năng lớn để phát triển các dự án thủy điện từ qui mô nhỏ đến qui mô lớn, đủ khả năng đáp ứng nguồn năng lượng điện tại chỗ.
Nhiều công trình hạ tầng đã và đang hoàn thành như sân bay Liên Khương, cao tốc Dầu Giây – Đà Lạt, các Khu công nghiệp… có khả năng đáp ứng nhu cầu đầu tư, phát triển kinh tế xã hội.

a. Nguyên liệu nông sản

Tài nguyên đất đai của Lâm Đồng rất thích hợp để phát triển các loại cây công nghiệp dài ngày như chè, càphê, dâu tằm … và rau hoa. Lâm Đồng đã hình thành nhiều vùng chuyên canh tập trung và là thị trường tiềm năng về nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm. Lâm Đồng đứng đầu cả nước về sản xuất chè, rau hoa chất lượng cao; đứng thứ 2 cả nước về sản xuất càphê; chiếm tỷ trọng đáng kể về các sản phẩm như dâu tằm tơ, hạt điều, bò thịt sữa, mía đường, dược liệu… Một số nguồn nguyên liệu chính như sau:

Cà phê: Là một trong những loại cây công nghiệp dài ngày có thế mạnh phát triển của địa phương. Diện tích càphê ổn định lâu dài đạt khoảng 120.000ha, đặc biệt là giống càphê Arabica tại Đà Lạt, Lâm Hà và Đức Trọng là loại có chất lượng cao.

Chè: Với điều kiện thuận lợi về khí hậu và thổ nhưỡng, cây chè ở Lâm Đồng phát triển mạnh mẽ từ hơn 70 năm qua. Đến nay, Lâm Đồng có diện tích chè lớn nhất nước (chiếm 30%diện tích chè cả nước) và có năng suất cao hơn hẳn năng suất trung bình toàn quốc. Diện tích chè toàn Tỉnh đạt 25.447ha, có khả năng phát triển lên đến 28.000ha. Lâm Đồng cũng thích hợp để trồng các loại giống chè quý, chất lượng cao của Đài Loan, Trung Quốc, Nhật Bản …

Dâu tằm: khí hậu của Lâm Đồng thích hợp cho việc nuôi tằm lưỡng hệ quanh năm. Diện tích ổn định lâu dài đạt khoảng 8 – 10 ngàn ha, sản lượng dâu khoảng 100 – 120 ngàn tấn, sản lượng kén tằm đạt khoảng 6,5 – 8 ngàn tấn, phân bố chủ yếu ở các huyệb Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên, Bảo Lâm, Bảo Lộc, Đơn Dương, Lâm Hà, Đức Trọng.

Điều: Diện tích điều toàn Tỉnh đạt 7.300ha và có khả năng phát triển lên 8.300ha. Hàng năm Lâm Đồng có thể thu hoạch khoảng 2.300tấn nhân.

Ngành công nghiệp chế biến sữa cũng là một tiềm năng lớn của Tỉnh. Phấn đấu đến năm 2010, toàn Tỉnh có khoảng 6.000 con bò sữa với sản lượng sữa tươi khoảng 12.420 tấn.

b. Lâm sản

Lâm Đồng có 617.815ha rừng với độ che phủ 63% diện tích toàn Tỉnh, trong đó có 355.357ha rừng gỗ, 80.446 rừng tre nứa, 27.326 rừng trồng … Do mưa nhiều, khí hậu ẩm ướt và đất đai phù hợp nên các loài tre, nứa, lồ ô có tốc độ tái sinh rất nhanh sau khi khai thác. Rừng Lâm Đồng mang nhiều nét điển hình của thảm thực vật Việt Nam, rất đa dạng, có trên 400 loại gỗ khác nhau, trong đó có một số loại gỗ quý như pơmu xanh, cẩm lai, gõ thông 2 lá, 3 lá … và nhiều loại lâm sản khác.

c. Khoáng sản:

Lâm Đồng là vùng đất có nhiều loại khoáng sản với trữ lượng lớn chưa được khai thác. Theo thống kê toàn Tỉnh có 25 loại khoáng sản, trong đó Bauxite, Bentonite, Kaolin, Diatomite và tham bùn có khả năng khai thác ở quy mô công nghiệp. Nổi bật nhất là quặng Bauxite với trữ lượng hơn 1tỷ tấn, chất lượng quặng khá tốt. 38 điểm quặng vàng (chủ yếu là vàng sa khoáng), 7 điểm quặng saphia, 32 điểm mỏ thiếc sa khoáng với trữ lượng hàng chục ngàn tấn, 19 mỏ sét gạch ngói, … và các loại khoáng sản khác như caolanh (12 mỏ), Diatomite, Bentonite, đá granite, than bùn. Ngoài ra Lâm Đồng còn có một số mỏ nước khoáng tại các huyện Lạc Dương, Đức Trọng, Cát Tiên và Đạ Huoai.

d. Tiểu thủ công nghiệp

Cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến, sản phẩm tiểu thủ công nghiệp của Lâm Đồng, nhất là các sản phẩm phục vụ du lịch, cũng ngày càng phát triển mạnh mẽ và là một trong những thế mạnh của địa phương trên cơ sở thừa hưởng nét truyền thống, nguồn nguyên liệu dồi dào cộng với thế mạnh về tay nghề của người lao động. Các sản phẩm bao gồm: mây tre đan, thêu lụa, dệt thổ cẩm, hoa khô, đan len, chạm khắc, cưa lộng, gỗ mỹ nghệ, hàng lưu niệm… Hiện nay, Tỉnh đã có chủ trương khôi phục và phát triển sản xuất các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp, xây dựng làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch.

e. Thủy điện

Lâm Đồng là Tỉnh có nguồn thủy năng dồi dào, hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu điện năng của cả Tỉnh. Tại Lâm Đồng hiện có nhà máy thủy điện Đa Nhim (công suất 160MW), thủy điện Suối Vàng (công suất 4,1MW), thủy điện Hàm Thuận – Đa Mi (công suất 475MW), thủy điện Đồng Nai 3 – Đồng Nai 4 (công suất 510MW) đang chuẩn bị khởi công vào cuối năm 2004 và thủy điện Đại Ninh đang được thi công (công suất 300MW).
Hiện nay toàn Tỉnh có 63 điểm có khả năng phát triển thủy điện do Viện Khoa Học Thủy Lợi khảo sát quy hoạch trong giai đoạn 1 trong đó có có 15 công trình thủy điện đã có chủ trương đầu tư và đang xin chủ trương đầu tư.

Trên đây là những thông tin liên quan đến bản đồ Đà Lạt do 350.org.vn đã tỏng hợp và chia sẻ đến các bạn. Hy vọng qua bài viết dưới đây bạn sẽ có thêm nhiều thông tin cần tiết liên quan đến bản đồ Đà Lạt nhé!

Related Posts

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *