Bản đồ Nhật Bản – Khám phá những điều thú vị qua Nhật Bản thu nhỏ

Nhật Bản là một đảo quốc bao gồm một quần đảo địa tầng trải dọc tây Thái Bình Dương ở Đông Bắc Á, với các đảo chính bao gồm Honshu, Kyushu, Shikoku và Hokkaido. Các đảo Nhật Bản là một phần của dải núi ngầm trải dài từ Đông Nam Á tới Alaska. Nhật Bản có bờ biển dài 37.000 km, có đá lớn và nhiều vịnh nhỏ nhưng rất tốt và đẹp. Đồi núi chiếm 72% diện tích tự nhiên cả nước, trong đó không ít núi là núi lửa, có một số đỉnh núi cao trên 3000 mét, hơn 532 ngọn núi cao hơn 2000 mét. Ngọn núi cao nhất là núi Phú Sĩ (Fujisan 富士山) cao 3776 mét. Giữa các núi là các cao nguyên và bồn địa. Nhật Bản có nhiều thác nước, suối, sông và hồ. Đặc biệt, ở Nhật Bản có rất nhiều suối nước nóng, là nơi hàng triệu người Nhật thường tới để nghỉ ngơi và chữa bệnh.

Và để hiểu thêm về đất nước Nhật Bản thì sau đây chúng tôi xin mời các bạn khám phá bản đồ Nhật Bản thông qua bài viết này nhé!

Vị trí địa lý của Nhật Bản

nhat ban
Vị trí địa lý của Nhật Bản

Nhật Bản nằm ở phía Đông của châu Á, phía Tây của Thái Bình Dương, do bốn quần đảo độc lập hợp thành. Bốn quần đảo đó là: quần đảo Kuril (Nhật Bản gọi là quần đảo Chishima), quần đảo Nhật Bản, quần đảo Ryukyu, và quần đảo Izu-Ogasawara. Những quốc gia và lãnh thổ lân cận ở vùng biển Nhật Bản là Nga, Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc; ở vùng biển Đông Hải là Trung Quốc, Đài Loan; đi xa hơn về phía Nam là Philippines và quần đảo Bắc Mariana.

Vì là một đảo quốc, nên xung quanh Nhật Bản toàn là biển. Nhật Bản không tiếp giáp quốc gia hay lãnh thổ nào trên đất liền. Tuy nhiên, bán đảo Triều Tiên và bán đảo Sakhalin (Nhật Bản gọi là Karafuto) chỉ cách các đảo chính của Nhật Bản vài chục km.

Xét theo kinh độ và vĩ độ, các điểm cực của Nhật Bản như sau:

Điểm cực Đông: 24°16′59″B 153°59′11″Đ.
Điểm cực Tây: 24°26′58″B 122°56′1″Đ.
Điểm cực Bắc: 45°33′21″B 148°45′14″Đ.
Điểm cực Nam: 20°25′31″B 136°04′11″Đ.
Trên biển, Nhật Bản có vùng đặc quyền kinh tế với đường viền danh nghĩa cách bờ biển 200 hải lý, song trên thực tế ở các vùng biển Nhật Bản và biển Đông Hải thì phạm vi hẹp hơn nhiều do đây là các biển chung. Tương tự, vùng lãnh hải của Nhật Bản không phải hoàn toàn có đường viền cách bờ biển 12 hải lý. Đường bờ biển của Nhật Bản có tổng chiều dài là 33.889 km.

Địa hình của Nhật Bản

nhat ban 1
Địa hình của Nhật Bản

Địa hình núi chiếm 73% diện tích tự nhiên của Nhật Bản. Giữa các núi có những bồn địa nhỏ, các cao nguyên và cụm cao nguyên. Số lượng sông suối nhiều, nhưng độ dài của sông không lớn. Ven biển có những bình nguyên nhỏ hẹp là nơi tập trung dân cư và các cơ sở kinh tế nhất là phía bờ Thái Bình Dương.

Điểm cao nhất ở Nhật Bản là đỉnh núi Phú Sĩ, cao tuyệt đối 3776m. Điểm thấp nhất ở Nhật Bản là một hầm khai thác than đá ở Hachinohe, -135m.

Núi non

Nhật Bản có nhiều dãy núi lớn, nổi tiếng nhất là ba dãy núi thuộc Alps Nhật Bản. Các dãy núi phần nhiều là từ đáy biển đội lên và có hình cánh cung. Núi cao trên 3000m ở Nhật Bản có đến hơn một chục ngọn. Trên Alps Nhật Bản tập trung khá nhiều đỉnh có độ cao trên 2500m. Số núi lửa đang hoạt động có khoảng gần 200.

Một số núi sau ở Nhật Bản cao từ 3000 hoặc hơn. Đó là các đỉnh núi:

Núi Phú Sĩ (tiếng Nhật: 富士山, độ cao tuyệt đối: 3776m)
Kitadake (北岳, 3193m)
Hotakadake (穂高岳, 3190m)
Ainodake (間ノ岳, 3189m)
Yarigatadake (槍ヶ岳, 3180)
Akaishidake (赤石岳, 3120m)
Núi Ontake (御嶽山, 3067m)
Shiomidake (塩見岳, Đỉnh phía Đông 3047m, Đỉnh phía Tây 3052m)
Arakawadake (荒川岳, 3141m)
Shenjougatake (仙丈ヶ岳, 3033m)
Notoridake (農鳥岳, 3026m)
Norikuradake (乗鞍岳, 3026m)
Tateyama (立山, 3015m)
Hijiridake (聖岳, 3013m)

Bình nguyên

Nhật Bản có gần 60 bình nguyên nằm ở ven biển (đồng bằng ven biển), nơi có sông đổ ra. Tổng diện tích các bình nguyên bằng khoảng 20% diện tích cả nước. Các bình nguyên nhìn chung đều hẹp. Bình nguyên lớn nhất là bình nguyên Kanto.

Bồn địa và cao nguyên

Nhật Bản có trên 60 bồn địa- những vùng đất trũng giữa các núi, và khoảng gần 40 cao nguyên và cụm cao nguyên (những cao nguyên liền kề nhau).

Khí hậu của Nhật Bản

nhat ban 2
Khí hậu của Nhật Bản

Nhật Bản là quốc gia với hơn ba nghìn đảo trải dài dọc biển Thái Bình Dương của Châu Á. Các đảo chính chạy từ Bắc tới Nam bao gồm Hokkaidō, Honshū (đảo chính), Shikoku và Kyūshū. Quần đảo Ryukyu, bao gồm Okinawa, là một chuỗi các hòn đảo phía nam Kyūshū. Cùng với nhau, nó thường được biết đến với tên gọi “Quần đảo Nhật Bản”.

Khoảng 70%-80% diện tích Nhật Bản là núi, loại hình địa lý không hợp cho nông nghiệp, công nghiệp và cư trú. Có điều này là do độ cao dốc so với mặt nước biển, khí hậu và hiểm họa lở đất gây ra bởi những cơn động đất, đất mềm và mưa nặng. Điều này đã dẫn đến một nền mật độ dân số rất cao tại các vùng có thể sinh sống được, chủ yếu nằm ở các vùng eo biển. Nhật Bản là quốc gia có mật độ dân số lớn thứ 30 trên thế giới.

Vị trí nằm trên vành đai núi lửa Thái Bình Dương, nằm ở điểm nối của ba vùng kiến tạo địa chất đã khiến Nhật Bản thường xuyên phải chịu các dư trấn động đất nhẹ cũng như các hoạt động của núi lửa. Các cơn động đất có sức tàn phá, thường dẫn đến sóng thần, diễn ra vài lần trong một thế kỷ. Những cơn động đất lớn gần đây nhất là động đất Chūetsu năm 2004 và đại động đất Hanshin năm 1995. Vì các hoạt động núi lửa diễn ra thường xuyên nên quốc gia này có vô số suối nước nóng và các suối này đã và đang được phát triển thành các khu nghỉ dưỡng.

Khí hậu Nhật Bản phần lớn là kiểu khí hậu ôn đới đều có tuyết rơi vào mùa đông,nhưng biến đổi rõ rệt từ Bắc vào Nam. Đặc điểm địa lý Nhật Bản có thể phân chia thành 6 vùng khí hậu chủ yếu:

Hokkaidō: vùng cực bắc có khí hậu ôn đới lạnh với mùa đông dài và rất lạnh, mùa hè mát mẻ. Lượng mưa không dày đặc, nhưng các đảo thường xuyên bị ngập bởi những đống tuyết lớn vào mùa đông.
Biển Nhật Bản: trên bờ biển phía tây đảo Honshū’, gió Tây Bắc vào thời điểm mùa đông mang theo tuyết nặng. Vào mùa hè, vùng này mát mẻ hơn vùng Thái Bình Dương dù đôi khi cũng trải qua những đợt thời tiết rất nóng bức do hiện tượng gió Phơn về mùa hè.
Cao nguyên trung tâm: một kiểu khí hậu đất liền điển hình, với sự khác biệt lớn về khí hậu giữa mùa hè và mùa đông, giữa ngày và đêm. Lượng mưa nhẹ.
Biển nội địa Seto: các ngọn núi của vùng Chūgoku và Shikoku chắn cho vùng khỏi các cơn bão gió mùa, mang đến khí hậu ấm áp ẩm ướt mùa hè và tuyết rơi vào mùa đông.
Biển Thái Bình Dương: bờ biển phía đông có mùa đông lạnh tuyết rơi nhẹ, mùa hè thì nóng và ẩm ướt do gió mùa Tây Nam.
Quần đảo Tây Nam: quần đảo Ryukyu có khí hậu cận nhiệt đới, với mùa đông mát khô hanh và mùa hè nóng ẩm, song vùng này hiếm khi có tuyết xảy ra. Lượng mưa trong năm cao, đặc biệt là vào mùa mưa. Bão ở mức khá cao.
Nhiệt độ nóng nhất đo được ở Nhật Bản là 40,9 °C – đo được vào 16 tháng 8 năm 2007. Thấp nhất là -37,5 °C

Mùa mưa chính bắt đầu từ đầu tháng 5 tại Okinawa; trên phần lớn đảo Honshū, mùa mưa bắt đầu từ trước giữa tháng 6 và kéo dài 6 tuần. Vào cuối hè và đầu thu, các cơn bão thường mang theo mưa nặng.

Nhật Bản là quê hương của chín loại sinh thái rừng, phản ánh khí hậu và địa lý của các hòn đảo. Nó trải dài từ những rừng mưa nhiệt đới, á nhiệt đới trên quần đảo Ryukyu và Bonin tới các rừng hỗn hợp và rừng ôn đới lá rụng trên các vùng khí hậu ôn hòa của các đảo chính, tới rừng ôn đới lá kim, rừng taiga vào mùa đông lạnh trên các phần phía bắc các đảo.

Thủy văn của Nhật Bản

nhat ban 3
Bản đồ Nhật Bản

Xung quanh Nhật Bản là một loạt các biển thông nhau. Phía Đông và phía Nam là Thái Bình Dương. Phía Tây Bắc là biển Nhật Bản. Phía Tây là biển Đông Hải. Phía Đông Bắc là biển Okhotsk. Vùng biển xung quanh các quần đảo Izu, Ogasawara, Nansei của Nhật Bản chính là biển Philippines theo cách gọi của thế giới, song các văn kiện của chính phủ Nhật Bản vẫn chỉ gọi đó là Thái Bình Dương. Vùng biển nằm giữa Honshu và Shikoku gọi là biển Seito Naikai.

Từ phía Nam, Nhật Bản có hải lưu Kuroshio chảy qua. Từ phía Bắc xuống có hải lưu Oyashio.

Nhật Bản có bờ biển dài với nhiều loại địa hình. Bờ biển Sanriku, Shima, Wakasa, Seto Naikai, Tây Kyushu nhiều chỗ ăn sâu vào đất liền và có nhiều cửa sông. Trong khi đó bờ biển Hokkaido, Shimokitahonto, Kashimanada, Enshunada, và bờ biển Nhật Bản lại ít thay đổi, có nhiều bãi cát và cồn cát.

Dân số của Nhật Bản

nhat ban 4
Bảng dự đoán nhân khẩu của Nhật bản

Dân số hiện tại của Nhật Bản là 126.713.671 người vào ngày 11/11/2019 theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc. Dân số Nhật Bản hiện chiếm 1,68% dân số thế giới.

Nhật Bản đang đứng thứ 11 trên thế giới trong bảng xếp hạng dân số các nước và vùng lãnh thổ. Mật độ dân số của Nhật Bản là 348 người/km2.

Với tổng diện tích đất là 364.571 km2. 91,62% dân số sống ở thành thị (116.521.525 người vào năm 2018). Độ tuổi trung bình ở Nhật Bản là 47 tuổi.

Dân số Nhật Bản (năm 2019 và lịch sử)

Trong năm 2019, dân số của Nhật Bản dự kiến sẽ giảm -330.587 người và đạt 126.660.072 người vào đầu năm 2020. Gia tăng dân số tự nhiên được dự báo là âm, vì số lượng sinh sẽ ít hơn số người chết đến -374.124 người.

Nếu tình trạng di cư vẫn ở mức độ như năm trước, dân số sẽ tăng 43.537 người. Điều đó có nghĩa là số người chuyển đến Nhật Bản để định cư sẽ chiếm ưu thế so với số người rời khỏi đất nước này để định cư ở một nước khác.

Theo ước tính của chúng tôi, tỷ lệ thay đổi dân số hàng ngày của Nhật Bản vào năm 2019 sẽ như sau: 2.791 trẻ em được sinh ra trung bình mỗi ngày 3.816 người chết trung bình mỗi ngày 119 người di cư trung bình mỗi ngày Dân số Nhật Bản sẽ giảm trung bình -906 người mỗi ngày trong năm 2019.

Nhân khẩu Nhật Bản 2018

Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2018, dân số Nhật Bản ước tính là 127.018.680 người, giảm -299.118 người so với dân số 127.333.662 người năm trước. Năm 2018, tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên là âm vì số người sinh ít hơn số người chết đến -345.863 người. Do tình trạng di cư dân số tăng 46.745 người. Tỷ lệ giới tính trong tổng dân số là 0,955 (955 nam trên 1.000 nữ) cao hơn tỷ lệ giới tính toàn cầu. Tỷ lệ giới tính toàn cầu trên thế giới năm 2018 khoảng 1.017 nam trên 1.000 nữ.

Dưới đây là những số liệu chính về dân số ở Nhật Bản trong năm 2018:

1.027.895 trẻ được sinh ra

1.373.758 người chết

Gia tăng dân số tự nhiên: -345.863 người

Di cư: 46.745 người

62.047.488 nam giới tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2018

64.971.192 nữ giới tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2018.

nhat ban
Biểu đồ dân số Nhật Bản 1950 – 2017
nhat ban 1
Biểu đồ tốc độ gia tăng dân số Nhật Bản 1951 – 2017

Kinh tế cuả Nhật Bản

Nhật Bản là nước rất nghèo nàn về tài nguyên ngoại trừ gỗ và hải sản, trong khi dân số thì quá đông, phần lớn nguyên nhiên liệu phải nhập khẩu. Tuy nhiên, nhờ công cuộc Minh Trị duy tân, sự công nghiệp hóa cũng như việc chiếm được một số thuộc địa, vào trước Thế Chiến thứ Hai, quy mô kinh tế Nhật Bản đã đạt mức tương đương với các cường quốc châu Âu. Năm 1940, tổng sản lượng kinh tế (GDP) của Nhật bản (quy đổi theo thời giá USD năm 1990) đã đạt 192 tỷ USD, so với Anh là 316 tỷ USD, Pháp là 164 tỷ USD, Italy là 147 tỷ USD, Đức là 387 tỷ USD, Liên Xô là 417 tỷ USD.

nhat ban 5
Kinh tế cuả Nhật Bản

Về tổng quan, sau Thế Chiến 2, kinh tế Nhật bản bị tàn phá kiệt quệ trong chiến tranh, nhưng với các chính sách phù hợp, kinh tế Nhật Bản đã nhanh chóng phục hồi (1945–1954) và triển cao độ (1955–1973) làm thế giới phải kinh ngạc. Người ta gọi đó là “Thần kì Nhật Bản”. Tuy nhiên, từ năm 1974 tới 1989, kinh tế tăng trưởng chậm lại, và đến năm 1990 thì lâm vào khủng hoảng trong suốt 10 năm. Người Nhật gọi đây là Thập niên mất mát. Đến năm 2000, kinh tế thoát khỏi khủng hoảng, nhưng vẫn ở trong tình trạng trì trệ suốt từ đó tới nay.

Từ giai đoạn 1960 đến 1980, tốc độ phát triển kinh tế Nhật Bản được gọi là “sự thần kì”: tốc độ phát triển kinh tế trung bình 10% giai đoạn 1960, trung bình 5% giai đoạn 1970 và 4% giai đoạn 1980. Giá trị tổng sản lượng công nghiệp tăng từ 4,1 tỷ USD năm 1950 lên 56,4 tỷ USD năm 1969. So với năm 1950, năm 1973 giá trị tổng sản phẩm GDP của Nhật tăng hơn 20 lần, từ 20 tỷ USD lên 402 tỷ USD, vượt Anh, Pháp, CHLB Đức, chỉ kém hơn Hoa Kỳ và Liên Xô.

Sự phát triển rất nhanh của nền kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn 1952-1973 bắt nguồn từ một số nguyên nhân cơ bản sau:

Nhân tố lịch sử: Kể từ Minh Trị duy tân đến trước Thế Chiến thứ 2, Nhật Bản đã có 70 năm phát triển đất nước theo mô hình hiện đại và đã trở thành cường quốc số 1 châu Á trong thập niên 1930. Dù bị tàn phá nặng nề trong Thế Chiến, nhưng những nhân tố và kinh nghiệm quý báu của Nhật Bản vẫn còn nguyên vẹn, họ có thể tận dụng kinh nghiệm này để nhanh chóng xây dựng lại nền kinh tế.
Nhân tố con người: trước Thế Chiến thứ 2, Nhật Bản đã có đội ngũ chuyên gia khoa học và quản lý khá đông đảo, có chất lượng cao. Dù bại trận trong Thế Chiến 2 nhưng lực lượng nhân sự chất lượng cao của Nhật vẫn còn khá nguyên vẹn, họ đã góp phần đắc lực vào bước phát triển nhảy vọt về kỹ thuật và công nghệ của đất nước. Người Nhật được giáo dục với những đức tính cần kiệm, kiên trì, lòng trung thành, tính phục tùng… Vẫn được đề cao. Nhờ đó, giới quản lý Nhật Bản đã đặc biệt thành công trong việc củng cố kỷ luật lao động, khai thác sự tận tụy và trung thành của người lao động.
Mức tích lũy cao thường xuyên, sử dụng vốn đầu tư có hiệu quả cao: những năm 1950, 1960, tiền lương nhân công ở Nhật rất thấp so với các nước phát triển khác (chỉ bằng 1/3 tiền lương của công nhân Anh và 1/7 tiền lương công nhân Mỹ), đó là nhân tố quan trọng nhất để đạt mức tích lũy vốn cao và hạ giá thành sản phẩm. Ngoài ra, Nhật Bản đã chú ý khai thác và sử dụng tốt nguồn tiết kiệm cá nhân. Từ 1961–1967, tỷ lệ gửi tiết kiệm trong thu nhập quốc dân là 18,6% cao gấp hơn hai lần của Mỹ (6,2%) và Anh (7,7%)
Nhật Bản không có quân đội nên có thể giảm chi phí quân sự xuống mức dưới 1% tổng sản phẩm quốc dân, nguồn lực đó có thể chuyển sang phát triển kinh tế.
Tiếp cận và ứng dụng nhanh chóng những tiến bộ khoa học-kỹ thuật: trước Thế Chiến thứ 2, Nhật Bản đã là một cường quốc về khoa học, công nghệ, có thể chế tạo các thiết bị công nghiệp chất lượng cao. Sau chiến tranh, nhân tố này tiếp tục được phát huy.
Tình hình quốc tế có nhiều thuận lợi: Trong các cuộc chiến tranh ở Triều Tiên và Việt Nam, Chính phủ Mỹ đã có hàng loạt đơn đặt hàng với các công ty của Nhật Bản về trang bị, khí tài và các đồ quân dụng khác. Từ năm 1950 đến 1969, Nhật Bản đã thu được 10,2 tỷ USD các đơn đặt hàng của Mỹ (tương đương 70 tỷ USD theo thời giá 2015). Trong giai đoạn này, 34% tổng giá trị hàng xuất khẩu sang Mỹ và 30% giá trị hàng nhập của Nhật là từ thị trường Mỹ. Có thể nói nhu cầu về hàng hóa của Mỹ cho các cuộc chiến tranh ở Triều Tiên và Việt Nam là hai “ngọn gió thần” đối với nền kinh tế Nhật Bản.
Tuy nhiên, nền kinh tế Nhật Bản cũng đã phải đối mặt với những mâu thuẫn gay gắt:

Sự mất cân đối nghiêm trọng giữa các vùng kinh tế: Phần lớn công nghiệp tập trung ở các đô thị phía Đông nước Nhật, trong khi đó các vùng phía Tây và các vùng nông nghiệp vẫn còn trong tình trạng lạc hậu. Nhiều nhà kinh tế phương Tây nhận xét rằng có hai nước Nhật: một nước Nhật rất hiện đại ở các đô thị và một nước Nhật cũ kỹ ở các vùng nông thôn.
Sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản phụ thuộc nhiều vào bên ngoài cả về thị trường tiêu thụ hàng hóa và nguồn cung cấp nguyên liệu. Khi giá nguyên liệu tăng, kinh tế bị tác động mạnh.
Mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt do các công ty vì chạy theo lợi nhuận nên đã hạn chế những chi phí cho phúc lợi xã hội, duy trì lề lối làm việc khắc nghiệt khiến người làm công bị áp lực nặng nề, dẫn tới nạn tự sát và thanh niên ngại kết hôn và sinh con. Sau 1 thế hệ (tức là khoảng 30 năm), vấn đề thanh niên ngại kết hôn và sinh con sẽ phát tác hậu quả, dẫn tới thiếu hụt dân số trẻ và làm kinh tế dần trì trệ đi (tới cuối thế kỷ XX, tình trạng lão hóa dân số đã thực sự trở thành vấn đề nghiêm trọng tại Nhật Bản).
Dấu hiệu tăng trưởng có phần chững lại vào thập niên 1980, và đến những năm 1990 thì lâm vào trì trệ. Đó được gọi là Thập niên mất mát. Bình quân hàng năm trong suốt thập niên 1990, tăng trưởng trung bình chỉ đạt 0,5% mỗi năm, chủ yếu do những tác động của việc đầu tư không hiệu quả và do dư chấn của bong bóng bất động sản vào những năm 1980 đã làm cho các cơ sở sản xuất và kinh doanh mất một thời gian dài tái cơ cấu về nợ quá hạn, vốn tư bản và lực lượng lao động. Tháng 11/2007, nền kinh tế Nhật tiếp tục lâm vào suy thoái, năm 2008 khi GDP giảm 3%, mức lãi suất ngân hàng trung ương hạ đến mức 0% vào đầu năm 2009.

Hành chính của Nhật Bản

nhat ban 6
Hành chính của Nhật Bản

Đơn vị phân vùng hành chính cấp 1 của Nhật Bản là đô đạo phủ huyện, cả nước được chia thành 1 đô, 1 đạo, 2 phủ, 43 huyện. Các đô thị lớn tùy theo số dân và ảnh hưởng mà được chỉ định làm thành phố chính lệnh chỉ định, thành phố trung tâm, thành phố đặc biệt. Phân vùng hành chính dưới đô đạo phủ huyện là thị định thôn, ngoài ra còn có các đơn vị như quận, chi sảnh, khu, đặc biệt khu,… Căn cứ vào địa lý và nhân văn, đặc trưng kinh tế, Nhật Bản thường được chia thành 8 khu vực lớn, bao gồm: vùng Hokkaidō, vùng Đông Bắc, vùng Kantō, vùng Trung Bộ, vùng Kinki (còn gọi là vùng Kansai), vùng Chūgoku, vùng Shikoku và vùng Kyushu-Okinawa.

Mấy năm gần đây Nhật Bản thi hành chính sách sáp nhập thị đinh thôn, số lượng đinh thôn đã giảm nhiều. Hiện nay để giảm bớt sự tập trung một cực của Tōkyō và tăng cường phân quyền địa phương, Nhật Bản đang nghiên cứu bỏ đô đạo phủ huyện, chuyển sang chế độ đạo châu (thảo luận chế độ đạo châu Nhật Bản). Năm 1968, Nhật Bản ban hành chế độ mã số bưu chính đoàn thể công khai địa phương. Hiện thời đô đạo phủ huyện và các thị đinh thôn đều có mã số bưu chính của mình. Mã số bưu chính của đô đạo phủ huyện ăn khớp với tiêu chuẩn quốc tế ISO 31166-2:JP.

Tài nguyên thiên nhiên của Nhật Bản

Nhật Bản luôn được mô tả là một quốc gia hầu như không có tài nguyên thiên nhiên lớn như khí đốt tự nhiên, dầu, vàng, than, đồng và sắt. Đất nước phụ thuộc vào nguyên liệu và năng lượng nhập khẩu. Trên thực tế, Nhật Bản là nhà nhập khẩu khí đốt và than tự nhiên hóa lỏng lớn nhất và là nhà nhập khẩu dầu lớn thứ hai trên thế giới. Sau khi các lò phản ứng hạt nhân ngừng hoạt động vào năm 2011 sau một loạt các trận động đất và sóng thần, ngành công nghiệp của Nhật Bản thậm chí đã trở nên phụ thuộc nhiều hơn vào nhiên liệu hóa thạch nhập khẩu. Tuy nhiên, chính phủ đang lên kế hoạch khởi động lại nhà máy hạt nhân. Cuối cùng, Nhật Bản đã chứng minh rằng họ có hai khu vực tiềm năng khổng lồ giàu tài nguyên thiên nhiên nhưng hai khu vực này vẫn chưa được khai thác. Những khu vực này là khu rừng bao phủ một phần lớn đất đai và đại dương bao quanh quần đảo.

Lâm nghiệp

nhat ban 2
Lâm nghiệp

Trong khi Nhật Bản có một diện tích đất nhỏ (khoảng 145.937 dặm vuông), đất chủ yếu được bao phủ bởi rừng. Khoảng 68,2% đất đai của Nhật Bản nằm dưới tán rừng, tỷ lệ cao thứ 4 thế giới sau Lào , Phần Lan và Bhutan , và vượt xa các quốc gia như Mỹ, Anh, Pháp và Trung Quốc. Rừng Nhật Bản có tiềm năng tăng cơ hội xuất khẩu và việc làm. Nhu cầu gỗ chất lượng cao từ Trung Quốc và Hàn Quốcđang tăng rất nhanh. Trung Quốc không thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu của mình bằng tài nguyên rừng trong nước. Do đó, Nhật Bản có cơ hội xuất khẩu phần lớn gỗ sang Trung Quốc. Trong năm 2015, ngành lâm nghiệp tại Nhật Bản đã sản xuất khoảng 20 triệu mét khối gỗ, tương đương với doanh thu 436 tỷ yên. Ngành công nghiệp chiếm 0,04% GDP của đất nước.

Rừng ở Nhật Bản có nhiều loại cây chất lượng cao và rộng. 40% rừng trong cả nước là rừng trồng. Các khu rừng được trồng trong những năm sau Chiến tranh Thái Bình Dương với mục đích cung cấp vật liệu xây dựng. Tuy nhiên, sau sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, nước này đã chuyển từ vật liệu gỗ sang vật liệu bê tông. Hơn nữa, gỗ nhập khẩu tương đối rẻ hơn và hấp dẫn hơn so với gỗ khai thác tại địa phương. Hầu hết các khu rừng nhân tạo phần lớn vẫn chưa bị ảnh hưởng và dày đặc đến mức chúng đòi hỏi phải tỉa thưa. Chúng chủ yếu nằm trên những ngọn núi dốc và chứa gỗ tuyết tùng và cây bách.

Thủy sản

nhat ban 3
nam chế biến thực phẩm tại Shizuoka

Cá được coi là tài nguyên thiên nhiên chính của Nhật Bản. Lãnh hải của Nhật Bản và vùng đặc quyền kinh tế của nólà lớn thứ 6 trên thế giới, bao gồm khoảng 4,5 triệu km2. Câu cá đã là một hoạt động kinh tế lớn ở Nhật Bản. Đất nước này được biết đến với nghề đánh bắt cá và đánh bắt cá biển sâu. Tuy nhiên, sau cuộc khủng hoảng năng lượng năm 1973, đánh bắt cá ở Nhật Bản đã giảm với sản lượng khai thác hàng năm đạt trung bình 2 triệu tấn trong những năm 1980. Trong cùng thời gian, đánh bắt xa bờ chiếm 50% tổng sản lượng đánh bắt. Cả đánh bắt cá trong và ngoài nước ở Nhật Bản luôn tập trung vào chợ cá Tsukiji, Tokyo. Chợ cá là một trong những chợ cá bán buôn lớn nhất thế giới, đặc biệt là cá đông lạnh, chế biến và cá tươi. Nhật Bản có hơn hai nghìn cảng cá bao gồm Otaru, Nagasaki, Kushiro và Abashiri.

Nhật Bản cũng là một trong số ít các quốc gia có liên quan đến đánh bắt cá voi thương mại. Đất nước này là thành viên của Ủy ban Cá voi Quốc tế. Nhật Bản tiến hành săn bắt cá voi ở cả hai khu vực biển ở Nam Đại Dương và Bắc Thái Bình Dương. Bàn chân săn cá voi bao gồm một số tàu săn bắt và xử lý việc bắt cá voi cũng như bảo vệ cuộc săn lùng chống lại cuộc biểu tình. Các loài cá voi được hạm đội Nhật Bản săn lùng bao gồm cá nhà táng, cá bơn, lưng gù, xám phương Tây và cá voi vây phía bắc. Đánh bắt cá voi Nhật Bản là một nguồn xung đột giữa Nhật Bản và các tổ chức và quốc gia chống săn bắt cá voi. Tuy nhiên, Nhật Bản đã nhấn mạnh rằng đánh bắt cá voi hoàn toàn dành cho nghiên cứu khoa học.

Đất nông nghiệp

Nông nghiệp và đánh cá là những ngành chính của nền kinh tế Nhật Bản. Tuy nhiên, chỉ có 20% tổng diện tích đất phù hợp cho canh tác và ngành nông nghiệp được trợ cấp cao. Thị phần đất trồng trọt đã giảm dần trong những năm qua nhưng nông nghiệp vẫn là một hoạt động kinh tế lớn. Có khoảng 4 triệu hộ nông dân ở Nhật Bản, trong đó phần lớn các hộ nông dân đang tham gia vào các hoạt động khác ngoài làm nông nghiệp. Có một sự thiếu hụt lớn về đất nông nghiệp ở Nhật Bản. Tuy nhiên, đất có sẵn được canh tác mạnh mẽ. Hầu hết các cánh đồng lúa là phổ biến ở nông thôn, đặc biệt là trên đồng bằng phù sa, vùng đất ngập nước và sườn dốc bậc thang. Nông nghiệp được đặc trưng bởi sự giảm sẵn có của đất dư thừa đất trồng trọt và thu nhập nông nghiệp thấp. Để giải quyết những vấn đề này,

Tài nguyên thiên nhiên nhỏ khác

Nhật Bản có rất ít tiền gửi khoáng sản và chủ yếu dựa vào nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu của mình. Đất nước này có ít mỏ than, chủ yếu được tìm thấy ở Kyushu và Hokkaido. Tuy nhiên, than có chất lượng kém và khó khai thác. Nhật Bản cũng có một số giếng dầu được khoan ngoài khơi bờ biển Honshu. Dự trữ khí đốt tự nhiên cũng được tìm thấy ở các khu vực khác nhau bao gồm mỏ khí Mobara và mỏ khí Nam Okinawa. Đồng đã được sản xuất tại Nhật Bản với số lượng nhỏ kể từ đầu thế kỷ 20. Tuy nhiên, sản xuất đã giảm đáng kể trong những năm qua. Các nguồn tài nguyên kim loại khác đã được sản xuất trong nước bao gồm vàng, bạc, mangan, thiếc và kẽm. Các nguyên tố phi kim loại cũng đã được khai thác ở Nhật Bản bao gồm lưu huỳnh, antimon và than chì.

Bản đồ du lịch Nhật bản

nhat ban 7
Bản đồ du lịch Nhật bản

Với nền văn hóa đa màu sắc, nét truyền thống đan xen nét hiện đại, Nhật Bản luôn có những lễ hội diễn ra xuyên suốt trong năm. Đến Nhật Bản có rất nhiều nơi thu hút du khách, và bạn không thể ghé thăm Tokyo – nơi được xem là bận rộn nhất trên thế giới, hay thành cổ Nara và Kyoto …

Trên đây là những thông tin liên quan đến Nhật Bản thông qua bản đồ. Hy vọng với những thong tin mà 350.org.vn cung cấp bạn sẽ có thêm thông tin cần thiết về đất nước Nhật Bản, và nếu có cơ hội được ghé thăm nơi đây thì bạn cũng yên tâm vì đã có bản đồ sẽ giúp bạn tìm đúng địa điểm bạn cần tới.

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *