Cây bưởi – Đặc điểm và ứng dụng trong công trình

Cây bưởi được trồng rất phổ biến tại Việt Nam. Cây tương đối dễ trồng và thích hợp với nhiều loại đất khác nhau, cây mang lại giá trị kinh tế cao cho người trồng, ngoài ra cây bưởi còn là loại cây trang trí trong các công trình hết sức đa dạng và hữu ích. Dưới đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm thông tin về cây bưởi nhé!

Tổng quan về cây bưởi công trình

Cây bưởi công trình là gì?

buoi cong trinh 1
Cây bưởi công trình là gì?

Bưởi là một loại quả thuộc chi Cam chanh, thường có màu xanh lục nhạt cho tới vàng khi chín, có múi dày, tép xốp, có vị ngọt hoặc chua ngọt tùy loại. Bưởi có nhiều kích thước tùy giống, chẳng hạn bưởi Đoan Hùng chỉ có đường kính độ 15 cm, trong khi bưởi Năm Roi, bưởi Tân Triều (Biên Hòa), bưởi da xanh (Bến Tre) và nhiều loại bưởi khác thường gặp ở Việt Nam, Thái Lan có đường kính khoảng 18 – 20 cm.

Nguồn gốc của cây bưởi công trình

Cây bưởi có nguồn gốc ở Châu Á, tổn tại ở thời điểm khoảng vào 4 ngàn năm trở về trước.

Có tên gọi tiếng anh là Pomelo, ở Việt Nam thí chưa có dịch thuật nào chính xác về cây bưởi mà chỉ có một tên gọi mới đó là Bưởi chùm (Grapefruit). Thuộc họ Rutaceae.

Mô tả về cây bưởi công trình

Thân cây: Cây bưởi có thân mộc nhỏ vào khoảng từ 5 đến 7 m. Cũng có trường hợp cây bưởi cổ thu lâu năm cao đến hơn 10 m, khi nhỏ cây phát triển xuất hiện gai dài đến tầm 7 cm, khi lớn gai trở lên dày hơn và phong tỏa đểu ra thân cây rộng đến 2 cm.

Lá Bưởi: Lá có phiến dày rất to, ít dụng, gân phụ của lá gồm 5, 6 sọc ngang có màu xanh lá cây đậm ở mặt trên, nhạt hơn ở mặt dưới. Kích thước lá vào khoảng dài từ 7 đến 15 cm, rộng từ 5 – 8 cm. Cuống lá thường có đốt vào phiến và có cánh rộng.

Hoa: Hoa Bưởi có màu trắng, rất thơm giống như mùi hoa cây nguyệt quế. Hoa thường mọc thành chùm, cũng có khi chỉ cô độc một hoa, cánh hoa màu trắng, rộng khoảng 2 đến 4 cm, tiểu nhụy nhiều dính nhau và trục có lông.

Quả: Quả Bưởi có hình cầu hay hình chóp, có đường kính 20 cm, quả bì dày, nạc trắng, nhiều tép, màu đỏ hoặc trắng ngà tùy theo từng loại bưởi. Có vị ngọt, chua cũng tùy loại. Khi chín thường có màu vàng hay hường, lớp vỏ bên ngoài có nhiều tuyến tinh dầu. Rất tốt khi phơi khô để đun nước gội đầu.

Đặc điểm của cây bưởi công trình

buoi cong trinh 2
Đặc điểm của cây bưởi công trình

Bưởi là loài cây to, cao trung bình khoảng 3–4 m ở tuổi trưởng thành, vỏ thân có màu vàng nhạt, ở những kẽ nứt của thân đôi khi có chảy nhựa. Cây thân gỗ. Cành có gai dài, nhọn.

Cây bòng thường nhỏ hơn, lá xanh hơn cây bưởi, tuy nhiên chiều cao của cây bòng lại cao hơn trung bình cây bưởi tới 1m.

Trước đây, ở nhiều vùng quê Việt Nam, cây bòng khá phổ biến tuy nhiên tính chất vượt trội hơn của bưởi là trái ngon hơn và thời gian ra quả sớm nên người dân dần chuyển sang trồng bưởi. Ngoài ra, do tình trạng lai tạo cấy ghép nên những đặc điểm sơ khai trở nên khó phân biệt hơn và nhiều người chỉ nhận thấy sự xuất hiện của trái bưởi trên thị trường.

Ngày nay, có nhiều loại bưởi xuất hiện tùy theo từng vùng, từng địa phương mà có các giống bưởi khác nhau về kích thước, mùi hương, vị ngọt…

Một số giống bưởi ở Việt Nam

Các giống có triển vọng tại các tỉnh phía Nam hiện nay là:

Bưởi Năm roi (Vĩnh Long, Cần Thơ, Sóc Trăng, Hậu Giang): Dạng trái hình quả lê đẹp, nặng trung bình 0,9-1,45 kg/trái, vỏ trái khi chín có màu xanh vàng đến vàng sáng, dễ lột và dầy trung bình (20-25mm), con tép màu vàng nhạt, bó chặt, dễ tách khỏi vách múi, nước quả nhiều có vị ngọt chua nhẹ (độ Brix: 9-11%), mùi thơm, ít đến không hạt (0-10 hạt/trái), tỷ lệ thịt/ quả ≥ 60%.

Bưởi Đường lá cam (Đồng Nai, Bình Dương): Dạng trái hình quả lê, nặng trung bình 0,8-1,4 kg/trái, vỏ nhẵn màu xanh vàng khi chín, mỏng và dễ lột (10-14mm), con tép màu vàng nhạt, bó chặt và dễ tách khỏi múi, nước quả khá nhiều, vị ngọt ít chua (độ Brix: 9,5-12 %) mùi thơm, hạt nhiều (>30 hạt/trái), tỷ lệ thịt/ trái >50 %.

Bưởi Da xanh (Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long, miền Đông Nam bộ, một số tỉnh của miền Trung và miền Bắc ): Dạng trái hình cầu, nặng trung bình 1,2-2,5 kg/trái, vỏ có màu xanh đến xanh hơi vàng khi chín, dễ lột và vỏ trái khá mỏng (14-18 mm), con tép màu hồng đỏ, bó chặt và dễ tách khỏi vách múi, nước quả khá, vị ngọt thanh không the (độ brix: 9,5-12%), mùi thơm và hạt ít đến không hạt khi trồng chuyên canh (0-5 hạt/trái), tỷ lệ thịt/trái >55%.

Bưởi Đường da láng (Đồng Nai, Bình Dương): Dạng trái hình quả lê, nặng trung bình 1,2-2,5 kg/trái, vỏ quả láng, màu xanh vàng đến vàng khi chín, dễ lột và dầy trung bình (16-19 mm), con tép màu vàng nhạt, bó chặt và dễ tách khỏi vách múi, nước quả khá nhiều, vị ngọt không chua (độ Brix: 9-11%), mùi thơm và rất nhiều hạt (>50 hạt/trái), tỷ lệ thịt/ trái >50 % .

Bưởi Lông Cổ cò (Tiền Giang, Vĩnh Long): Dạng trái hình quả lê cụt, nặng trung bình 0,9-1,4 kg/trái, vỏ trái có lông mịn, màu xanh nhạt khi chín, dễ lột và khá mỏng (13-16 mm), con tép màu vàng hồng, bó chặt trung bình và hơi khó tách khỏi vách múi, nước quả khá nhiều, vị ngọt đến ngọt chua nhẹ (độ Brix: 9-11%), mùi thơm và hạt ít đến khá nhiều hạt (5-30 hạt/trái), tỷ lệ thịt/trái > 50 %.

Công dụng của bưởi công trình

buoi cong trinh 3
Công dụng của bưởi công trình

Mâm trái cây cúng ngày tết

Cây Bưởi là một loại cây xuất hiện từ thời xa xưa, là một trong những loại cây không thể thiếu trong mâm ngủ quả ngày tết, trái bưởi có màu vàng tượng trưng cho sự sum vầy, no đủ, ấm cúng, mang lại cho gia chủ tiền tài, dạnh vọng. Hiện nay việc trồng bưởi là thú vui cây cảnh đang là một trào lưu phổ biến ở nhiều nơi, đặc biệt khi kết hợp bưởi cùng với một số loại cây cùng họ tạo nên cây ngũ quả mang tài lộc, may mắn vào nhà.

Tạ nét đẹp cho không gian sống

Với những đôi bàn tay khéo léo, bưởi được ép thành những hình dạng khác nhau, đa dạng về kiểu dáng, làm cho mâm ngũ quả trở nên sinh động hơn, ngoài ra chúng không thể thiếu trong mâm quả vào dịp Trung Thu với những hình dáng con vật ngộ nghĩnh đáng yêu dành cho các em thiếu nhi.

Quả bưởi không chỉ dùng để ăn trực tiếp mà nó còn là một trong những phương thuốc quý, với thành phần giàu chất viatmin C, có tác dụng chống oxy hóa, gúp cơ thể chống lại những stress, giảm những áp lực cho cuộc sống, và chũa một số bệnh có liên quan đến hen suyễn và viêm khớp…

Các món ăn được làm từ bưởi

Mứt bưởi

Trong bưởi còn chứa một hợp chất tên là d-limonene giúp ngăn ngừa sỏi thận , giảm hàm lượng cholesterol, đặc biệt trong việc phòng chống ung thư. Ngày nay, bưởi còn được sử dụng trong việc làm đẹp của các chị em phụ nữ.

Gỏi bưởi

Hoa bưởi có mùi thơm dễ chịu, thường được ướp với chè, hương thơm của hoa bưởi giúp tinh thần thư thái , làm giảm những cơm mệt mỏi, đau đầu tan biến một cách nhanh chóng…

Tác dụng của bưởi trong y học

Trong cuốn Nam dược thần hiệu, Tuệ Tĩnh đã viết về Bưởi; Vỏ quả Bưởi gọi là Cam phao, vị đắng cay, tính không độc, thông lợi, trừ đờm táo thấp, hoà huyết, giảm đau; trị tràng phong, tiêu phù thũng. Bỏ cùi trắng, lấy lớp vỏ vàng sau dùng. Ngày nay, ta dùng vỏ quả, xem như có vị cay, đắng, tính ấm, có tác dụng trừ phong, hoá đàm, tiêu báng (lách to), tán khí thũng (phù thũng thuộc khí). Ở Trung Quốc, người ta cho là nó làm để tiêu, giúp sự tiêu hoá, làm long đờm, chống ho. Lá có vị đắng, the, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng tán hàn, tán khí, thông kinh lạc, giải cảm, trừ đờm, tiêu thực, hoạt huyết, tiêu sưng, tiêu viêm. Cụ Tuệ Tĩnh đã cho biết quả bưởi vị chua, tính lạnh, hay làm cho thư thái, trị được chứng có thai nôn nghén, nhác ăn, đau bụng, hay người bị tích trệ ăn không tiêu. Nay ta dùng dịch quả có tính chất khai vị và bổ, lợi tiêu hoá, khử lọc, dẫn lưu mật và thận, chống xuất huyết, làm mát.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Vỏ quả dùng trị đờm kết đọng ở cổ họng và cuống phổi, đau bụng do lách to; còn dùng trị đau dạ dày, đầy bụng, ăn uống không tiêu, ho nhiều, hen, đau thoát vị. Lá dùng chữa sốt, ho, Nhức đầu, hắt hơi, kém ăn; còn dùng chữa viêm vú, viêm amygdal. Ở Ấn Độ, người ta dùng chữa bệnh động kinh, múa giật và ho có co giật. Dịch quả dùng trong trường hợp chán ăn, mệt mỏi khó tiêu, ngộ độc, da huyết, tạng khớp, ít nước tiểu, suy mật, giòn mao mạch, chứng sốt và bệnh phổi. Vỏ hạt có pectin dùng làm thuốc cầm máu. Hoa bưởi được dùng để cất tinh dầu thơm, dùng trong công nghiệp sản xuất bánh kẹo.

Cách dùng bưởi để trị bệnh

buoi cong trinh 4
Cách dùng bưởi để trị bệnh

Vỏ quả và lá được dùng uống trong dưới dạng thuốc sắc, mỗi ngày dùng 10-15g. Dịch quả dùng uống trong, ngày uống 3 lần trước các bữa ăn. Lá dùng ngoài không kể liều lượng. Người ta dùng nướng chín để nắn, xoa bóp hay nấu nước xông và ngâm để chữa sưng chân do hàn thấp, chướng khí, giảm đau do trúng phong tê bại. Lá non dùng chữa sưng trên khớp, bong gân, gãy xương do ngã, chấn thương; còn dùng chữa đau bụng, đầy bụng do lạnh. Hạt bưởi bỏ vỏ ngoài, nướng chín đen rồi nghiền thành bột dùng bôi chốc lở da đầu, ngày 2 lần, trong 2-3 ngày.

Các lưu ý khi dùng bưởi

Bưởi có tính lạnh, khiến cho người bị tiêu chảy ăn vào sẽ càng nghiêm trọng. Do vậy, nếu trong người yếu thì không nên ăn nhiều bưởi.

Bệnh nhân có lượng mỡ trong máu cao nếu dùng một cốc nước ép bưởi để uống một viên thuốc giảm béo thì có thể dẫn đến hiện tượng đau cơ, thậm chí là dẫn đến bệnh về thận.

Một số bệnh nhân trong thời kỳ sử dụng thuốc chống dị ứng nhất định, nếu ăn bưởi hoặc là uống nước ép bưởi, nhẹ thì có thể gây ra đau đầu, tim đập mạnh, loạn nhịp tim…, nghiêm trọng có thể dẫn đến đột tử
Ngoài ra, còn một số thành phần khi kết hợp với bưởi có thể gây ra tác dụng phụ như: Dung dịch Cyclosporine, chất caffeine, canxi đối kháng, Cisapride…

Do vậy, các chuyên gia sức khỏe khuyên rằng, bệnh nhân đang sử dụng thuốc, đặc biệt là người già, tốt nhất là không nên ăn bưởi và uống nước ép từ bưởi. Do đó, khi sử dụng một vài loại thuốc nào đó thì nên hỏi ý bác sĩ xem có thể dùng bưởi được không. Người bị tiêu chảy càng không nên ăn nhiều bưởi vì ăn vào bệnh sẽ càng nghiêm trọng.

Trên đây, 350.org.vn đã chia sẻ đến các bạn những thông tin cơ bản như đặc điểm, ý nghĩa, công dụng và đặc biệt là cách trồng và chăm sóc cây bưởi. Hi vọng rằng bài viết trên đây sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin bổ ích nhé!

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *