Cây xoài – Loại cây ăn quả và ứng dụng trong công trình

Là một loại cây vừa dùng làm cây cảnh, vừa là cây ăn quả và còn cho bóng mát trong những công trình, đô thị, chúng có tên là cây Xoài. Có lẽ, chính vì đa công dụng như vậy, người ta hay săn tìm mua cây xoài để trồng trong gia đình cũng như các công trình. Hãy cùng chúng tôi đến với bài viết dưới đây để cùng khám phá về loài cây quen thuộc này nhé!

Tổng quan về cây xoài công trình

cay xoai 1
Tổng quan về cây xoài công trình

Xoài là cây ăn quả nhiệt đới, nguồn gốc cây xoài ở miền Đông Ấn Độ và các vùng giáp ranh như Miến Điện, Việt Nam, Malaysia.

Quả xoài chín có màu vàng hấp dẫn, có vị chua ngọt, mùi thơm ngon. Xoài chín được ăn tươi, đóng hộp, làm nước trái cây, mứt kẹo, kem, sấy khô để tiêu thụ nội địa hay xuất khẩu.

Đặc điểm của cây xoài

Rễ: Phần lớn rễ phân bố ở tầng đất từ 0-50cm ở những vùng có mực nước ngầm thấp hay đất cát, rễ có thể ăn rất sâu (6-8m). Tuy nhiên, phần lớn rễ tập trung trong phạm vi cách gốc khoảng 2m.

– Thân, tán cây: Cây thân gỗ lớn, mọc khỏe, cao 10-20m, có tán rậm. Ở những nơi trảng, chiều cao cây và tán cây có đường kính tương đương. Tán cây lớn hoặc nhỏ tùy theo giống.

– Lá và cành: Lá đơn, nguyên, mọc so le, phiến lá hình thuôn mũi mác, nhẵn, thơm.

Một năm, xoài có thể ra 3-4 đợt chồi tùy theo giống, tuổi cây, thời tiết và tình hình dinh dưỡng; cây con ra nhiều đợt chồi hơn so với cây đang cho quả; cây già rất khó ra chồi. Lá non sau 35 ngày mới chuyển xanh hoàn toàn, mỗi lần ra lá, cành xoài dài thêm 20-30cm.

– Hoa: Hoa hợp thành chùm kép ở ngọn cành, chùm hoa dài khoảng 30cm, có 200-400 hoa. Mỗi chùm thường có 2 loại hoa: hoa lưỡng tính và hoa đực. Tỉ lệ hoa đực và hoa lưỡng tính trên cây phụ thuộc vào giống và điều kiện khí hậu ở địa điểm trồng. Thường thì hoa lưỡng tính chiếm từ 1-36%. Xoài là cây thụ phấn chéo, thụ phấn nhờ côn trùng là chủ yếu. Thời gian tiếp nhận hạt phấn của nhụy rất ngắn, chỉ sau vài giờ. Ở xoài nhụy thường chín trước, thời gian tốt nhất để nhụy tiếp nhận hạt phấn là lúc mặt trời mọc, trong khi đó nhị đực tung phấn chỉ vào khoảng 8-10 giờ sáng. Sự không trùng hợp này là nguyên nhân cản trở sự thụ phấn và thụ tinh của xoài.

Hoa nhỏ, màu vàng, có 5 lá đài nhỏ, có lông ở mặt ngoài, 5 cánh hoa có tuyến mật, 5 nhị nhưng chỉ có 1-2 nhị sinh sản. Bầu trên, thường chỉ có một lá noãn chứa 1 noãn. Cây thuộc dạng quả hạch, chín màu vàng, thịt vàng, ngọt, thơm, nhân có xơ. Hạt rất to.

– Quả: xoài chín có màu vàng hấp dẫn, có vị chua ngọt, mùi thơm ngon. Xoài chín được ăn tươi, đóng hộp, làm nước trái cây, mứt kẹo, kem, sấy khô để tiêu thụ nội địa hay xuất khẩu.

Phân loại xoài, giống xoài

cay xoai 2
Phân loại xoài, giống xoài

Xoài có rất nhiều giống, nhưng có 2 nhóm giống cơ bản là nhóm Ấn Độ (hạt đơn phôi) và nhóm Đông Nam Á (hạt đa phôi). Nhóm đơn phôi thường cho trái quanh năm.

– Xoài cát Chu : Phẩm chất trái ngon, thịt thơm ngọt có vị hơi chua, dạng trái hơi tròn, trọng lượng trái trung bình 250 – 350gr, vỏ trái mỏng. Đây là giống xoài ra hoa rất tập trung và dễ đậu trái, năng suất rất cao.

– Xoài cát Hòa Lộc: Xuất phát từ Cái Bè (Tiền Giang), xoài có trái to, trọng lượng trái 400 – 600gr, thịt trái vàng, dẽ, thơm, ngọt, hạt dẹp, được coi là giống xoài có phẩm chất ngon. Thời gian từ trổ bông đến chín trung bình 3, 5 – 4 tháng.

– Xoài Tứ Quí: Tán thưa, lá to bản, mép gợn sóng. Trái nặng trung bình 320gr, hình bầu dục, đầu trái nhọn, vỏ mỏng láng, màu vàng đẹp, ngọt, thơm, hạt nhỏ. Từ khi nở hoa đến thu hoạch 115 ngày.

– Xoài Xiêm: Phẩm chất tương đối ngon, cơm vàng, thịt dẽo, mịn, hạt nhỏ, vỏ trái dày. Đây là giống dễ đậu trái, năng suất cao.

– Xoài Tượng : Là giống xoài ăn còn xanh chấm mắm đường rất được ưa chuộng, , vỏ màu xanh nhạt, cơm xoài nhai giòn rau ráu, mùi thơm và vị chỉ chua thoang thoảng. Loại này trồng rất nhiều ở các vùng miền trung.

– Xoài Thanh Ca: Là giống xoài ăn xanh, cây phát triển mạnh, lá thon dài, đầu hơi nhọn, trái dài hơi cong, nặng trung bình 300gr.

– Xoài tím: Đây là giống xoài lai, trong đó có một giống xoài vỏ hồng Hong Ju của Đài Loan. Khi phát triển đầy đủ, trọng lượng trung bình của xoài từ 0,8-1,2 kg quả. Trái xoài tím có hình dạng hình trứng, vỏ căng mịn. Giống cây có khả năng kháng sâu bệnh tốt. Cây xoài cao trung bình từ 3-4m, thích hợp trồng ở khu vườn nhỏ, thậm chí có thể trồng làm cảnh. Thịt xoài bên trong có màu vàng sậm, mùi thơm và ngọt. Tuy nhiên, khi quả còn xanh, xoài chua hơn các giống thường thấy. Xoài xanh thường được chế biến thành các món nộm, ăn thường. Xoài tím cho trái chín từ tháng 8 đến tháng 9. Cây trồng rất ưa ánh sáng trực tiếp của mặt trời.

– Xoài Bắc úc: Xoài vùng Bắc Úc (Northern Territory Mango) là một loại trái cây có giá trị kinh tế rất cao. Vụ mùa thu hoạc này thường bắt đầu từ thứ 6 đầu tiên của tháng 10. Tuy nhiên, vụ mùa sẽ thay đổi tùy vào từng năm, phụ thuộc vào sự thay đổi của mùa vụ. Trái xoài trên cây sẽ chuyển dần từ màu xanh sang màu đỏ hồng. Đến trái cây khi chuyển sang màu vàng đồng nghĩa với việc nó đã đến lúc được thu hoạch.

– Xoài Thái Lan: Xoài thái cho trái tròn dài, hơi cong ở phía đuôi, vỏ xanh đậm có thể ăn xanh, chín đều rất ngon. Với kỹ thuật trồng cây xoài Thái Lan đơn giản nên hiện nay người dân rất ưa trồng loài cây này.

Hướng dẫn trồng và chăm sóc cây xoài cát

cay xoai 3
Hướng dẫn trồng và chăm sóc cây xoài cát

Đất: Xoài không kén đất, cây có thể trồng được trên nhiều loại đất khác nhau miễn là có tầng mặt sâu vì rễ xoài là loại rễ cọc. Cây phát triển tốt trên đất phù sa ven sông như ở Đồng Bằng Sông Cửu Long; độ pH thích hợp nhất là 5,5 – 7.

Nước: Nước là yếu tố quang trọng quyết định sự ra hoa của cay xoài. Để cây có thể ra hoa cần trải qua thời kỳ khô hạn và nên bổ sung đầy đủ nước vào thời kỳ cây phân hóa mầm hoa.

Ánh sáng: Xoài thuộc loại thực vật ưa sáng; nên trồng cây ở những nơi có nhiều ánh sáng mặt trời.

Nhiệt độ: Hầu hết các loại xoài đều có thể chịu đựng được nhiệt độ 10oC – 46oC nhưng thích hợp nhất ở nhiệt độ 24oC – 27oC, nhiệt độ cao và ẩm độ không khí cao gây hại cho sự phát triển của cây. Chính nhờ bộ rễ khỏe ăn sâu nên cây xoài chịu hạn tốt.

Sâu bệnh hại: Có nhiều tác nhân gây hại cho cây xoài, đặc biệt là đối với xoài cát như: ruồi đục trái, rầy xanh, bọ đục cành, sâu ăn bông, rệp sáp, rệp dính, bệnh thán thư nấm, bệnh thối trái-khô đọt, bệnh cháy lá, bệnh đốm lá, bệnh bồ hóng, bệnh phấn trắng, bệnh đốm vi khuẩn… Do đó cần phải bón phân, tưới nước đầy đủ để tăng sức đề kháng cho cây, đồng thời có biện pháp phòng trừ hiệu quả khi phát hiện tác nhân gây hại.

Công dụng của cây xoài

cay xoai 4
Công dụng của cây xoài

Xoài nói chung và cây xoài cát nói riêng đều là cây ăn quả nhiệt đới. Trái chứa nhiều vitamin A, C, đường các acid hữu cơ; nên xoài được sử dụng rộng rãi cả trái chín và trái già còn xanh. Xoài cát chín được ăn tươi, đóng hộp, làm nước trái cây, mứt kẹo, kem, sấy khô,…đều rất hấp dẫn.

Ngoài thịt quả, người ta còn dùng vỏ quả, vỏ thân, nhựa thân; hạt và lá làm thuốc. Quả xoài cát thu hoạch vào mùa hè, các bộ phận khác thu hái quanh năm. Vỏ quả xoài chín cũng như quả xoài có tác dụng cầm máu tử cung, khái huyết, chảy máu ruột. Vỏ thân xoài dùng chữa thấp khớp, chữa sốt hay chữa đau. Nhựa vỏ cây xoài trị ghẻ.

Ngoài sở thích sưu tập cây cảnh, hoa kiểng; ngày nay nhiều người còn thích tự tạo những vườn cây ăn quả nhỏ xinh để có thể tự chăm sóc. Những chậu cây này vừa che một phần nắng gắt,;vừa tạo môi trường thoáng mát lại có trái cây thưởng thức khi mùa quả về nên được nhiều người ưa chuộng.

Trên đây là những chia sẻ do 350.org.vn tổng hợp gửi đến các bạn. Cây xoài là loài cây ăn quả quen thuộc và hữu dụng đối với mỗi gia đình, chính vì thê mà ngày nay có rất nhiều người chọn loài cây này để trang trí cho ngôi nhà của mình. Hãy theo dõi chúng tôi trong những bài viết tiếp theo để khám phá những kiến thức mới các bạn nhé!

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *