Cây sấu – Ứng dụng trong công trình

Cây Sấu là loại cây công trình, cây gỗ lớn, thường có ở miền bắc nước ta, sống lâu năm, thường xanh có tán rộng, loại cây cho bóng mát được trồng ở các khu công nghiệp, khu đô thị, biệt thự. Cây sấu hay còn gọi là cây long cóc là loại cây được trồng ở rừng phòng hộ, công viên, đường phố, sân vườn…cây có tác dụng che mát, thanh lọc không khí, đồng thời còn là cây ăn quả, cây lấy gỗ cho giá trị kinh tế cao. Hãy cùng chúng tôi đến với bài viết dưới đây để cùng khám phá về loài cây này nhé!

Tổng quan về cây sấu

cay sau 1
Tổng quan về cây sấu

Cây sấu có tên khoa học là Dracontomelum duperreanum Pierre. Đây là loại cây quen thuộc được trồng phổ biến ở nước ta từ khá lâu. Vào mùa sấu rất dễ dàng có thể bắt gặp loại quả này tại nhiều khu chợ. Thứ quả dân dã này được các chị em nội chợ chọn mua về khi còn xanh để nấu canh chua và ngâm nước uống. Những quả đã chin sẽ được sử dụng vào việc làm mứt hoặc ô mai sấu khá ngon.

Sấu thuộc dạng cây gỗ lớn sống lâu năm. Một cây trưởng thành sẽ có chiều cao từ 20-30 mét. Với đường kính lớn và cho tán khá rộng. Với những cây trưởng thành thân sẽ có màu đen và bong những mảng lớn hoặc sần sùi. Những cành non sẽ được phủ một lớp long màu nâu.

Đặc điểm của cây sấu công trình

Có thể ngắm những cây Sấu 1000 năm tuổi ở các khu rừng nguyên sinh tại Cúc Phương ( Ninh Bình), hoặc ở hồ Ba Bể ( Bắc Cạn). Hiện nay cây Sấu được trồng phổ biến ở các công trình lớn vì vừa có thể làm che mát vừa có thể cho quả ăn lại không ảnh hưởng đến nguồn nước và đặc biệt là cây khá dễ tính, phù hợp với hầu hết các loại đất trồng.

Cây Sấu thân gỗ, có chiều cao từ 20 – 30 mét, đường kính 30 – 80 cm, vỏ cây màu xám nâu, nháp, thịt màu đỏ, có dịch mủ, cành non có lông mềm. Tán dây màu xanh thẫm, gốc có bạnh bè lớn.

Lá xấu có màu xanh lục lúc còn non, khi già chuyển sang màu vàng hay đỏ trước khi rụng; lá mọc kép 3 lá chét, dài khoảng từ 30 – 60 cm, có lông nhung, cuốn dài từ 20 – 25 cm, lá chét hình trứng hay hình rộng mác, gốc tù hay tròn, đầu nhọn, lá bên nhỏ hơn lá chét giữa.

Cụm hoa mọc chùm, dài khoảng 25 cm, gồm nhiều xim, mỗi xim từ 2 – 3 hoa nhỏ, có màu xanh vàng xếp từng đôi. Có đài hợp, hình chén, ngoài có lông, trên đầu có 5 răng tròn, 5 cánh hoa, thuôn. Nhị hoa 10 hợp thành ống, bao phấn hình trái xoan.

Quả hình cầu, tròn, hơi bị ép có mũi nhọn cứng ở đầu, có đường kính khoảng 6cm, có lông, màu vàng đậm. Vỏ có thịt nạc, hạch bên trong cứng 4 – 5 ô; hạt từ 2 -5, có màu nâu, nhẵn.

Cây Sấu có khả năng chịu hạn tốt, ưa sáng, ở vùng có khí hâu khô hạn thì cây vẫn phát triển bình thường.

Cây phát triển tốt nhất trên các loại đất sét và đất sét pha cát. Tốc độ sinh trưởng bình thường.

Cây Sâu thuộc loại cây gỗ lớn, cứng, nên được sử trong xây dựng, làm mộc nội thất….

Nhưng quả lại mang lại nhiều lợi ích về kinh tế nhất. Vào mùa quả Sấu được bán nhiều ở chợ, trên đường đi chủ yếu nhiều ở miền Bắc Việt Nam, vì có giá rẻ nên rất dễ mua, khi còn xanh quả thường được các bà nội trợ dùng nấu canh hay ngâm làm nước uống rất tốt. Quả chín dùng làm ô mai Sấu, Sấu giầm, tương giấm…

Các món chế biến từ quả Sấu rất được ưa chuộng tại Việt Nam, đặc biệt là phụ nữ. Về đông y, thì quả Sấu có công năng kiện vi sinh tân, trị ho, tiêu đờm, trị nhiều bệnh chứng như miệng khô khát, ngứa cổ, đau họng, nôn do thai nghén, giải rượu, bị nổi mẫn, ngứa, trị phong độc nổi khắp người… Ngoài ra lá Sấu nấu lấy nước rửa chữa mụn loét hoại tử.

Tác dụng của cây sấu công trình, bóng mát

cay sau 2
Tác dụng của cây sấu công trình, bóng mát

Cây sấu có khá nhiều tác dụng vì thế nó được nhiều người ưa chuộng. Cây được trồng để lấy gỗ, vừa để cho quả nữa nhé. Cây cao cho tán rộng nên còn được trồng nhiều để làm cây bóng mát rất tuyệt nữa nhé. Cây được trồng ở vỉa hè đường phố, dọc những con đường, công viên nhà hàng…cây cũng cấp khí oxi hấp thụ khí độc hại nên làm cho môi trường thêm trong lành, mát mẻ hơn rất nhiều.

Quả sấu tươi được khá nhiều chị em ưa dùng, nó được dùng nhiều trong chế biến món ăn nổi tiếng là vịt om sấu, bên cạnh đó người ta còn lấy cùi thịt của nó để làm tương giấm hay mứt, omai…ăn rất ngon và lạ miệng nhé.

Cách trồng và chăm sóc cây sấu

cay sau 3
Cách trồng và chăm sóc cây sấu

Cây Sấu được trồng bằng hạt. Chọn lấy quả giống từ những cây Sấu có độ tuổi từ 7 – 10 năm cho năng suất cao ổn định. Sau đó làm sạch phần thịt quả phơi khô trong bóng râm, rồi cho hạt ngâm vào nước nóng vừa đủ để kháng khuẩn và kích thích nảy mầm, cho hạt đã ngâm vào cát có độ ẩm ủ từ 20 – 30 ngày cho nút nanh.

Đem hạt gieo vào các bầu ni lông đã chuẩn bị sẵn với hỗn hợp đất thích hợp, sau đó đặt bầu ươm vào vườn ươm có ánh sáng trực tiếp, có mái che.

Trong thời gian chờ cây con mọc cần tưới nước thường xuyên tạo độ ẩm cho bầu đất để cây nhanh lên. Sau 15 – 20 ngày thì dở bỏ mái che, đặt bầu đất cách nhau 30cm và chăm sóc bình thường cho đến khi cây xuất vườn ươm. Nên sử dung phân đạm, phân kali, phân lân thích hợp cho từng gia đoạn phát triển của cây để điều chỉnh lượng phân cho phù hợp ( có thể tham khảo thêm các kỹ sư chuyên môn). Bón phân khi trời mưa hay sau khi tưới nước cho cây, vị trí bón theo hình chiếu của tán cây.

Phòng trừ sâu bệnh cho cây sấu

Sấu thường hay gặp một số loại sâu bệnh hại điển hình như sau:

Bệnh thán thư: Biểu hiện của bệnh là làm cho hoa sấu thối đen và rụng. Bệnh này ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất của sấu. Để điều trị bạn nên sử dụng Benlat C hoặc Score 250 EC phun từ khi hoa nở đến 2 tháng sau với 1lần/tuần, sau đó 1lần/tháng.
Bệnh muội đen: Nguyên nhân đó chính là do sự bài tiết của rệp bệnh hại. Việc này chỉ cần phun một số loại thuốc trừ nấm bệnh như Trebon 2,5 EC là có thể cho bệnh thuyên giảm khá hiệu quả.

Bệnh cháy lá: Loại bệnh này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng lá. Bệnh phát triển thường vào mùa mưa. Cách phòng trị bệnh hiệu quả nhất đó chính là cắt bỏ phần lá bị bệnh và sử dụng thuốc Kasumin 2L. phun đều lên cây khoảng 2 lần.
Rầy xanh: Rầy tiết dịch gây bệnh mùa nóng, làm Cóc kém phát triển. Thời gian hại mạnh từ tháng 10 năm trước đến tháng 6 năm sau. Dùng Bassa 50 EC, Trebon 2,5 EC, … – Ruồi đục quả: Ruồi đục vào quả lúc vỏ quả già, đẻ trứng dưới lớp vỏ, sâu n on ăn thịt quả gây thối, rụng quả. Dùng Sherpa 25 EC, Lục Sơn 0,26 DD, Padan 95 SP

Thu hoạch sấu

Từ khi ra quả cho đến lúc thu hoạch được sẽ mất khoảng 2 tháng. Lúc này sấu đã đạt đến độ già tuy nhiên vẫn chưa chin. Thu hái thời điểm này là thích hợp nhất vì chúng đủ già để giữ được chất lượng sấu tốt nhất. Mùa thu hoạch sấu thường kéo dài khoảng 2-3 tháng khoảng đầu tháng 6 đến hết tháng 9 hàng năm.

Trên đây là những chia sẻ do 350.org.vn gửi đến các bạn. Hi vọng với những chia sẻ như trên sẽ giúp bạn có thêm nhiều hiểu biết về cách trông và chăm sóc sấu. Hãy theo dõi chúng tôi trong những bài viết tiếp theo để  cùng khám phá những kiến thức mới các bạn nhé!

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *