Cây mít -Loại cây quen thuộc và ứng dụng trong công trình

Cây Mít là loại cây ăn quả được rất nhiều người ưa chuộng. Đặc biệt lại rất thích hợp với khí hậu của Việt Nam. Hiện nay, giống mít rất đa dạng và tương đối dễ trồng và được ứng dụng rất nhiều trong các công trình. Hãy cùng  chúng tôi đến với bài viết dưới đây để khám phá thêm về loài cây này nhé!

Tổng quan về cây mít công trình

cay mit cong trinh 1
Tổng quan về cây mít công trình

Cây Mít tên khoa học là: Artocarpus heterophyllus, gốc ở Nam Ấn Độ, nơi nhiệt độ và lượng mưa cũng giống như ở miền Nam Việt Nam. Trồng nhiều mít nhất cũng là các nước Đông Nam Á, Thái Lan, Philippines, Ấn Độ, Bangladesh và ở Hội nghị về các cây ăn trái chưa được sử dụng hết tiềm năng ở Dhaka, thủ đô Bangladesh năm 1992, mít đã được chọn là cây ăn trái số một cần phải tập trung nghiên cứu để phát triển.

Mít là loại cây ăn quả được biết đến hàng nghìn năm nay, cây mít có quả thơm ngon có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe con người, là loại cây lâu năm nên khi trồng mít một lần cây cho quả đến mấy chục năm sau, đồng thời là loại cây dễ chăm sóc không cần tốn công sức của người trồng. Mít không chỉ để ăn quả khi chín, mà nó còn được áp dụng trong việc chế biến thực phẩm như: Mít sấy khô, làm kẹo, làm nước uống, nấu ăn………… Vì thế nhu cầu sử dụng mít đối với người tiêu dùng là rất cao.

Vài năm trở lại đây, người dân còn trồng rất nhiều để chuyên kinh doanh bởi mít không chỉ có những ưu điểm trên, mà nó còn có năng suất và giá trị kinh tế hơn so với loại quả khác. Để có được năng suất và chất lượng mít tốt nhất người trồng cần áp dụng đúng kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mít dưới đây cũng như các phòng trừ sâu bệnh hại cho cây để có được một vườn mít ưng ý nhất.

Đặc điểm của cây mít công trình

cay mit cong trinh 2
Đặc điểm của cây mít công trình

Đặc điểm hình thái của cây mít

Mít là cây trồng lâu năm có thân dạng gỗ, bộ rễ co và phát triển khá sâu, có chiều cao trung bình từ 7 – 20m. Lá của mít là loại lá đơn, thường mọc đối nhau, phiến lá tương đối dày, dài khoảng 15cm, mặt ở trên có màu xanh đậm hơn bề mặt ở dưới, khi già lá chuyển sang màu nâu vàng. Hoa thuộc loại hoa đơn tính, thường mọc trên những cuống ngắn, trên cùng 1 cây có cả hoa đực và hoa cái. Hoa đực thường không có cánh hoa, thường nhỏ và dài hơn hoa cái, có bao phấn nổi xung quanh về mặt cụm hoa. Hoa cái cũng thường mọc thành cụm, mỗi cụm có nhiều hoa nhỏ, nhụy hoa tách đôi, nổi lên trên bề mặt cụm hoa.

Đặc điểm sinh thái của cây mít

Mít là loài cây ưa bóng thích hợp với điều kiện môi trường mát mẻ, phù với điều kiện khí hậu ở nước ta, có tốc độ sinh trưởng và phát triển nhanh. Mít thường ra trái vào năm thứ 3, tuổi thọ trung bình có thể lên đến hàng chục năm. Cây mít có thể chịu được hạn nhưng khả năng chịu ngập úng rất kém.

Cách trồng và chăm sóc cây Mít công trình

cay mit cong trinh 3
Cách trồng và chăm sóc cây Mít công trình

Thời vụ trồng cây

Cây có thể trồng vào mọi thời điểm trong năm. Nhưng thích hợp nhất vẫn là vào đầu mùa mưa (tháng 5 – tháng 7 dương lịch).

Yêu cầu về đất trồng

Đất trồng bằng phẳng, xẻ rãnh sâu ít nhất từ 30 – 40 cm nhằm mục đích chống úng cho cây. Gốc cây cần đắp thành từng hốc cao và dốc để cây thoát nước tốt, không bị đọng lại nước ở gốc sau những ngày mưa nhiều. Nên làm hốc sâu 40 x 40 x 40 cm, độ dốc cao hơn 7%. Khi trồng cần phải đào hố to hơn bầu đất, dùng dao, kéo rạch đáy túi bầu và cắt bỏ rễ cọc bị xoắn lại, rút bỏ túi bầu ra và dùng đất nén chặt, tránh làm vỡ bầu.

Yêu cầu về dinh dưỡng

– Trước khi trồng cây cần tiến hành bón lót cho cây với mật độ 0.5kg vôi bột + 0.3kg phân lân NPK + 10kg phân chuồng hoặc tro trấu.

– Trong năm đầu tiên trồng cây nên bón với lượng vừa phải: 1,5kg vôi bột + 10kg phân hữu cơ + 0,2kg ure + 0,3kg kali.

– Năm thứ 2: Bón hỗn hợp bao gồm: 1,5kg vôi bột + 10kg phân hữu cơ + 0,4kg ure + 0,7kg DAP + 0,6kg kali.

– Năm thứ 3: Bón hỗn hợp bao gồm: 1,5kg vôi bột + 10kg phân hữu cơ + 0,6kg ure + 0,9kg DAP + 0,9kg kali

– Từ năm thứ 4 trở đi, cây sẽ cho trái nhiều hơn nên sau khi thu hoạch cần phải bón cho cây từ 20 – 30 kg phân chuồng hoai mục + 1 kg vôi bột (chia ra làm 3 lần bón, mỗi lần bón phân cách nhau 10 ngày).

Bón phân định kỳ, tăng năng suất cây trồng

Lưu ý: Khi làm cỏ hay bón phân cho cây, không được cuốc quá sâu tránh làm đứt rễ cây. Nếu không may động vào rễ của cây trong quá trình cho quả rất dễ dẫn tới hiện tượng trái bị nhỏ, dinh dưỡng bị xáo trộn, năng suất sẽ bị giảm, chất lượng quả cũng theo đó mà giảm đi.

Mỗi lần thu hoạch xong, việc kế tiếp sẽ là bón phân và tỉa cành đầy đủ.

Yêu cầu cầu độ ẩm

– Khi trồng cây xong cần phải đậy phủ rơm rạ xung quanh gốc để ngăn chặn cỏ dại mọc, chống xói mòn đất đồng thời giữ ẩm vào mùa mưa. Khi vào mùa khô nên tưới 2 – 3 ngày/ lần. Vào mùa mưa phải có biện pháp ngăn chặn ngập úng, khai thông cống rãnh.

Cắt tỉa cành nhánh

Loại bỏ những cành tăm, cành sát mặt đất, cành tược, mọc không đúng hướng, những cành bị sâu bệnh. Chỉ giữ lại cành cách gốc khoảng 50 cm trở lên, và mọc theo các hướng khác nhau, tạo thành từng tầng, tối đa 5 cành/1 tầng.

Công dụng của cây mít

cay mit cong trinh 5
Công dụng của cây mít

– Múi mít có thành phần dinh dưỡng rất cao, có khá nhiều đường, đạm nhiều chất khoáng cho cơ thể như canxi, lân, khá nhiều vitamin B là những chất cần thiết cho cơ thể.

– Hạt mít chiếm tỷ lệ khá cao (13% so với trọng lượng trái). Trong hạt mít giàu calo, đạm, chất béo và tinh bột nên được nhiều người trộn hạt mít với gạo để nấu cơm hoặc luộc, rang.– Xơ mít có thể dùng làm rau, muối dưa không kém gì cải, cà và một số loại rau khác và ủ chua làm thức ăn cho gia súc.

– Quả mít còn xanh, hạt mít, lá mít, gỗ mít còn làm thuốc trị bệnh

– Mít là loại cây cho gỗ đặc biệt, tâm gỗ màu vàng sáng, gỗ đẹp, cứng, bền, không bị mối mọt phá hại, hệ số co dãn thấp và dễ dàng để cưa, dùng máy và chạm trổ. Nó thường được sử dụng làm đồ đạc trong nhà có chất lượng cao, xây dựng nhà cửa và những nhạc cụ âm nhạc .

– Ngoài ra mít là cây trồng có tác dụng chống xói mòn, tận dụng và khai thác hợp lý tiềm năng đất đai, che chắn gió bão, ảnh hưởng tốt cho môi trường sinh thái. Một vài nơi trồng mít làm cây che bóng cho cà phê và làm trụ cho tiêu leo.

– Sản phẩm chế biến từ mít (Trái non chưa chín có thể chế biến dùng làm thực phẩm, đóng hộp xuất khẩu (Greenjackfruit). Trái chín để ăn tươi, làm nguyên liệu chế biến mít đông lạnh, mít sấy khô, nước uống giải khát.

Phòng bệnh cho cây

cay mit cong trinh 4
Phòng bệnh cho cây

– Bệnh thối gốc, chảy nhựa: Khi thấy xuất hiện hiện tưởng nước dịch rò rỉ ở phần gốc, vết loét vòng quanh gốc cây, thối rễ, bề mặt lớp gỗ ẩm ướt, thâm đen, cần phải có biện pháp chữa trị kịp thời.

– Bệnh thối nhũn: Những cây con được ươm trồng trong vườn, nếu độ ẩm quá cao sẽ làm cho bệnh phát tán nhanh chóng. Bởi vậy, bạn luôn phải khai thông, phát rãy để đảm bảo gốc cây luôn thông thoáng.

Trên đây là những tổng hợp do 350.org.vn gửi đến các bạn. Hi vong rằng với những chia sẻ như trên sẽ giúp các bạn có những kiến thức mới về cây mít và lựa chọn loài cây này cho ngôi nhà của mình. Hãy theo dõi chúng tôi trong những bài viết tiếp theo để khám phá những kiến thức mới các bạn nhé!

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *