Cây khế – Ứng dụng trong công trình

Cây khế công trình là cây có hoa đẹp, với những chùm quả cũng giúp cây tăng thêm vẻ rạng rời. Cây khế công trình được người trồng đưa vào cảnh quan làm cây bóng mát, cây trồng chậu, cắt tỉa tạo dáng làm thành cây bonsai. Cây khế công trình được trồng ở vườn nhà, trang trí cảnh ở quán xá, nhà hàng, khách sạn,…Hãy cùng chúng tôi đến với bài viết dưới đây đê cùng khám phá về loại cây này nhé!

Tổng quan về cây khế công trình

cay khe cong trinh 1
Tổng quan về cây khế công trình

Mô tả

Cây khế thuộc loại thân gỗ nhỏ, cao từ 3 đến 8 m. Đối với thân non thì có màu xanh, có nhiều lông ngắn màu trắng. Đối với thân cây già sẽ có màu nâu đỏ, nhiều đốt sần và ít lông hơn thân non. Cây có rất nhiều cành, cành rất giòn dễ gãy.

– Rễ: Cây khế được trồng bằng hạt hoặc ghép thì có rễ cọc ăn sâu xuống lòng đất khoảng 2 m

– Hoa: Hoa cây Khế mọc thành chùm, chùm hoa dạng chùng xim, mọc ở nách lá hay ngọn cành, mỗi chùng khoảng từ 20 đến 30 hoa nhỏ, có màu đỏ, nhiều lông, dài từ 5 đến 10 cm.

Hoa thuộc lưỡng tính, mẫu 5. Cuống hoa có độ dài 0.3 cm, tiết diện tròn màu đỏ và ít lông. Hoa khế có màu tím với 5 cánh hoa đều và rời. Cánh hoa dài từ 0.5 đến 0.8 cm, rộng 0.3 cm. Mỗi cánh có 2 phần: Phần móng ngắn và phần phiến hình bầu dục có màu hồng tím nhạt ở mặt ngoài, mặt trong có màu đạm hơn với nhiều chấm tím đậm. Thường ra hoa vào tháng 6 kéo dài tới tháng 10, tháng 11.

– Lá: lá bắc và lá bắc con có hình tam giác nhỏ, màu xanh ở hoa non, màu đỏ nhạt ở hoa già. Lá đài có màu đỏ, có gân.

Quả: Quả thường có 5 múi to nhỏ, lúc nhỏ có màu xanh, khi chín chuyển dần sang màu vàng xanh.

Đặc điểm của cây khế công trình

cay khe cong trinh 2
Đặc điểm của cây khế công trình

Đặc điểm hình thái

Chiều cao: Cây khế công trình là cây bóng mát có chiều cao trong cảnh quan khoảng 10-15m.
Hình dáng thân: Cây khế công trình là loại cây thân gỗ nhỏ, đường kính thân khoảng 20-40cm, vỏ có màu nâu đậm.

Hình dáng lá: Cây khê công trình có lá mọc theo kiểu đối nhau trên một cành màu đỏ chứa nhiều lá dài khoảng 10-15cm, lá mỏng, nhỏ có màu xanh.

Hình dáng hoa: Cây khế công trình là cây có hoa với những chùm hoa màu đỏ tím, hoa tí ti với 5 cánh, có lông ngắn. Nhìn những chùm hoa cây khế công trình có cảm giác thoải mái, cảm nhận được vẻ đẹp dịu nhàng, nhẹ nhàng.

Hình dáng quả: Cây khế công trình là loại cây có quả ăn được, cây có rất nhiều quả, quả mọng nước, thái quả khế nhìn bề mặt rất giống một ngôi sao 5 cánh, lúc còn non quả có màu xanh lúc chín chuyển sang màu vàng, ăn có vị chua hoặc ngọt, bên trong có hạt

  1. Đặc điểm sinh trưởng

Tốc độ sinh trưởng: Cây khế công trình có tốc độ sinh trưởng nhanh. Nhưng chú ý, bởi bỗ rễ của nó dễ bị thối khi ngập nước quá lâu nên cần có chế độ thoát nước tốt. Sống được nơi có ánh sáng hoặc bán bóng.

Thời gian ra hoa: Trong năm có nhiều đợt cây khế công trình ra hoa, với những chùm hoa có màu sắc nhè nhẹ lại thoang thoảng mùi thơm.

Thời gian sinh quả: Đi sau những đợt ra hoa là cây khế công trình bắt đầu sinh quả, người trồng có thể thu hoạch khi trái bắt đầu đủ lớn và tùy theo khẩu vị mà thu hoạch lúc quả già hoặc chín.
Phương pháp nhân giống: Cây khế công trình được nhân giống bằng phương pháp chiết cành, ghép cành.

Công dụng của cây khế công trình

cay khe cong trinh 3
Công dụng của cây khế công trình

– Chữa đau đầu: Rễ khế 25 đến 60 g, đậu phụ 130 g, hầm kỹ, uống nước thuốc và ăn đậu phụ, mỗi ngày 1 lần, kéo dài 1 tuần.

– Chữa ho và sưng họng: Khế tươi ăn ngày 2-3 lần, mỗi lần 1 quả liên tục trong 3 đến 5 ngày, có tác dụng tiêu viêm và giảm đau khá tốt.

– Chữa lở miệng: Khế tươi 2-3 quả, giã nát, đổ ngập nước sôi vào đun sôi một lúc, chờ khi thuốc nguội thì ngậm và nuốt dần, ngậm nhiều lần trong ngày.

– Sỏi tiết niệu: Khế tươi 2 đến 5 quả, được rửa sạch và cắt nhỏ, sắc lấy nước uống, thêm chút mật ong, liên tục trong 3 đến 4 tuần.

– Tiểu tiện nóng rít: Khế tươi 2 đến 3 quả, cắt nhỏ và giã nát, hòa với nước lạnh, uống ngày 2 đến 3 lần.

– Bí tiểu: Khế chua 7 quả, mỗi quả chỉ lấy 1/3 phía gần cuống, dùng 3 bát nước, sắc còn 1 bát thì dừng lại chắt ra để uống, đồng thời lấy 1 quả khế và 1 củ tỏi, giã nát rịt vào rốn thì tiểu tiện sẽ thông.

– Da mẩn ngứa, ngứa âm đạo: Đun nước lá khế ngâm và rửa, có tác dụng sát trùng và chống ngứa rất tốt.

– Lá Khế được dùng để chữa mẩn ngứa, sưng đau do dị ứng.

– Quả khế có vị chua ngọt, tính lạnh, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, sinh tân dịch, giải độc, trị phong nhiệt.

– Hoa khế có tác dụng chữa chứng nóng rét qua lại, giải độc thuốc phiện.

– Rễ khế có tác dụng trị đau đầu và khớp xương đau nhức.

Cách trồng và chăm sóc cây khế

cay khe cong trinh 4
Cách trồng và chăm sóc cây khế

Trồng cây khế

Cho đến nay người ta vẫn trồng cây khế bằng hạt, song gần đây phương pháp ghép (ghép mắt, ghép áp, ghép cành) được áp dụng rộng rãi.

So với cách ghép thì cách trồng bằng hạt tương đối dễ hơn, song cây Khế lâu ra quả hơn và chất lượng quả không ổn định vì hạt là kết quả thụ phấn, mà hoa khế tuy thuộc loại lưỡng tính nhưng vẫn có thể thụ phấn chéo tạo ra hạt bị phân ly, sau đó trồng lên cây khác với cây khế mẹ về nhiều phương diện.

Vườn ươm cây khế con cần được chăm sóc chu đáo, giữ luôn đủ ẩm, chống nắng nóng. Hàng tháng cần tưới nước phân pha loãng khi cây đạt chiều cao 50 đến 60cm thì tỉa cành tạo hình để lại mỗi cây 2 đến 3 cành tỏa ra các phía, sau 1 đến 2 tháng đem trồng mới.

Kích thước hố: 0,6×0,6×0,6m. Nếu đất xấu 1,0×1,0×0,8m. Khoảng cách cây 5x6m hoặc 5x5m. Khế ưa bóng râm nên có thể trồng xen trong vườn xoài, mít, nhãn… Chọn đất có nhiều mùn, độ PH khoảng 6-6.5, dễ thoát nước, tơi xốp và nơi có nhiều bóng râm.

Tiến hành trộn đất với phân chuồng hoai mục, phân gà, trùn quế, xơ dừa, than bùn. Nên bón lót vôi bột rồi phơi ải từ 7-10 ngày trước khi trồng cây để xử lí các mầm bệnh có trong đất. Nếu trồng trong chậu cần lưu ý lót xuống đáy hố ít sỏi hoặc đá xuống dưới chậu cây cảnh để dễ thoát nước.

Trồng cây tốt nhất vào mùa xuân hoặc mùa thu. Cây khế thường phát lộc vào mùa xuân, ra hoa vào đầu hạ và kết quả vào cuối thu. Trồng và chăm sóc cây đúng thời vụ, cây sẽ cho hoa vào thời tiết ấm và khô. Tỉ lệ kết quả vì thế mà được tăng lên. Chọn thời vụ thích hợp, cây khế của bạn sẽ cho quả vào đúng vụ thu – là vụ cho quả chín đẹp và thơm ngon nhất.

Cây khế có nhu cầu nước lớn, đặc biệt trong giai đoạn cây nuôi quả và trong thời tiết khô hạn. Cần lưu ý cung cấp đủ nước cho cây nếu không quả sẽ bị rụng nhiều, kém năng suất. Để cho quả to, mọng thì trong quá trình nuôi quả cần bón phân Kali, tro bếp, vôi bột.

Chăm sóc cây khế

Cắt tỉa cây khế sao cho khung tán rộng, cành phân bố đều trong tán không cho nắng rọi vào thân chính. Khi cây lớn, cành quá dày thì nên tỉa bớt cho tán cây thông thoáng: Bỏ bớt cành già, cành mọc chen chúc, cành sâu bệnh, cành yếu… Thời gian cắt tỉa thích hợp là vào sau vụ thu hoạch quả, trước lúc ra hoa.

Cây khế to, thân dễ bị ánh nắng trực xạ làm nứt vỏ cho nên chú ý tạo tán đủ lá che phủ cho thân cây. Kinh nghiệm cho biết nêu chôn xác súc vật dưới tán cây khế cũng tạo cho chất lượng quả tốt hơn.

Trong thời gian cây khế nuôi quả, không nên bón đạm mà nên bón K, tro bếp, vôi bột để cải thiện chất lượng quả. Nếu gần vườn khế ngọt có những cây khế chua thì có thể xảy ra hiện tượng thụ phấn chéo làm cho quả khế ngọt giảm chất lượng.

Mỗi năm sau đợt thu quả (cuối năm) bón cho mỗi gốc 20-30kg phân chuồng. Khi còn nhỏ bón cho mỗi cây 400-500g phân NPK (tỷ lệ là 10:12:7 hay 16:16:8). Cây bắt đầu cho quả có thể bón tăng thêm liều lượng 500-800g/cây (15:15:15). Chú ý tăng cường phân kali.

Với cây khế lớn cho nhiều quả bón 3-4kg phân NPK hỗn hợp/cây, chia ra 3-4 lần trong năm. Cách nhau 3-4 tháng bón một lần.

Nên trồng cây khế ở đâu?

cay khe
Nên trồng cây khế ở đâu

Cây khế công trình có thể trồng trong các tiểu cảnh để trang trí khu vườn. Việc trồng cây khế không những làm cây bóng mát nhanh lớn với tán cây rộng, các bạn có thể giải trí dưới tán cây vào những dịp nghỉ lễ mà không sợ trời nóng.

Trồng cây khế tại sân vườn ngay lối đi vừa có hoa quả để thưởng thức mà lại lấy được bóng mát rất tốt cho mùa hè oi ả. Bạn cũng có thể trồng cây khế trong chậu và đặt trước nhà để làm cảnh. Hoa của cây khế mọc thành chùm có màu đẹp mắt mang lại giá trị tinh thần to lớn cho mọi người, nhất là những người yêu thích trồng cây công trình.

Có thể trồng loài cây này trong khuôn viên của khách sạn, trường học, bệnh viện… để mang lại giá trị thẩm mỹ. Đồng thời, giúp điều hòa bầu không khí trong lành hơn.

Cây khế công trình rất dễ trồng, dễ chăm sóc và dễ sinh trưởng trên mọi loại đất. Vì thế, mọi người có thể trồng cây khế ở bất cứ đâu theo ý muốn. Tuy nhiên, khi mới trồng, các bạn cần chú ý cung cấp đủ nước để cây phát triển được tốt nhất.

Trên đây là những chia sẻ do 350.org.vn gửi đến các bạn. Chúng tôi đã giúp các bạn đã tìm hiểu một cách chi tiết nhất về cây khế công trình. Đây sẽ là một lựa chọn tuyệt vời cho những ai yêu thích trồng cây làm cảnh. Hãy lựa chọn cho mình một cây khế để trồng tại sân vườn nhà mình và hãy theo dõi chúng tôi trong những bài viết tiếp theo để khám phá những kiến thức mới các bạn nhé!

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *