Cây long não – Ứng dụng trong công trình

Nhắc tới cây Long não, người ta hay nghĩ đến những viên chế phẩm thường được cho vào tủ quần áo để đuổi chuột, trị nấm mốc, mối mọt. Tuy nhiên, đây chỉ là một hợp chất tổng hợp mà thôi. Trên thực tế, có một loài thảo dược cùng tên, chế ra các tinh thể và tinh dầu được dùng trong y học để sát trùng, tiêu viêm, chữa một số bệnh ngoài da. Hãy cùng tìm hiểu về đặc điểm, công dụng và cách dùng của loài thảo dược này qua bài viết sau đây.

Tổng quan về cây long não trong công trình

cay longnao 3
Tổng quan về cây long não trong công trình

Long não hay còn gọi là dã hương là một loại cây thân gỗ, lớn và thường xanh, có thể cao tới 20–30 m. Các lá nhẵn và bóng, bề mặt như sáp và có mùi long não khi bị vò nát trong tay. Về mùa xuân nó sinh ra các lá màu xanh lục nhạt với nhiều hoa nhỏ màu trắng. Nó sinh ra các quả màu đen, thuộc loại quả mọng, mọc thành cụm với đường kính khoảng 1 cm.

Cây long não có thân cây chắc khỏe với vỏ cây hơi thô và có các đốm nhạt màu, bị nứt nẻ theo chiều dọc.

Long não có nguồn gốc ở khu vực Đông Á, bao gồm Đài Loan, miền nam Nhật Bản, đông nam Trung Quốc và Đông Dương, tại đây người ta trồng nó để sản xuất dầu long não. Nó cũng được trồng tại khu vực ven bờ biển Đen của khu vực Kavkaz.

Đặc điểm của cây Long não

Long não hay còn gọi là Dã hương là một cây thân gỗ, to lớn, thường xanh. Cây thường cao khoảng 10 – 15 mét, đôi khi cao đến 20 – 30 mét, đường kính thân khoảng hơn 2 mét. Long não phân thành nhiều cành, cành thưa, nhẵn, vỏ cây hơi thô, có nhiều đốm màu, bị nứt nẻ theo chiều dọc của thân cây.

cay long nao 1
Đặc điểm của cây Long não

Lá Dã hương nhẵn, bóng, bề mặt có sáp và có mùi thơm đặc trưng khi vò nát lá. Lá cây có hình bầu dục, mọc so le, mặt trên lá có màu xanh sẫm, mặt dưới lá màu nhạt hơn, cuống lá dài khoảng 2.5 – 3 cm. Gân lá hình lông chim, gân chính nổi rõ ràng, xung quanh có hai gân phụ. Ở gốc lá nơi gân chính là gân phụ gặp nhau có hai tuyến nhỏ bóng.

Hoa Dã hương nhỏ, mọc thành chùy, thường ở ngọn cành. Hoa có màu vàng lục, lưỡng tính, mọc đều. Đế hoa lõm mang bộ nhụy và bao hoa xếp thành từng vòng. Bao hoa gồm 3 lá đài và 3 cánh hoa. Bộ nhụy gồm 3 vòng nhụy hữu và 1 – 2 nhụy lép.

Quả Dã hương có hình cầu, to bằng hạt tiêu đen, bên dưới có cuống nhỏ hình chén. Quả thuộc nhóm quả mọng, mọc thành từng cụm với đường kính quả khoảng 1 cm.

Cây gỗ, cao 10 – 15m. Vỏ thân nứt nẻ, màu xám nâu. Lá mọc so le, phiến dài, đầu lá kéo dài thành một mũi nhọn ngắn, mặt trên xanh sẫm bóng, mặt dưới nhạt, có 3 gân lá tỏa lên từ gốc. Hoa nhỏ, mọc thành chùm ở kẽ, ngắn hơn lá. Quả hình cầu, to bằng hạt tiêu, phía dưới có cuốn nhỏ hình chén.

Tất cả các bộ phận của cây đều mang những tế bào chứa tinh dầu.

Thành phần hóa học

Tinh dầu: Gỗ của cây trưởng thành chứa 4,4% tinh dầu. Thành phần chủ yếu của tinh dầu là camphor (64,1%). Lá cây có chứa 1,3% tinh dầu, trong đó camphor chiếm 81,5%.

Trong công nghiệp, khi cất Long não người ta thu được phần đặc là tinh thể có màu trắng và phần lỏng là tinh dầu Long não.

Phân bố, thu hái, chế biến

cay longnao 4
Phân bố, thu hái, chế biến

Cây Long não có nguồn gốc từ Trung Quốc và Nhật Bản. Hiện nay, cây được trồng rộng rãi ở nhiều nước nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ở Việt Nam, Long não được trồng nhiều ở các tỉnh miền Bắc. Ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Lai Châu còn những cây rất lâu năm, ước tính có cây lên đến 100 năm tuổi.

Bộ phận dùng: Gỗ và lá là nguyên liệu chính để cất tinh thể và tinh dầu .

Tác dụng của cây long não

cay longnao 5
Tác dụng của cây long não

Tác dụng theo Y học cổ truyền

Long não vị cay, tính nóng, có độc.

Tác dụng: Sát trùng, tiêu viêm, giảm đau.

Tác dụng theo Y học hiện đại

Long não não có tác dụng hưng phấn trung khu thần kinh, tăng cường hô hấp và tuần hoàn. Với trung khu thần kinh đang ở trạng thái ức chế thì tác dụng này càng rõ.

Khi bôi vào da, thuốc gây cảm giác mát do thuốc kích thích vào thụ thể cảm giác lạnh và có tác dụng giảm đau, giảm ngứa, gây tê nhẹ.

Thuốc có tác dụng kích thích đường ruột, gây cảm giác ấm áp, dễ chịu đối với bao tử. Liều cao có thể gây buồn nôn, nôn.

Thuốc dễ được hấp thu nhanh qua niêm mạc bất kỳ nơi nào trên cơ thể, kể cả niêm mạc bao tử.

Độc tính của thuốc: Liều 0,5 – 1g có thể gây hoa mắt chóng mặt, đau đầu, cảm giác nóng, gây kích thích, nói sảng. Uống trên 2g có thể dẫn đến vỏ não bị kích thích gây co giật, có thể suy hô hấp và tử vong.

Công dụng thường dùng

Gỗ và lá dùng để cất tinh dầu, cung cấp camphor thiên nhiên. Chất này dùng làm thuốc hồi sức cho tim trong trường hợp cấp cứu và làm thuốc sát khuẩn đường hô hấp. Tinh dầu long não có thể dùng xoa bóp ngoài da chữa vết thương đau, ngứa, sung huyết. Ngoài ra, nó còn dùng để chế dầu cao xoa bóp.

Long não còn dùng trong công nghiệp chế ngà voi nhân tạo, phim ảnh, chất cách điện, dùng chống nấm mốc mối mọt, sản xuất thuốc trừ sâu…

Cây Long não còn làm cây bóng mát, tán rộng, xanh tốt quanh năm, lá có khả năng hấp thu kim loại nặng làm sạch môi trường.

Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc long não

cay longnao 1
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc long não

Trị bụng đau do uế khí thuộc sa chứng

Chương não, Một dược, Minh nhũ hương. Tán bột,uống 0,01g với nướctrà (Chương Não Tán – Trương Sơn Lôi phương).

Trị lở loét do nằm lâu

Long não, Não sa, mỗi thứ 2g. Trường hợp chưa loét, dùng 200ml cồn 75%, chế với thuốc thành Tinctura, bôi. Nếu đã loét, dùng cao mềm Hoàng liên Tố, phối hợp với thuốc bôi ngoài (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).

Trị hậu môn bị thấp chẩn lở ngứa

Long não, Minh phàn đều 2g, Mang tiêu 20g, hòa với nướcsôi 600ml, đợi ấm, ngâm mông vào 10 phút, ngày 2 lần (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).

Trị chàm ở chân thường bội nhiễm hoặc loét

Long não 3g, Đậu hũ 2 miếng, trộn nát, đắp ngoài (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).

Trị sâu răng gây đau nhức

Long não, Chu sa, lượng bằng nhau, tán bột, bôi (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).

Trị trẻ nhỏ bị lở ngứa

Long não, Hoa tiêu, Mè đen, lượng bằng nhau, tán bột, trộn với Vaselin, bôi (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).

Trị giun kim

Long não 1g, Hắc bạch sửu 3g, Binh lang 6g. Tán bột. Trướckhi đi ngủ, lấy 100ml nướcsôi, hòa thuốc, đợi nướcấm 300C, lấy ống tiêm hút thuốc bơm vào hậu môn, liên tục 3-5 lượt. Kết quả tốt (Tào-Mỹ-Hoa – Thượng Hải Trung Y Dược Tạp Chí 1985, 5:34).

Trị đau khớp do bong gân

Dầu Long não, dầu Tùng tiết, trộn đều, bôi chỗ đau (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).

Kiêng kỵ, độc tính và lưu ý khi sử dụng Long não

cay long nao 2
Kiêng kỵ, độc tính và lưu ý khi sử dụng Long não

Kiêng kỵ

Phụ nữ và thai và người khí hư không dùng (theo Trung Dược Học).
Không phải là chân hàn và người thấp nhiệt không được dùng (theo Đông Dược Học Thiết Yếu).

Độc tính

  • Sử dụng 0.5 – 1 g liều uống có thể gây hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, gây kích thích và nói sảng.
  • Uống trên 2 g có thể kích thích vỏ não, gây co giật, suy hô hấp và tử vong.
  • Uống 7 – 15 g và tiêm bắp trên 4 g có thể gây tử vong.
  • Ngộ độc Dã hương nhẹ có thể được cơ thể tự giải độc nhanh và thường không nguy hiểm đến tính mạng. Việc ấp cứu thường là điều trị các triệu chứng và tránh các biến chứng.

Lưu ý khi sử dụng

Long não rất dễ nhầm với chất ở cây Đại bi (Blumea balsamifera). Bột cây Đại bi thường có màu xanh trắng, mùi thơm nhưng hăng hơn Long não (theo (Dược Liệu Việt Nam).
Long não có tính thông khiếu mạnh, chẳng những nóng mà còn bốc, tính chất gần giống với Xạ hương. Người dương khí dễ động, âm khí dễ hao, dùng nhiều Dã hương có thể động dương mà hao âm.

Trên đây là những tổng hợp do 350.org.vn gửi đế các bạn. Long não là vị thuốc được sử dụng phổ biến trong y học cổ truyền để phòng ngừa và điều trị nhiều bệnh lý. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng dược liệu, người bệnh nên trao đổi với thầy thuốc trước khi dùng. Hãy cũng theo dõi chúng tôi trong những bài viết tiếp theo để khám phá những kiến thức mới các bạn nhé!

Related Posts

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *